2.4.3.1 Hệ thống văn bản Nhà nước thường xuyên thay đổi, thậm chí chồng chéo nhau.
sửa dổi, bổ sung gây khó khăn trong khâu thực hiện. Những văn bản quy định thay đổi về phương thức quản lý, về giá hoặc định mức ban hành không đồng thời với thời gian lập kế hoạch, dẫn đến tình trạng phải trỉnh trang khi đã giao kế hoạch, gây tốn kém về thời gian và hiệu quả công việc. Một số văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, trung lặp công việc giữa cơ quan quản lý như khâu xây dựng, tổng hợp kế hoạch, trong khâu quyết toán, cụ thể như: tại Thông tư sô 03/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 26 tháng 3 năm 2009 hướng dẫn Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định cơ cấu của các mục chi phí là: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và dự phòng, nhưng tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 14 tháng 02 năm 2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước có phần cơ cấu quyết toán các mục chi phí thành các mục như: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác và dự phòng,…
2.4.3.2 Công tác quy hoạch còn hạn chế:
Chất lượng công tác quy hoạch, lập kế hoạch còn hạn chế, chưa bám sát với những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra về quy mô đào tạo, nhiệm vụ chính trị. Hệ quả tất yếu của hạn chế trên đó là các nhiệm vụ, công trình đột xuất phải triển khai trong năm chiếm tỷ trọng lớn, đó là việc bố trí vốn thực hiện các dự án chưa đủ thủ tục đối với các dự án thực hiện mục tiêu trọng điểm đầu tư, đó là việc bổ sung vào các danh mục, các dự án mới đã có thủ tục để ghi vào kế hoạch thực hiện năm sau để bổ sung lấp đầy phần vốn ghi cho các dự án không có khả năng thực hiện hoàn thành kế hoạch vốn của năm kế hoạch. Đến nay, Học viện Trung tâm vẫn còn chưa điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới.
2.4.3.3 Công tác lập báo cáo quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án hoàn thành còn chậm.
Lập báo báo quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án hoàn thành để bàn giao đưa vào sử dụng là khâu rất quan trọng, vừa đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, vừa trực tiếp giúp quản lý vốn đầu tư, ngăn ngừa và loại trừ các tiêu cực, thất thoát vốn. Do phần lớn các công trình xây dựng trụ sở của Học viện có quy mô xây dựng cũng tương đối lớn chủ yếu là nhóm B, thời gian xây dựng thường kéo dài và theo quy định tại Thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính thì thời hạn tối đa để chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán đối với dự án nhóm C là 6 tháng và dự án nhóm B là 9 tháng.
Khi thực hiện, các chủ đầu tư trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh gặp nhiều lúng túng nhiều nhất là việc tập hợp hồ sơ và trình tự, thủ tục thực hiện lập báo cáo quyết toán của các chủ đầu tư còn chậm, cụ thể như Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV, chậm hơn 6 tháng và việc thẩm tra phê duyệt quyết toán của cơ quan quản lý quá chậm ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn đầu tư xây dựng, giảm hiệu quả đầu tư, gián tiếp gây thất thoát vốn đầu tư xây dựng.
2.4.3.4 Đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư xây dựng còn thiếu và ngoài công việc chuyên môn còn thường phải kiêm quản lý dự án
Bộ máy quản lý đầu tư xây dựng về số lượng ít và năng lực cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu khối lượng công việc tập trung trong thời gian cuối năm. Phần đông các cán bộ kiêm nhiệm, không được đào tạo chuyên ngành đầy đủ nhưng Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cũng không đào tạo hoặc cử đi đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn chưa đạt hiệu quả cao.
Đến nay chỉ có phòng Quản lý đầu tư xây dựng thuộc Vụ Kế hoạch Tài chính thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh làm công tác chuyên môn và được đào tạo chuyên ngành, còn hầu hết cán bộ thuộc Ban quản lý dự án trong hệ thống Học viện là cán bộ kiêm nhiệm và ít được đào tạo chuyên ngành. Chính vì vậy, khi triển khai công tác đầu tư xây dựng trong cả hệ thống gặp nhiều khó khăn, lúng túng, bỡ ngỡ, đôi khi có sai sót; sự phối hợp giữa chủ đầu tư và chủ quản đầu tư chưa tốt do có thể bận thực hiện các nhiệm vụ chính trị chủ yếu nhưng rõ ràng Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chưa thực sự quan tâm thích đáng đến việc đào tạo, đào tạo lại và tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý đầu tư xây dựng cho đội ngũ cán bộ làm công tác đó.
Chế độ thông tin chỉ đạo từ Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh xuống các chủ đầu tư và chế độ thông tin báo cáo từ các chủ đầu tư lên Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh duy trì không tốt và nhiều khi không thông suốt ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý đầu tư xây dựng.
Một số Ban quản lý dự án chưa quan tâm đầy đủ đên công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, còn có tư tưởng phó thác hết cho các công ty tư vấn được thuê làm nhiệm vụ giám sát đã dẫn đến một số dự án còn để sai sót trong quá trình thi công: thi công chưa đúng quy trình, quy phạm, chưa đúng chủng loại vật liệu thiết kế đã chỉ định…, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
2.4.3.5 Thiếu sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cán bộ lãnh đạo quản lý đầu tư xây dựng
Việc đôn đốc, chỉ đạo của các ngành, các cấp và thực hiện quy định về trình tự đầu tư xây dựng chưa nghiêm, tình trạng nhiều dự án đã phê duyệt thủ tục đầu tư, dự án hoàn thành, bàn giao nhiều năm hoặc đang triển khai nhưng
chưa hoàn thành do vướng mắc không thực hiện được đã ảnh hưởng và làm giải hiệu quả đầu tư.
Ngoài ra việc thực hiện kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, còn thụ động, nhất là giám sát cộng đồng nhiều dự án triển khai chậm dẫn đến tăng vốn, giảm hiệu quả nhưng không báo cáo, chỉ khi dự án cần được phê duyệt điều chỉnh thì mới tiến hành giám sát, đánh giá đầu tư và có báo cáo tương đối cụ thể; tuy nhiên các báo cáo chưa phân tích rõ những nguyên nhân và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan chậm tiến độ và thực hiện dự án khôn phù hợp với nội dung của quyết định đầu tư.
Bên cạnh đó là việc chấp hành chế độ báo cáo định kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng của các đơn vị chưa tốt gây khó khăn cho cơ quan quản lý tổng hợp, báo cáo và tham mưa đề xuất với các cấp lãnh đạo để phục vụ công tác điều hành cũng như công tác giám sát đầu tư xây dựng.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
3.1 Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản từ 2013 đến 2020
3.1.1 Các căn cứ, cơ sở lập quy hoạch, kế hoạch
* Căn cứ mang tính pháp lý
- Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ;
- Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước.
* Căn cứ thực tế nhu cầu cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của các đơn vị trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
- Việc xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản trên cơ sở đề xuất của các đơn vị về nhu cầu xây dựng cơ bản giai đoạn 2013 - 2020.
- Kế hoạch được lập trên cơ sở khả năng huy động nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển.
- Lập kế hoạch trên cơ sở quỹ đất hiện có của đơn vị và khả năng xin cấp đất cho xây dựng của các đơn vị trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
- Kế hoạch trên cơ sở năng lực lập, thực hiện quản lý dự án của các đơn vị trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
3.1.2 Các nguyên tắc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
Việc xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013 - 2020 quán triệt các nguyên tắc dưới đây:
Thứ nhất: Kế hoạch đầu tư xây dựng giai đoạn 2013 - 2020 phải nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu và các định hướng phát triển của Học viện về tổ chức bộ máy, về quy mô đào tạo bồi dưỡng của toàn hệ thống Học viện cũng như từng đơn vị trong hệ thống.
Thứ hai: Xác định rõ mục tiêu và các mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch đầu tư phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Trên cơ sở những đặc điểm, điều kiện thực tế trong từng đơn vị để xác định mục tiêu và sắp xếp thứ tự ưu tiên trong đầu tư nhằm hướng tới thực hiện chính trị mà Đảng và Nhà nước giao trong việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ Lãnh đạo.
Thứ ba: Phải bảo đảm cân đối giữa nhu cầu đầu tư với khả năng bố trí vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2013 - 2020 và khả năng huy động các nguồn vốn nhà nước khác và các nguồn vốn bổ sung nếu có.
Thứ bốn: Kế hoạch đầu tư phải được xây dựng trên cơ sở cơ cấu lại đầu tư từ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung, khắc phục dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Thực hiện nguyên tắc tập trung thống nhất trong việc xác định các mục tiêu, định hướng, chính sách và các cân đối lớn trong đầu tư [22].
Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, cân đối thu chi ngân sách còn nhiều khó khăn, kế hoạch đầu tư giai đoạn 2013 - 2020 cần tập trung vốn cho các dự án thực sự cần thiết như giảng đường, phòng học, nhà ở cho học viên.
Các dự án khởi công mới trong kế hoạch đầu tư 2013 - 2020 phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt, thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước, quyết định phê duyệt dự án và thẩm định nguồn vốn theo đúng quy định của pháp luật. Phải cân nhắc kỹ lưỡng việc bố trí vốn cho các dự án khởi công mới, chỉ bố trí vốn khởi công mới cho các dự án thật sự cấp bách, cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Thứ năm: Việc phân bổ vốn thực hiện theo đúng các quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước. Việc bố trí vốn đảm bảo dự án nhóm C hoàn thành trong 3 năm, nhóm B hoàn thành trong 5 năm.
Thứ sáu: Bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư 2013 - 2020, tạo sự đồng thuận và phát triển bền vững cho toàn hệ thống Học viện.
3.1.3 Quy hoạch, kế hoạch xây dựng cơ bản đến năm 2020 của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Để đồng bộ và phục vụ cho công tác lập xây dựng kế hoạch trung hạn, dài hạn và quản lý quy hoạch có hệ thống, hiệu quả đề nghị:
- Thúc đẩy công tác quy hoạch xây dựng tại các đơn vị thuộc hệ thống Học viện. Cương quyết không chấp nhận đầu tư các hạng mục chưa có trong quy hoạch.
- Đối với đơn vị đã có quy hoạch và quy hoạch vẫn còn phù hợp: Việc đầu tư phải thực hiện theo quy hoạch được duyệt, không đầu tư các hạng mục không có trong quy hoạch, tránh tình trạng đầu tư lộn xộn làm phá vỡ quy hoạch của toàn khu.
Những đơn vị chưa có quy hoạch hoặc quy hoạch không còn phù hợp: Phải tiến hành nghiên cứu lập hoặc điều chỉnh quy hoạch tổng thể, để khi cần đầu tư, không phải mất thời gian xin thoả thuận quy hoạch, để không ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.
Trên cơ sở những căn cứ và nguyên tắc đã nêu trên, kế hoạch xây dựng cơ bản và dự kiến kinh phí đầu tư đến năm 2020 được đề xuất như sau:
Bảng 3.1 Tổng kế hoạch về quy mô XDCB (m2 sàn) của từng đơn vị
TT Tên đơn vị, dự án Số lượng cán bộ Số lượng học viên t. xuyên Tổng quy mô xây dựng (m2 sàn) Tổng vốn đầu tư dự kiến (triệu đồng) 1 Văn phòng Học viện 890 3.656 49.807 498.617 2 Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I 359 2.954 350.000 350.385 3 Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II 330 2.108 20.000 200.220
4 Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III 201 2.063 16.000 160.176 5 Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV 102 768 92.068 914.565 6 Học viện Báo chí và Tuyên Truyền 365 10.424 26.000 260.286 7 Dự án mở rộng Học viện 5,5 ha 58.000 545.400 Tổng 2,247 21.973 611.875 2.929.649
Nguồn: Kế hoạch xây dựng cơ bản đến năm 2020, Vụ Kế hoạch – Tài chính
Ghi chú:
- Số lượng cán bộ sử dụng theo số lượng biên chế trong dự toán ngân sách 2013 - Số lượng học viên thường xuyên được tính toán trên cơ sở tổng số lượng học viên tập trung và 50% số lượng học viên tại chức theo nguồn từ báo cáo tổng kết năm học 2011 – 2012 [25].
- Tổng quy mô xây dựng được dự kiến trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật đặc thù của Học viện. Nguyên tắc ưu tiên: các dự án đã có quyết định đầu tư; các hạng mục cấp thiết đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy như giảng đường, ký túc xá, nhà làm việc…
- Tổng kinh phí được tính trên cơ sở suất vốn đầu tư các công trình xây dựng, có tính đến yếu tố trượt giá (20%).
Biểu 3.2 Chi tiết kế hoạch xây dựng theo hạng mục công trình TT Tên đơn vị, dự án Nhà làm việc Giảng đường Ký túc xá, nhà khách Công trình khác Tổng (m2) 1 Văn phòng Học viện 28.175 21.632 49.807 2 Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I 8.000 27.000 35.000 3 Học viện Chính trị -