Đối chứng kết quả đo

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thiết bị số hóa dữ liệu bề mặt vật thể kiểu tay Robot (LV thạc sĩ) (Trang 79 - 81)

Để xác nhận kết quả đạt được có đúng hay không cần chú ý đến hai vấn đề: - Hình dáng của vật thể có được tái tạo đúng hay không.

- Kích thước của vật thể có thể hiện đúng hay không.

Cũng có thể không cần kiểm tra song song cả hai nội dung trên nếu tăng mật độ điểm kiểm tra trên một biên dạng mà nhận thấy các tọa độ được kiểm tra đều đúng. Về phương pháp kiểm tra ở đây tiến hành theo cách sử dụng một dưỡng mẫu chuẩn có kích thước đã được xác nhận trên một máy đo CMM khác. Căn cứ vào khả năng phát hiện được các kích thước chuẩn của dưỡng khi đo trên máy mà chúng tôi chế tạo để kết luận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Kết quả đo ở vùng gần gốc máy có sai số trung bình là 0.006 (mm). Sai số này cũng biến thiên liên tục giữa hai vùng đo.

Hình 5.14: Đo kiểm độ chính xác của máy với dưỡng mẫu

5.4. Kết luận chương 5

Dựa vào kỹ thuật robot, đề tài đã phát triển và hoàn thiện được thiết bị số hóa biên dạng bề mặt vật thể. Đó là sự hoàn thiện về phần cứng, tự tay viết các phần mềm để giải quyết bài toán dựng hình 3D.

Máy đã tạo ra được các định dạng thuận lợi cho việc điều khiển các máy công cụ như: *.dwg; *.dxf; *.part; *.xyz; hay các file làm cơ sở dữ liệu như *.txt; *.xls. Các phép thử trên dưỡng mẫu cũng cho thấy máy đạt độ chính xác lớn hơn yêu cầu thiết kế và quy luật của sự thay đổi của độ chính xác biến thiên theo tầm với như thế nào. Đây là gợi ý quan trọng nên chú ý trong khi vận hành máy để có kết quả tối ưu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thiết bị số hóa dữ liệu bề mặt vật thể kiểu tay Robot (LV thạc sĩ) (Trang 79 - 81)