Tạm ứng vốn, thanh toán vốn và quyết toán vốn

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 34)

Thời gian qua, cuộc khủng hoảng tài chính quy mô toàn cầu đặc biệt là khủng hoảng nợ công Châu Âu đã có ảnh hưởng không nhỏ đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là bài học đắt giá trong vấn đề chi tiêu công và đầu tư trong lĩnh vực công cho Chính phủ Việt Nam. Chính vì vậy, thời gian tới vốn ngân sách nhà nước rất hạn hẹp, vốn trái phiếu Chính phủ không thể phát hành tăng thêm nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, dư nợ công ở mức cho phép.

Trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, do đặc điểm đa phần các dự án đều thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nên việc triển khai dự án phụ thuộc nhiều vào kế hoạch vốn được bố trí hàng năm. Theo thống kê 6 năm gần đây, vốn bố trí cho đầu tư phát triển toàn hệ thống Học viện chỉ trên dưới 100 tỷ/1 năm.

Số vốn này chỉ đảm bảo cho việc xây dựng mới từ 9.000 m2 đến 12.000 m2 tùy theo cấp công trình. Trong khi đó, theo đề xuất của các đơn vị, trung bình

mỗi năm toàn hệ thống Học viện có nhu cầu xây dựng từ 40.000 m2 – 50.000 m2 sàn. Như vậy, nếu duy trì như hiện nay, vốn bố trí chỉ đáp ứng từ 20-25% nhu cầu xây dựng của hệ thống Học viện.

Việc thiếu nguồn vốn cho đầu tư phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến công tác lập kế hoạch xây dựng cơ bản trung và dài hạn của toàn hệ thống. Nếu chỉ xây dựng kế hoạch trên cơ sở đáp ứng nhu cầu dạy và học của các đơn vị nhưng không có đủ nguồn vốn sẽ dẫn đến kế hoạch đặt ra nhưng thiếu tính khả thi. Mặt khác, nếu chỉ lập kế hoạch xây dựng cơ bản trên cơ sở nguồn vốn có khả năng huy động như hiện nay, tính đến 2020 vốn cho đầu tư phát triển hàng năm chỉ đủ đáp ứng cho việc thực hiện duy nhất dự án xây dựng Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV.

Bên cạnh những khó khăn trong việc huy động nguồn vốn, việc giải ngân vốn thực hiện không tốt cũng là trở ngại lớn cho việc xin tăng thêm vốn cho đầu tư phát triển. Cụ thể, trong năm 2011 vẫn còn một số dự án chưa giải ngân hết vốn và tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm 2012 trên kế hoạch vốn cấp của năm chỉ đạt 7,88% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ giải ngân trung bình trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Trung bình hàng năm trong 3 năm gần đây, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư chỉ đạt khoảng 92 đến 95%. Cụ thể,

Bảng 2.3 Tỷ lệ giải ngân các dự án (2007 - 2012)

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Vốn cấp Giải ngân Tỷ lệ giải ngân

(%)

Ghí chú

2007 68.500 58.546 85,47

2008 80.474 76.738 95,36

2010 114.246 105.894 92,69

2011 82.000 80.601 98,29

2012 90.600 86.300 95,25

Tổng số 503.850 464.720 92,23

Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính

Sẽ là rất vô lý nếu xin tăng vốn năm sau gấp 1,5 - 2 lần năm trước trong khi năm hiện tại còn đang trong tình trạng vốn giải ngân không hết phải hoàn trả lại. Tuy nhiên, việc không được tăng thêm vốn sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc triển khai các dự án xây dựng mới thay thế các công trình đã xuống cấp trong giai đoạn từ nay đến 2020.

* Thẩm tra phê duyệt, quyết toán

Bảng 2.4 Các dự án đƣợc quyết toán (2007 - 2012) Đơn vị: Triệu đồng Năm Tên dự án Tổng MĐT (Chủ đầu tư trình) Tổng MĐT quyết toán Địa điểm 2007 Dự án Nhà làm việc Hiệu bộ - Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I 33.000 32.163 Thành phố Hà Nội 2008 Giảng đường 9 tầng - Học viện Hành chính 37.995 36.782 Thành phố Hà Nội 2009 Dự án Hội trường IV – Văn

phòng Học viện

17.330 17.095 Thành phố Hà Nội 2010 Dự án Nhà Hành chính trung 56.690 53.261 Thành phố Hà Nội

tâm - Học viện Báo chí và Tuyên Truyền

2011 Tăng cường năng lực Viện nghiên cứu Khoa học Hành chính – Học viện Hành chính 1.728 1.720 Thành phố Hà Nội 2012 Dự án Nhà ăn – Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II 11.536 11.293 Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính

2.3.6 Bộ máy và cán bộ quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản

Vụ Kế hoạch Tài chính là đơn vị đầu mối tham mưu cho Giám đốc Học viện về quản lý thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản toàn hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, từ khâu thẩm định và quản lý quy hoạch xây dựng, thẩm định dự án, thông báo vốn cho các dự án hàng năm, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu, kiểm tra và xử lý những phát sinh sai sót trong quá trình thực hiện đầu tư, thẩm định và phê duyệt quyết toán. Cùng với quá trình trên là cấp phát vốn đầu tư cho các dự án theo tiến độ thực hiện. Khi các dự án được triển khai nhiều thì tương ứng với nó là khối lượng công việc nhiều yêu cầu phải có đội ngũ án bộ về số lượng, có chuyên môn tốt. Nhưng thực tế cán bộ của Phòng quản lý đầu tư xây dựng thuộc Vụ Kế hoạch – Tài chính luôn không đủ (hiện tại có 5 cán bộ, 1 phó trưởng phòng phụ trách, 4 chuyên viên), dẫn tới công tác nhiều khi bị ách tắc, chậm trễ.

Về bộ máy phòng xây dựng, phòng quản trị của các đơn vị: Tại các đơn vị như Phòng Xây dựng tại Văn phòng Học viện có 4 người, trong đó có 3 kỹ sư xây dựng, 1 kỹ sư kinh tế. Đối với lực lượng rất mỏng lại quản lý 3 dự án lớn là

Trung quốc; tại Phòng quản trị thuộc Học viện Chính trị khu vực I, II, III, IV đều có dưới 4 người, hầu hết là chỉ có từ 1 đến 2 kỹ sư xây dựng và 2 cán bộ kiêm nhiệm chuyển từ các bộ phận khác sang quản lý. Vì vậy, các cán bộ quản lý đầu tư xây dựng thừa thiếu, vừa kiêm nhiệm làm các việc thuộc phòng quản trị thuộc văn phòng, việc khác,…

Tại các Ban quản lý dự án thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm và không được đào tạo chuyên ngành. Chính vì vậy, khi triển khai công tác đầu tư xây dựng trong cả hệ thống gặp nhiều khó khăn, lúng túng, bỡ ngỡ, đôi khi có sai sót ; sự phối hợp giữa chủ đầu tư và bộ phận tham mưu của cơ quan chủ quản đầu tư chưa được tốt. Chế độ thông tin từ chủ đầu tư lên cơ quan chủ quản đầu tư rất chậm và duy trì không tốt và nhiều khi không thông suốt, hiểu chưa rõ (như các báo cáo, các tờ trình, công văn) và ngược lại thông tin trả lời, giải quyết, duyệt văn bản,…từ cơ quan chủ quản tới các chủ đầu tư chậm làm ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý đầu tư xây dựng trong toàn hệ thống Học viện.

2.4 Đánh giá chung thực trạng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

2.4.1 Những thành tựu đạt đƣợc đƣợc:

Từ năm 2007 đến hết năm 2012, quản lý đầu tư xây dựng tại hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần tác động vào xây dựng sự nghiệp chung của toàn Học viện, cụ thể:

Một là: Cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư xây mới, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có chỗ làm việc cũng như đáp ứng phần nào sự thiếu hụt giảng đường học, nơi ăn chốn ở của học viên, cụ thể: trong các năm đã xây dựng mới các Dự án như: Xây dựng Hội trường IV, Nhà Điều hành Trung Tâm tại

Trung tâm Học viện, Nhà Hiệu Bộ của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, Nhà ăn của Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II, Nhà làm việc Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III, đang hoàn thiện dự án Xây dựng Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV, Nhà hành chính trung tâm của Học viện Báo chí và Tuyên Truyền.

Hai là: Hệ thống Học viện đã xây dựng được rất nhiều công trình có chất lượng tốt, có kỹ mỹ thuật được đánh giá cao, làm tô điểm những nét đẹp tại các đơn vị như: Dự án Nhà Điều hành Trung Tâm tại Trung tâm Học viện; Dự án Nhà hành chính trung tâm tại Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, Dự án Nhà Hiệu Bộ tại Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I,... Những công trình nói trên đã góp phần giải quyết nhu cầu rất bức thiết về chỗ làm việc cho gần 3000 cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống Học viện.

Ba là: Công tác đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đến nay chưa phát hiện có tiêu cực, thất thoát, lãng phí. Đây được đánh gá là thành tích nổi bật của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Trong lĩnh vực thu hút sự quan tâm của xã hội thì thành tích của hệ thống Học viện là rất đáng trân trọng. Nguyên nhân chủ yếu là hệ thống Học viện đã quán triệt từ trên xuống dưới và thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng.

Bốn là: Công tác kiểm tra, hướng dẫn được coi trọng hơn: Trong tất cả các khâu, các phần công tác đều phải thực hiện đúng quy định, tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra ở tất cả các khâu để kịp thời phát hiện, uốn nắn các biểu hiện sai phạm. Hàng năm Học viện tổ chức kiểm tra tổng thể các dự án trong toàn hệ thống Học viện về giám sát đầu tư, về giải ngân vốn, về tiến độ thi

công,…Qua đó tạo điều kiện để điều chỉnh kịp thời và giải quyết các vướng mắc trong các quá trình thực hiện, quyết toán dự án,…

Năm là: Tích cực xây dựng bộ máy quản lý dự án đầu tư từ Văn phòng Học viện đến các đơn vị trực thuộc hệ thống Học viện.

2.4.2 Những hạn chế

2.4.2.1 Công tác quy hoạch đã lỗi thời, chậm chỉnh sửa

Chất lượng một số quy hoạch của các đơn vị chưa cao, độ tin cậy thấp, đã lỗi thời, chậm chỉnh sửa, việc điều chỉnh quy hoạch còn thiếu tính khoa học và còn ảnh hưởng bởi hiện trạng cũ đã xây dựng rồi không phá được nữa. Một số đơn vị tư vấn quy hoạch chưa kiểm tra thực sự kỹ lưỡng nên phải điều chỉnh, chỉnh sửa nhiều lầm mới trình duyệt được cho nên thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành bị kéo dài. Chất lượng công tác quy hoạch còn thấp, thiếu phối hợp trong các bộ phận công việc như quy hoạch đường giao thông trong các đơn vị thiếu kết hợp với quy hoạch hệ thống lưới điện, cấp nước, thoát nước… dẫn đến công việc chồng chéo, phá đi, làm lại gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư và các tài sản khác.

Việc quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt còn hạn chế, chưa chặt chẽ và không thường xuyên. Mặt khác, cũng do sự hiểu biết về quy định của Nhà nước về quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy hoạch của một số chủ đầu tư còn hạn chế nên việc chấp hành về trình tự thủ tục xin cấp phép, giấy phép xây dựng,.. chưa được thực hiện triệt để.

Trong thời gian qua, Học viện đã tập trung chỉ đạo các đơn vị lập và điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Tính đến thời điểm 30/6/2012, Học viện có 06 đơn vị đã thực hiện xong việc lập và điều chỉnh quy hoạch đó là: Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I; Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II; Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III; Học viện

Chính trị - Hành chính khu vực IV; Học viện Hành chính Phân viện Tây Nguyên; Học viện Hành chính Phân viện Thừa Thiên Huế.

Hiện tại có 2 đơn vị đang điều chỉnh lại quy hoạch tổng mặt bằng, đó là: Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Văn phòng Học viện cơ sở Đông Ngạc, Từ Liêm, nhưng chưa có quyết định chính thức [25].

Riêng quy hoạch tổng thể của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cơ sở 135 Nguyễn Phong Sắc - Cầu Giấy - Hà Nội chưa được điều chỉnh. Quy hoạch cũ được duyệt từ năm 1997 tại quyết định số 155/BXD/KTQH hiện đã không còn phù hợp với hạ tầng và cảng quan chung trong và ngoài Học viện. Học viện Hành chính cở sở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chưa từng có quy hoạch.

2.4.2.2 Quản lý tổng mức đầu tư còn yếu kém: Tổng mức đầu tư xây dựng

công trình được cấu thành từ các loại chi phí dự tính của dự án như : chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình, chi phí dự phòng nên việc quản lý tổng mức đầu tư là việc xem xét có kế hoạch, quản lý vốn, quản lý chi phí và qua đó thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng công trình thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Trong thời gian qua, hệ thống Học viện rất quan tâm đến vấn đề này nhưng vẫn chỉ trong tình trạng ban hành các văn bản hướng dẫn chậm, kiểm tra ít đối với các đơn vị thực hiện, cụ thể từ năm 2006 đến nay Học viện mới chỉ ban hành có một Hướng dẫn số 07/HD/HVCT-TC ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về hướng dẫn công tác quản lý đầu tư xây dựng trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm căn cứ và đến nay chưa ban hành được quy chế quản lý đầu tư xây

dựng trong toàn hệ thống học viện từ đó hệ lụy đến chi phí đầu tư, tổng mức đầu tư của các dự án, có dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư 4 lần như dự án Xây dựng Học viện Hành chính – Phân viện Thừa Thiên Huế, dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư 3 lần như Dự án Xây dựng Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV,…

2.4.2.3 Chất lượng lựa chọn nhà thầu và thực hiện hợp đồng thi công xây dựng chưa tốt

Một trong những khâu quan trọng có thể dẫn đến công trình, dự án chậm tiến độ, chất lượng không đảm bảo là bắt nguồn từ nhà thầu không đủ năng lực, kinh nghiệm, yếu kém về tài chính. Hệ quả là sau khi trúng thầu đã có hiện tượng bán thầu hoặc giao lại cho quá nhiều nhà thầu phụ tham gia, dẫn đến công tác quản lý điều hành của chủ đầu tư và nhà thầu chính manh mún, khó kiểm soát và không đáp ứng được tính đồng bộ của công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu không được chú trọng sẽ dẫn đến các điều kiện ràng buộc trách nhiệm giữa chủ đầu tư với các nhà thầu thông qua hợp đồng thi công xây dựng thiếu rõ ràng. Điều này làm cho công tác quản lý tiến độ, chất lượng dự án của chủ đầu tư sau này rất khó khăn. Thời gian qua, nhiều hồ sơ mời thầu còn có dấu hiệu đưa ra tiêu chí làm hạn chế nhà thầu tham gia hoặc hạ thấp hay nâng cao tiêu chí để tạo điều kiện cho một nhà thầu nào đó trúng

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)