Mô hình dị thường độ cao cục bộ thế giớ

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ GNSS VÀ MÔ HÌNH QUASIGEOID ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỘ CAO NHÀ NƯỚC (Trang 56 - 59)

c. Phương pháp hỗn hợp

2.3.1 Mô hình dị thường độ cao cục bộ thế giớ

a) Cộng Hòa Liên Bang Đức

Mô hình Geoid địa phương trên lãnh thổ CHLB Đức được xây dựng năm 2005 có tên gọi GCG05 German Combined Quasigeoid 2005. Mô hình này là sự kết hợp 2 giải pháp độc lập của BKG và Viện Đo Đạc Đại Học Hanover. Mô hình GCG05 có mắt lưới 1.5’ x 1.5’, được xây dựng theo phương pháp kết hợp các trị đo cao bằng GPS, độ cao chuẩn trong hệ thống độ cao quốc gia Đức và các trị đo trọng lực. Mô hình trên có thể dùng để chuyển độ cao từ hệ quy chiếu Ellipsoid ETRS89 về hệ thống độ cao quốc gia Đức (DHHN92) với sai số khoảng ± 2cm. Trên hình hình 2.7 là mô hình Quasigeoid GCG05.

Hình 2.7. Mô hình Quasigeoid Cộng Hòa Liên Bang Đức GCG05

Nhìn vào bản đô Quasigeoid trên có thể thấy rằng, do ảnh hưởng của vùng núi cao phía nam nước Đức, sự biến đổi của Quasigeoid là đáng kể và phức tạp, thể hiện rõ ảnh hưởng của địa hình đến dị thường độ cao.

b) Hy Lạp

thủy chuẩn, mô hình trọng trường toàn cầu, đo cao vệ tinh, mô hình số địa hình 250mx250m vv…để xây dựng mô hình Geoid cho lãnh thổ Hy Lạp. Mô hình này được xây dựng trên Ellipsoid GRS80, xử lý theo phương pháp KTH của Thụy Điển. Theo đánh giá độ chính xác, mô hình có sai số trung phương độ cao Geoid khoảng ± 0.2m.

c) Ba Lan

Ba Lan có diện tích tự nhiên khoảng 37000 km2, mạng lưới độ cao hạng I của Ba Lan gôm 382 tuyến với tổng chiều dài 17516km, được xử lý trong hệ thống độ cao chuẩn Kronstadt. Mạng lưới trọng lực của Ba Lan bao gôm 354 điểm, trong đó có 12 điểm được đo trọng lực tuyệt đối bằng các máy FG5 (Mỹ), JILag – S (Phần Lan), IMGC (Italia), ZZG (Ba Lan). Tại Ba Lan cũng có 10 trạm GNSS thường xuyên trong hệ thống EPN Châu Âu, Ba Lan tiếp giáp với biển Baltic, trên đường bờ biển có một số trạm nghiệm triều nằm trong hệ thống nghiệm triều chung của thế giới. Mục tiêu xây dựng một mô hình Quasigeoid cho lãnh thổ Ba Lan được đặt ra từ năm 1990. Dựa trên sự tổng hợp các số liệu trọng lực, GPS, thủy chuẩn, đo cao vệ tinh, quan sát triều. Viện Trắc địa thiên văn thuộc trung tâm nghiên cứu không gian PAS của Ba Lan đã xử lý số liệu, sử dụng phương pháp FFT và Colocation để xây dựng Quasigeoid GUGik2001. Theo đánh giá, mô hình Quasigeoid của Ba Lan được thể hiện trên hình 2.8 đạt độ chính xác cỡ 10cm.

d) Australia

Theo Kearley và Govind, Geoid thiên văn xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng số liệu của 600 điểm đo thiên văn đã có thể đạt độ chính xác ±6m. Sau đó, năm 1972, Fryer cho ra sản phẩm là Geoid thiên văn với đường đông mức 1m, sử dụng 1200 số liệu thiên văn và trọng lực có độ chính xác cỡ ±3m. Năm 1998, Geoid AUSGEOID93 được công bố bởi Zhang et al đạt độ chính xác ±0.33m trên toàn nước Úc và độ chính xác trên khu vực địa phương từ ±0.04m đến ±0.18m so với GPS/Thủy chuẩn. Độ chính xác trên toàn quốc có được là do kết quả của quá trình chính xác hóa được trình bày ở Zhang & Featherstone (1997) cho AUSGEOID 93 co-geoid. Năm 1998, công trình tính toán lại Geoid thiên văn trắc địa Úc – Heilend et al, là sự chắt lọc lại từ các nghiên cứu trước và kết hợp với mô hình DTM độ phân giải 50x50m so với mô hình 350x350m trước đó. Sự cải tiến mô hình DTM dẫn đến sự thay đổi trên 0.5” cho một số giá trị độ lệch dây dọi. Geoid thiên văn trắc địa của Úc không chỉ được xem xét như một sản phẩm độc lập mà còn được coi như một sản phẩm của quá trình xác định “Geoid Úc 2000” với việc sử dụng mô hình DTM 50 x 50m, 30000 giá trị trọng lực và 700 giá trị độ lệch dây dọi.

e) Nga

Quasigeoid trọng lực của Nga (RGQG-2002) thu được trong năm 2001 là mạng lưới giá trị độ cao Quasigeoid với ellipsoid tham khảo là PZ-90, kích thước mắt lưới có là 5’x5’. Phạm vi tính toán trong giới hạn:

- Vĩ độ từ 40° đến 70°; - Kinh độ từ 26° đến 192°.

Tổng số điểm có giá trị độ cao Geoid là 405216. Giá trị trung bình của độ cao Quasigeoid là -5.46m. Độ cao Quasigeoid thay đổi độ cao từ -48,93 đến 26,89m, độ lệch chuẩn là 17,71m. Các nguôn dữ liệu sau đây đã được sử dụng cho RGQG-2002: Mô hình dị thường EGM-96, giá trị dị thường trọng lực chân không, mắt lưới 5’x5’, giá trị độ cao tại các mắt lưới 5’x5’, các bản đô trọng lực số tỷ lệ 1:1000000 và 1:200000 là nguôn chính của dị thường trọng lực chi tiết.

Để kiểm chứng và đánh giá độ chính xác mô hình Geoid đã sử dụng những nguôn dữ liệu sau: Mô hình dị thường GPM98A (bậc và hạng 1800), độ cao Geoid tại các mắt lưới có trong mô hình EGG97, độ cao Geoid có được từ kết quả đo thủy chuẩn

kết hợp GPS, GLONASS tại các điểm song trùng trong mạng lưới khống chế trắc địa ở Moscow, độ cao mặt biển ở vùng ven điểm của biển Okhotsk có được từ việc sử dụng dữ liệu đo cao vệ tinh GEOSAT, TOPEX/Poseidon ERS-1.

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ GNSS VÀ MÔ HÌNH QUASIGEOID ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỘ CAO NHÀ NƯỚC (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w