So sánh một số chỉ tiêu chất lƣợng KHC sau khi điều chế sử dụng hệ thống túi đỉnh - đỉnh (hiện đang sử dụng) và đỉnh - đáy (túi nghiên cứu). Giá trị các chỉ số đƣợc trình bày dƣới dạng trung bình và độ lệch chuẩn, kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm thống kê bằng hàm Student.
33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU CHẾ KHỐI HỒNG CẦU BẰNG MÁY TÁCH
TỰ ĐỘNG.
3.1.1. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lƣợng MTP trƣớc khi điều chế
Máu toàn phần là nguyên liệu chính để điều chế các chế phần máu, chất lƣợng của MTP phụ thuộc vào kỹ thuật lấy máu, thời gian lấy máu. Nếu thời gian lấy máu kéo dài > 8 phút làm giảm chất lƣợng của chế phẩm khối tiểu cầu và chế phẩm huyết tƣơng do tiểu cầu bị hoạt hóa [4]. Kết quả kiểm tra chất lƣợng máu toàn phần thể tích 350 ml, 450 ml đầu vào đƣợc lấy vào hệ thống túi đỉnh - đỉnh và túi đỉnh - đáy đƣợc thể hiện ở bảng 3.1, bảng 3.2. Đây cũng là dữ liệu quan trọng để kiểm soát hiệu quả điều chế các thành phần máu.
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra chất lƣợng MTP thể tích 350 trƣớc khi điều chế
TT Chỉ số ĐV tính Túi đỉnh - đỉnh (n = 270) Túi đỉnh - đáy (n = 45) p2,1 (X ± SD) (1) Tỷ lệ đạt (X ± SD) (2) Tỷ lệ đạt 1. Thể tích ml/túi 402,18±11,47 100 % 398,18±10,66 100 % > 0,05 2. Hemoglobin g/túi 50,55 ± 4,98 100 % 48,87 ± 5,32 100 % > 0,05 3. SLHC 109/túi 1,76 ± 0,19 - 1,68 ± 0,20 - > 0,05 4. SLBC 109/túi 2,61 ± 0,67 - 2,39 ± 0,47 > 0,05 5 SLTC 109/túi 90,45 ± 21,38 - 87,71 ± 16,48 > 0,05
Kết quả bảng 3.1 cho thấy:
- 100% đơn vi ̣ MTP thể tích 350 ml đƣợc lấy trong hai hệ thống túi có giá trị trung bình thể tích lần lƣợt (402,18 ml; 398,18 ml) và nồng độ Hemoglobin/túi (50,55g/túi; 48,87 g/túi).
34
- Các chỉ số thể tích và tế bào học trong đơn vị máu toàn phần trƣớc khi điều chế không có sự khác biệt giữa hệ thống túi đỉnh - đỉnh và đỉnh - đáy với p > 0,05.
Với đơn vị máu toàn phần thể tích 350 ml, chỉ số chất lƣợng theo quy định của Bộ Y tế [1] bao gồm thể tích túi máu toàn phần phải đạt (400 ml ± 35 ml) và nồng độ Hemoglobin/túi (≥ 35 g/túi), kết quả bảng 3.1 cho thấy chỉ số thể tích và chỉ số Hemoglobin của đơn vị máu toàn phần trƣớc khi điều chế các thành phần máu ở hai hệ thống túi đáp ứng quy đi ̣nh và chất lƣợng nguồn nguyên liệu đầu vào là nhƣ nhau, không có sự khác biệt. Các chỉ số hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong túi máu toàn phần là căn cứ để đánh giá hiệu suất điều chế từng loại chế phẩm máu bằng phƣơng pháp tách lớp bạch - tiểu cầu [17].
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra chất lƣợng MTP trƣớc khi điều chế thể tích 450 ml
TT Chỉ số ĐV tính Túi đỉnh - đỉnh (n = 92) Túi đỉnh - đáy (n = 100) p2,1 (X ± SD) (1) Tỷ lệ đạt (X ± SD) (2) Tỷ lệ đạt 1. Thể tích ml/túi 516,45 ± 8,80 100 % 514,13 ± 14,77 100 % > 0,05 2. Hemoglobin g/túi 67,24 ± 5,24 100 % 68,58 ± 7,21 100 % > 0,05 3. SLHC 109/túi 2,16 ± 0,18 - 2,3 ± 0,27 - > 0,05 4. SLBC 109/túi 3,29 ± 0,59 - 3,08 ± 0,87 > 0,05 5 SLTC 109/túi 106,47 ± 23,40 - 106,27 ± 20,93 > 0,05
Kết quả bảng 3.2 cho thấy:
- 100% đơn vi ̣ MTP thể tích 450 ml đƣợc lấy trong hai hệ thống túi có giá trị trung bình thể tích lần lƣợt (516,45 ml; 514,13 ml) và nồng độ Hemoglobin/túi (67,24 g/túi; 68,58 g/túi).
35
- Các chỉ số thể tích và tế bào học trong đơn vị máu toàn phần trƣớc khi điều chế không có sự khác biệt giữa hệ thống túi đỉnh - đỉnh và đỉnh - đáy với p > 0,05.
Với đơn vị máu toàn phần thể tích 450 ml, chỉ số chất lƣợng theo quy định của Bộ Y tế [1] và tiêu chuẩn châu Âu [17] bao gồm thể tích túi máu toàn phần phải đạt (513 ml ± 45 ml) và nồng độ Hemoglobin /túi (≥ 45 g/túi), kết quả bảng 3.2. cho thấy chỉ số thể tích và chỉ số Hemoglobin của đơn vị máu toàn phần trƣớc khi điều chế các thành phần máu ở hai hệ thống túi đáp ứng các yêu cầu theo quy đi ̣nh và kết quả này cũng thể hiện chất lƣợng nguồn nguyên liệu đầu vào giữa hai hệ thống túi giống nhau, không có sự khác biệt.
3.1.2. Hiệu suất điều chế khối hồng cầu và tỷ lệ loại bỏ bạch cầu trong quá trình điều chế. quá trình điều chế.
Trong quá trình điều chế các thành phần máu c ần quan tâm các yêu cầu chất lƣợng về nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra và hiệu quả điều chế [17], [30]. Khối hồng cầu sau khi điều chế cần thu đƣợc hiê ̣u quả cao (> 85%), loại bỏ bạch cầu ở mức tối đa (> 70%) [1], [12]. Vì nếu còn bạch cầu trong chế phẩm máu ở mức độ cao làm cho đơn vị máu trở thành không an toàn và giảm chất lƣợng do ba ̣ch cầu tiết ra các cytokin nhƣ IL- 1β, IL-6, IL-8 và các yếu tố hoại tử u TNFα. Hơn nữa, bạch cầu giải phóng ra các enzyme nhƣ serotonin, histamin,…gây ra sự phá hủy các protein huyết thanh cũng nhƣ bề mặt tế bào, bằng cách này giảm chất lƣợng chế phẩm máu [8], [29]. Hiệu suất điều chế khối hồng cầu và tỷ lệ loại bỏ bạch cầu trong quá trình điều chế là hai chỉ số quan trọng để đánh giá chất lƣợng toàn bộ quá trình điều chế. Nếu trƣờng hợp hai chỉ số này giảm, ngƣời giám sát kỹ thuật cần kiểm tra xác định nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng do máy móc, thiết bị hay do yếu tố con ngƣời. Để đánh giá hiệu quả điều chế khối hồng cầu thể tích 350 ml trong hai hệ thống túi máu thông qua chỉ số hiệu suất điều chế khối hồng cầu và tỷ lệ loại bỏ bạch cầu trong quá trình điều chế đƣợc thể hiện trong bảng 3.3 và 3.4
36
Bảng 3.3.Kết quả hiệu suất điều chế khối hồng cầu với loại túi máu thể tích 350 ml.
Hệ thống túi n SLHC trong MTP ( X ± SD) (109/túi) (3) SLHC trong KHC (X ± SD) (109/túi) (4) Hiệu suất điều chế (%) (4/3) Tỷ lệ % hồng cầu bị loại bỏ Đỉnh - đỉnh (1) 270 1,76 ± 0,19 1,59 ± 0,18 90,14 9,86 Đỉnh - đáy (2) 45 1,68 ± 0,20 1,46 ± 0,18 87,04 12,96 p2,1 > 0,05 Bảng 3.3. cho thấy:
- Hiệu suất điều chế khối hồng cầu loại túi máu 350 ml ở hai hệ thống túi đỉnh - đỉnh và đỉnh - đáy đạt lần lƣợt là 90,14 % và 87,04%.
- Hiệu suất điều chế khối hồng cầu không có sự khác biệt giữa hệ thống túi đỉnh - đỉnh và đỉnh - đáy với p > 0,05.
Kết quả này cũng cho thấy, hiệu suất điều chế khối hồng cầu loại túi máu thể tích 350 ml tƣơng đƣơng nhau ở hai hệ thống túi đỉnh - đỉnh và đỉnh - đáy. Lƣợng hồng cầu bị mất trong quá trình tách lớp buffy coat tƣơng ứng 10 - 13%. Kết quả này cũng phù hợp với quy định theo tiêu chuẩn châu Âu (2012) [17] hiệu suất đạt 85 - 90%, hồng cầu trong lớp buffy coat 10 - 15%.
Bảng 3.4. Tỷ lệ loại bỏ bạch cầu trong quá trình điều chế loại túi máu 350 ml.
Hệ thống túi n SLBC trong MTP ( X ± SD) (109/túi) (3) SLBC trong KHC (X ± SD) (109/túi) (4) Tỷ lệ (%) BC trong KHC (4/3) Tỷ lệ (%) BC bị loại bỏ Đỉnh - đỉnh (1) 270 2,61 ± 0,67 0,71 ± 0,32 27,22 72,78 Đỉnh - đáy (2) 45 2,39 ± 0,47 0,66 ± 0,33 27,62 72,38 p2,1 > 0,05
37
Bảng 3.4. cho thấy:
- Tỷ lệ % bạch cầu bị loại bỏ trong quá trình điều chế khối hồng cầu loại túi máu 350 ml ở hai hệ thống túi đỉnh - đỉnh và đỉnh - đáy đạt lần lƣợt là 72,78 % và 72,38 %.
- Tỷ lệ % bạch cầu bị loại bỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hệ thống túi đỉnh - đỉnh và đỉnh - đáy với p > 0,05.
Kết quả này cũng cho thấy, bạch cầu bị loại bỏ của túi máu thể tích 350 ml ở hai hệ thống túi đỉnh - đỉnh và đỉnh - đáy là tƣơng đƣơng nhau và phù hợp với quy định của Bộ Y tế (2013) [1] (đạt trên 70%).
Bảng 3.5.Kết quả hiệu suất điều chế khối hồng cầu với loại túi máu thể tích 450 ml.
Hệ thống túi n SLHC trong MTP (X ± SD) (109/túi) (3) SLHC trong KHC ( X ± SD) (109/túi) (4) Hiệu suất điều chế (%) (4/3) Tỷ lệ % hồng cầu bị loại bỏ Đỉnh - đỉnh (1) 92 2,16 ± 0,18 1,91 ± 0,20 88,36 11,64 Đỉnh - đáy (2) 100 2,3 ± 0,27 2,05 ± 0,17 89,22 10,78 p2,1 > 0,05 Bảng 3.5. cho thấy:
- Hiệu suất điều chế khối hồng cầu loại túi máu 450 ml ở hai hệ thống túi đỉnh - đỉnh và đỉnh - đáy đạt lần lƣợt là 88,36 % và 89,22%.
- Hiệu suất điều chế khối hồng cầu không có sự khác biệt có nghĩa thống kê giữa hệ thống túi đỉnh - đỉnh và đỉnh - đáy với p > 0,05.
Kết quả này cũng cho thấy, hiệu suất điều chế khối hồng cầu loại túi máu thể tích 450 ml tƣơng đƣơng nhau ở hai hệ thống túi đỉnh - đỉnh và đỉnh - đáy. Lƣợng hồng cầu bị mất trong quá trình tách lớp buffy coat tƣơng ứng 11 - 12%. Kết quả này cũng phù hợp với quy định theo tiêu chuẩn châu Âu (2012) [17] hiệu suất đạt 85 - 90%, hồng cầu trong lớp buffy coat có tỷ lệ 10 - 15%.
38
Bảng 3.6. Tỷ lệ loại bỏ bạch cầu trong quá trình điều chế loại túi máu 450 ml.
Hệ thống túi n SLBC trong MTP (X ± SD) (109/túi) (3) SLBC trong KHC ( X ± SD) (109/túi) (4) Tỷ lệ (%) BC trong KHC (4/3) Tỷ lệ (%) BC bị loại bỏ Đỉnh - đỉnh (1) 92 3,29 ± 0,59 0,92 ± 0,44 27,66 72,34 Đỉnh - đáy (2) 100 3,08 ± 0,87 0,62 ± 0,55 20,13 79,87 p2,1 < 0,05 Bảng 3.6. cho thấy:
- Tỷ lệ % bạch cầu bị loại bỏ trong quá trình điều chế khối hồng cầu loại túi máu 450 ml ở hai hệ thống túi đỉnh đỉnh và đỉnh - đáy đạt lần lƣợt là 72,44 % và 79,87 %.
- Tỷ lệ % bạch cầu bị loại bỏ có sự khác biệt giữa hệ thống túi đỉnh - đỉnh và đỉnh - đáy với p < 0,05.
Tỷ lệ bạch cầu bị loại bỏ cũng phù hợp với quy định của Bộ Y tế (2013) [1] (đạt trên 70%) và tiêu chuẩn châu Âu (2012) [17] (55 - 70%). Kết quả này cũng cho thấy, trong quá trình điều chế ở hệ thống túi đỉnh - đáy thể tích 450 ml khi thực hiện trên máy tách máu tự động, bạch cầu bị loại bỏ nhiều hơn so với thực hiện bằng tay. Điều này cũng có thể đƣợc giải thích nhƣ sau, khi kẹp ép lớp buffy coat sang túi chuyển khác với kẹp cánh dài đã làm xáo động đến lớp bạch cầu - tiểu cầu nên tỷ lệ loại bỏ bạch cầu đƣợc ít hơn, ngƣợc lại khi thực hiện trên máy tách máu tự động, hồng cầu đƣợc chuyển sang túi chuyển khác, lớp bạch cầu - tiểu cầu đƣợc giữ lại nguyên trong túi máu toàn phần ban
39
đầu, không bị tác động. Do vâ ̣y, không chỉ làm tăng hiê ̣u quả điều chế khối tiểu cầu trong các bƣớc tiếp theo [31], mà còn làm giảm tồn dƣ ba ̣ch cầu , tiểu cầu trong KHC [24].
Kết quả nghiên cƣ́u của chúng tôi cũng tƣơng tự tác giả C Hurtado và cộng sự (2000) [24] khi đánh giá chất lƣợng chế phẩm máu với hệ thống túi máu đỉnh - đáy thể tích 450 ml (hiê ̣u suất điều chế KHC đạt 85 - 87%, tỷ lệ loại bỏ bạch cầu đa ̣t 74%).
Tổng hợp các kết quả bảng 3.3, 3.4, 3.5, 3.6 về hiệu suất điều chế khối hồng cầu và tỷ lệ bạch cầu bị loại bỏ trong quá trình điều chế thực hiện trên máy tách máy tự động với hệ thống túi đỉnh - đáy thể hiện qua hình 3.10.
Hình 3.10. Hiệu quả điều chế khối hồng cầu trên máy tách máu tự động với hệ thống túi đỉnh - đáy.
Hình 3.10 cho thấy:
- Khi thực hiện điều chế trên máy tách máu tự động, hiệu suất điều chế khối hồng cầu và tỷ lệ loại bỏ bạch cầu túi máu thể tích 450 ml lần lƣợt là
40
(89,22% - 79,87%) cao hơn so với loại túi máu thể tích 350 ml (87,04% - 72,38%). Bên cạnh đó cũng cho thấy, túi máu 450 ml có ƣu điểm hơn so với túi máu 350 ml về tỷ lệ hồng cầu bị mất ít hơn và giảm lƣợng bạch cầu tồn dƣ trong khối hồng cầu.
3.1.3. Đánh giá một số thông số đo của đơn vị máu khi thực hiện điều chế trên máy ép máu tự động. chế trên máy ép máu tự động.
Quá trình thực hiện ép tách tự động đơn vị máu toàn phần thành các chế phẩm máu đƣợc kết nối với hệ thống phần mềm, các thông số đo đƣợc hiển thị và kiểm soát trên máy bao gồm thời gian bắt đầu thực hiện ép tách túi máu toàn phần sang các túi chuyển cho đến khi kết thúc; thể tích huyết tƣơng, khối hồng cầu sang các túi chuyển và lớp buffy coat còn lại trong túi máu toàn phần ban đầu.
Bảng 3.7. Kết quả một số thông số đo của đơn vị máu khi thực hiện điều chế bằng hệ thống túi đỉnh - đáy thể tích 350 ml trên máy ép tách máu tự động.
STT Thông số đo ĐV tính Kết quả đo (X ± SD) Min Max 1. Thời gian ép tách 1 đơn vị máu trên máy tự động. giây 75,74 ± 16,4 65 127 2. Thể tích huyết tƣơng tƣơi (PL) ml 181,14 ± 29,15 158 218 3. Thể tích khối hồng cầu (RBC) ml 264,71 ± 41,75 255 345
Kết quả bảng 3.7 cho thấy:
Thời gian thực hiện ép tách một đơn vị máu trên máy tự động trung bình 75,74 (gần 1,3 phút) đối với túi máu thể tích 350 ml. Nhanh nhất 65 giây (1,1 phút) và lâu nhất là 127 giây (2,1 phút).
41
Thể tích thực huyết tƣơng tƣơi sau khi ép tách đạt 181,14 ml đối với túi máu thể tích 350 ml. Với thể tích này, sau khi điều chế cần phải thực hiện ghép và dồn hai túi cùng nhóm máu mới có thể điều chế đƣợc một đơn vị huyết tƣơng tƣơi đạt thể tích quy định 250 ml [1].
Thể tích thực của khối hồng cầu sau khi ép tách đạt 264,71 ml đối với thể tích 350 ml trong giới hạn tiêu chuẩn quy định 60% ± 15% so với túi máu toàn phần ban đầu [1], [3].
Hiện tại, với việc điều chế bằng phƣơng pháp thủ công, kỹ thuật viên kẹp, ép tách và hàn lần lƣợt từng đơn vị, thời gian điều chế trung bình một đơn vị từ 3 đến 3,5 phút. Khi thực hiện trên máy, thời gian điều chế (1,3 - 2 phút) đã giảm một nửa. Ngoài ra, một kỹ thuật viên có thể vận hành nhiều máy trong cùng một thời gian. Điều này đã góp phần giảm nhân lực và tăng năng suất lao động.
Bảng 3.8. Kết quả một số thông số đo của đơn vị máu khi thực hiện điều chế bằng hệ thống túi đỉnh - đáy thể tích 450 ml trên máy ép tách máu tự động.
STT Thông số đo ĐV tính Kết quả đo (X ± SD) Min Max 1. Thời gian ép tách 1 đơn vị máu trên máy tự động. giây 98,62 ± 22,24 74 146 2. Thể tích huyết tƣơng tƣơi (PL) ml 250,88 ± 28,5 208 290 3. Thể tích khối hồng cầu (RBC) ml 324,02 ± 32,24 281 352
42
Thời gian thực hiện ép tách một đơn vị máu trên máy tự động trung bình 98,62 giây (gần 2 phút) đối với túi máu thể tích 450 ml. Nhanh nhất 74 giây (1,23 phút) và lâu nhất là 146 giây (2,43 phút).
Thể tích thực huyết tƣơng tƣơi sau khi ép tách đạt 250,31 ml, đủ một đơn vị huyết tƣơng tƣơi tiêu chuẩn 250 ml [1], [3].
Thể tích thực của khối hồng cầu sau khi ép tách đạt 324,02 ml trong giới hạn tiêu chuẩn quy định 60% ± 15% so với túi máu toàn phần ban đầu [1], [3].
Hiện tại, với việc sử dụng hệ thống túi máu đỉnh - đỉnh để điều chế các thành phần máu trên bàn ép do con ngƣời thực hiện không đo đƣợc một cách chính xác thể tích các chế phẩm máu sau khi điều chế, không có khả năng kết