Một số nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến đề tà

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thiết bị số hóa dữ liệu bề mặt vật thể kiểu tay Robot (LV thạc sĩ) (Trang 31 - 32)

Ở Việt Nam có các công trình tiêu biểu liên quan đến nội dung của đề tài là:

- Tại viện nghiên cứu công nghệ cao ĐHBK Hà Nội có một đề tài nhánh trọng điểm cấp nhà nước “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo các robot thông minh phục vụ cho các ứng dụng quan trọng” do GS.TSKH Nguyễn Thiện Phúc làm chủ nhiệm, đề tài mã số KC.03.08. Kết quả của đề tài là robot RE-03, robot này có hai bậc tự do và đồ gá có một bậc tự do, tuy nhiên các mô đun chính sử dụng trên robot là đầu đo Linear Gauge LGE-1025 (Mitutoyo) và thước đo cao hiện số Series 192-655 (Mitutoyo) đều là các mô đun tiêu chuẩn của Mitutoyo nhập khẩu nên việc chế tạo thực chất là tổ hợp các mô đun có sẵn phương án này có giá thành cao song đảm bảo độ chính xác cần thiết.

- Tại ĐHBK TP HCM có một nghiên cứu liên quan mang tên “Ứng dụng robot song song trong máy đo tọa độ CMM” của TS Thái Thị Thu Hà, tham khảo tại.

http://elib.tic.edu.vn:8080/dspace/bitstream/123456789/10467/1/16DT-VT.pdf

tuy dùng cho mục đích đo song đây không phải là cấu hình mà chúng tôi muốn lựa chọn để triển khai trong nghiên cứu này.

- Tại viện nghiên cứu Narim (http://www.narime.gov.vn/) thực hiện thành công việc nghiên cứu và chế tạo máy đo CMM kiểu cầu (bridge) với vùng làm việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

600x500x400 (mm). Độ chính xác công bố ở điều kiện đo 200C là (4+L/100) μm với L là chiều dài kích thước đo, việc nghiên cứu có kết quả tốt song cấu hình bridge không phải đối tượng chúng tôi muốn triển khai trong nghiên cứu này, các kỹ thuật thiết kế hai loại máy này khá khác biệt.

- Tại trường ĐH công nghiệp – ĐH Thái Nguyên có một đề tài cấp cơ sở, mang mã số T2014-16. Đây là đề tài mà chúng tôi muốn hướng tới, thiết bị số hóa kiểu tay robot. Nhưng khả năng đo đang dừng lại ở 2D. Do đó hướng phát triển của đề tài mà chúng chọn là nâng cấp máy để đo được các biên dạng 3D.

- Ở Việt Nam có nhiều nhà sản xuất, lắp ráp máy CMM (http://leadervietnam.com)

và rất nhiều nhà thương mại tuy nhiên các đối tượng này không thực hiện các nghiên cứu tương tự nhằm giải mã và nội địa hóa dòng máy PCMM như chúng tôi đề cập ở đề tài này.

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thiết bị số hóa dữ liệu bề mặt vật thể kiểu tay Robot (LV thạc sĩ) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)