L ỜI GIỚI THIỆU
1. Chiến lược sản phẩm
Thị thường Mỹ luôn là một thị trường có sức tiêu thụ lớn và tiềm năng. Để xâm
nhập vào thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt là các doanh nghiệp
Việt Nam đã tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường tại đây. Như đã trình bày ở
trên, kết quả của các cuộc nghiên cứu cho thấy :
Về vật liệu sản phẩm, người Mỹ cũng thích nguyên liệu gỗ cứng, tốt nhất là gỗ của
Bắc Mỹ. Sản phẩm phải hoàn thiện như kiểu dáng, nước sơn, cách trang trí, đánh bóng, độ mịn bề mặt, bản lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở
tiện lợi dễ dàng…
Đối với người tiêu dùng Mỹ, kiểu dáng bên ngoài quan trọng hơn so với chất liệu
sản phẩm. Nước sơn phủ bên ngoài phải thật đẹp và kiểu dáng phải tinh tế và thanh nhã.
Nhà cửa thiết kế hiện đại nên đồ gỗ trang trí nội thất cũng phải mang phong cách đó. Trang trí không nên rườm rà mà chủ yếu là các đường thẳng và các nắm tay cầm to
hình tròn bằng gỗ hoặc bằng đồng. Tất cả đều đi thành bộ với nhau như giường, bàn ghế, tủ áo quần, tủ đựng thuốc, tủ đựng đồ tắm, tủ đựng chăn, tủ trang điểm, khung gương…
Ngoài ra, người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng có đòi hỏi ngày càng đa dạng hơn về sản
phẩm chứ không phải chỉ là các mẫu mã sản phẩm thông thường như hiện nay. Các
sản phẩm đồ gỗ mang phong cách Trung Hoa cổ điển đời nhà Minh, nhà Thanh… hay các sản phẩm đồ gỗ tự lắp ghép lại rất được ưa chuộng, đồ gỗ dùng ngoài trời
cũng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều sức hấp dẫn.
Đặc biệt, nhóm cũng đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về nhu cầu sử dụng sản
phẩm đồ gỗ nội thất theo cách tự lắp ráp. Theo thống kê và phân tích, nhóm có kết
luận như sau :
Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các đáp viên đều thích sử dụng đồ nội thất được
Việt Nam. Tuy nhiên, khi được hỏi về các thương hiệu đồ gỗ nội thất của Việt Nam,
chỉ 25% đáp viên biết đến một số thương hiệu Việt Nam và thương hiệu được biết đến nhiều nhất là Hoàng Anh. Điều này chứng tỏ rằng, nhu cẩu sử dụng đồ gỗ nội
thất, cụ thể là đồ gỗ Việt Nam, của người Mỹ là rất cao, nhưng thương hiệu đồ gỗ
Việt Nam còn khá xa lạ với người tiêu dùng Mỹ.
Cũng qua cuộc khảo sát trên, các đáp viên cho biết, khi lựa chọn đồ gỗ nội thất, họ
quan tâm nhất đến dịch vụ bán hàng. Và hai yếu tố quan trọng tiếp theo là chất lượng sản phẩm và thiết kế của sản phẩm. Đặc biệt, giá là yếu tố thứ tư họ quan tâm đến. Và cuối cùng, thương hiệu là yếu tố ít được chú trọng nhất.
Ngoài ra, bảng câu hỏi khảo sát nhằm thăm dò ý kiến người tiêu dùng về việc sử
dụng đồ gỗ nội thất lắp ráp. Kết quả cho thấy, 75% đáp viên thích lắp ráp đồ gỗ nội
thất. Đây là một tiềm năng rất đáng được khai thác.
Từ kết quả của cuộc khảo sát, ta có thể rút ra được kết luận như sau :Người tiêu dùng Mỹ rất thích sử dụng đồ gỗ nội thất được làm bằng gỗ. Để có thể thành công trong lĩnh vực này, doanh nghiệp cần sở hữu cho riêng mình các sản phẩm có thiết
kế đẹp với chất lượng cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đầu tư mạnh vào dịch vụ hỗ trợ khách hàng cũng như bán hàng. Và một điều may mắn cho các doanh
nghiệp Việt Nam là người tiêu dùng Mỹ ít quan tâm tới giá cả và thương hiệu. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp ít được người tiêu dùng Mỹ biết đến, có thể xâm nhập vào thị trường Mỹ. Đặc biệt, yếu tố
giá cũng ít được chú trọng hơn. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam gặp ít khó khăn và áp lực hơn trong việc định giá sản phẩm đồ gỗ nội thất.
Từ kết luận trên, nhóm đề ra chiến lược sản phẩm cụ thể như sau :
- Nên sử dụng các loại gỗ cứng để sản xuất sản phẩm.
- Các thiết kế sản phẩm phải đẹp, mang phong cách sang trọng. Ngoài ra, nước sơn, độ bóng của phẩm cũng phải được đặc biệt chú trọng.
- Chỉ sản xuất sản phẩm ở cấp độ chi tiết. Các chi tiết này phải có khớp nối để có
thể lắp ráp các chi tiết lại với nhau một cách thuận tiện thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Bên cạnh đó, thị hiếu của người Mỹ là thích các sản phẩm đồng bộ. Do đó, các
sản phẩm khác nhau trong cùng một bộ sản phẩm sau khi được lắp ráp cũng phải
có cùng phong cách thiết kế để có thể tạo thành một bộ sản phẩm hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, vấn đề là ở việc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu
của khách hàng. Doanh nghiệp sản xuất phải có các sản phẩm có kiểu dáng khác nhau nhưng cùng phong cách thiết kế. Do vậy, trước mắt, để thực hiện chiến lược
trên, mỗi doanh nghiệp nên chọn một phong cách đặc trưng riêng biệt với một kích thước chuẩn chung cho tất cả các bộ sản phẩm. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thiết kế nên những bộ sản phẩm khác nhau. Các bộ sản phẩm này chỉ mang tính chất gợi ý cho
khách hàng. Khách hàng có thể chọn lựa theo ý thích của mình.
Ví dụ : Một doanh nghiệp chọn phong cách cổ điển của Trung Quốc. Do đó, tất cả
các chi tiết sản phẩm đều phải theo phong cách cổ điển này. Để tạo nên một cái
bàn, doanh nghiệp nghiên cứu và thiết kế ra được 3 kiểu chân bàn (với ký hiệu mỗi
kiểu chân bàn lần lượt là A, B và C) và 5 kiểu mặt bàn (với ký hiệu mỗi kiểu mặt
bàn là 1, 2, 3, 4 và 5). Từ việc kết hợp chân bàn và mặt bàn (ví dụ như 1A, 2A hoặc 1B, 2B…), khách hàng có thể sở hữu 15 kiểu bàn khác nhau để lựa chọn. Cũng tương tự với việc tạo ra một cái bàn, doanh nghiệp cũng phải sản xuất các chi tiết
nhỏ kết hợp với nhau để tạo nên được một chiếc ghế. Và bước sau cùng là việc kết
hợp các chiếc ghế này với một chiếc bàn để có được bộ bàn ghế hoàn chỉnh theo ý
muốn của khách hàng. Nhờ vậy mà khách hàng có rất nhiều lựa chọn trong việc sở
hữu một bộ sản phẩm theo sở thích của mình. Đây là điểm mới mà các doanh nghiệp tại thị trường Mỹ chưa đáp ứng được.