L ỜI GIỚI THIỆU
2. Phân tích điểm mạnh yếu của đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình ki mc ương
2.4 Chiến lược cơ cấu cạnh tranh của các công ty
Khác với tình trạng hoạt động manh mún, rời rạc trước đây, các doanh nghiệp sản
xuất đồ gỗ đang có xu hướng hợp tác với nhau để giữ vững thị trường, đáp ứng
những đơn hàng lớn từ phía bạn hàng .
Ông Lưu Qúy Ly Chủ Doanh Nghiệp gỗ Thanh Ly nói: “Liên kết giữa các doanh
nghiệp bây giờ đã khá hơn. Đơn hàng lớn ngày một nhiều trong khi các doanh nghiệp nhỏ lại khó có thể đáp ứng được những đơn hàng đó, vì vậy buộc phải liên kết.”
Việc liên kết đã hình thành nhóm Doanh nghiệp gỗ sẽ ký được nhiều hợp đồng lớn
với khách hàng . Với mỗi đơn hàng lớn vượt quá năng lực của doanh nghiệp, họ sẽ
tìm đối tác liên kết để chia sẻ từng công đoạn sản xuất. Nỗ lực này đã tăng cường
khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn, vì vậy uy tín của các doanh nghiệp ngày càng cao.
Ngành gỗ hiện có 2.000 doanh nghiệp chế biến mà hầu hết là những doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Theo Ông Ly, việc hợp tác không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động
nguồn nguyên liệu cho sản xuất mà còn giúp hạ giá gỗ đầu vào do tập trung thay vì
manh mún như hiện nay.
Ông Ly cho biết thêm, do nhận thức được những lợi thế của liên kết nên các doanh nghiệp đang hợp tác theo hướng: các doanh nghiệp nhỏ hơn làm vệ tinh cho các
doanh nghiệp lớn; hình thành các nhóm doanh nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm
và giúp nhau sản xuất, kinh doanh; hoặc tham gia liên doanh.
Hiện tại các doanh nghiệp mạnh, trường vốn thì hình thành tập đoàn chế biến gỗ
xuất khẩu còn chúng tôi những doanh nghiệp nhỏ như Doanh nghiệp Đinh Việt
Quang ; Doanh nghiệp Công Cúc và Cơ sở Anh Đức .v v...còn có nhiều vệ tinh
khác.
Một điển hình về liên kết là Cụm Công nghiệp Gỗ Hố Nai ở tỉnh Đồng Nai. Trong năm đầu mới hình thành cụm , chỉ có 5 doanh nghiệp nhưng tới nay có tới gần 60
doanh nghiệp cùng hợp tác để sản xuất và kinh doanh.
Ông Ly cho hay: “Chúng tôi sẽ liên kết các lâm trường, chủ rừng với các công ty
chế biến gỗ trong nước nhằm giám sát nguồn gốc gỗ, giúp doanh nghiệp sản xuất
chế biến gỗ thấy rõ tiềm năng kinh tế, lợi ích thực sự nếu đạt được các tiêu chuẩn
quản lý rừng bền vững”.
2.5. Vai trò của chính phủ.
Xuất khẩu gỗ đang là một trong những ngành ưu tiên hàng đầu vì thế nhà nước ta có
những chính sách rất tích cực để khuyến khích cho hoạt động xuất khẩu thành phẩm, nhập khẩu nguyên liệu thông qua việc miễn, giảm thuế (hiện nay, tất cả các
mặt hàng gỗ nội ngoại thất xuất khẩu đều được áp dụng mức thuế bằng không).
Chính sách bảo vệ rừng lại càng được nhà nước đặc biệt chú ý với cơ chế quản lý
rừng chặt chẽ, chế tài nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm, công tác trồng rừng
nguyên liệu, đơn cử như việc Chính phủ đã yêu cầu các địa phương rà soát chặt chẽ
nguồn đất các lâm trường quốc doanh đang quản lý để chuyển đổi phần lớn diện tích đang sử dụng kém hiệu quả vào mục tiêu trồng rừng công nghiệp. Thống kê sơ bộ
cho thấy cả nước còn đến 6,1 triệu hecta đất có thể trồng rừng. Trong đó hơn 2,2
triệu ha rừng đã được trồng.
Mới đây nhất, nhà nước đã ban hành chính sách tiền tệ làm tăng giá đồng đô rất
thuận lợi cho việc xuất khẩu.
Tuy hiên, hiện nay, do tình hình lạm phát tăng cao, chính sách thu hẹp tiền tệ đang
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MỸ