Trong Luật Bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUYỀN BÌNH ĐẲNG VỚI PHỤ NỮ VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 45 - 46)

Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, Công ước nêu rõ: “Các nước tham gia Công ước phải áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo quyền bảo hiểm xã hội cho phụ nữ, đặc biệt trong các trường hợp về hưu, thất nghiệp, ốm đau, tàn tật, tuổi già; áp dụng chế độ nghỉ đẻ vẫn hưởng lương hoặc hưởng các phúc lợi xã hội tương đương...” (Điều 11) và “đảm bảo cho phụ nữ nông thôn cũng được hưởng trực tiếp các chương trình bảo hiểm xã hội...” (Điều 14). Cụ thể hóa quy định của Công ước, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 ngoài các quy định áp dụng chung cho mọi người lao động đã dành một số quy định riêng cho lao động nữ qua hai chế độ: Bảo hiểm thai sản và hưu trí.

Đối với chế độ trợ cấp thai sản, đây là chế độ bảo hiểm xã hội đặc thù cho lao động nữ thể hiện rõ nét chức năng sinh nở và làm mẹ của đối tượng này. Trợ cấp thai sản chủ yếu được áp dụng cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi, đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản, khi sẩy, nạo, hút thai... (về vấn đề này, có thể tham khảo Mục 2 Luật Bảo hiểm xã hội (từ Điều 27 đến Điều 37) và Nghị định s ố 152/2006/NĐ- CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc).

Đối với chế độ hưu trí, đây là chế độ bảo hiểm dài hạn; là chế độ quan trọng nhất đối với người lao động bởi nó trợ giúp, cân bằng thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi lao động. Trong chế độ này, điều kiện hưởng hưu trí hàng tháng hiện nay được quy định khác nhau giữa lao động nam và lao động nữ. Theo Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội: Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì đủ điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng. Như vậy, lao động nữ được về hưu trước nam năm tuổi. Với quy định này, có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Quan điểm đồng tình cho rằng, quy định về tuổi nghỉ hưu của lao động nữ như trong Luật Bảo hiểm xã hội là phù hợp với sức khỏe, quá trình lão hóa, tâm sinh lý cũng như quan niệm ưu ái phụ nữ đã tồn tại từ lâu trong xã hội. Hơn thế, việc quy định tuổi nghỉ hưu của nữ thấp hơn nam là xuất phát từ chức năng sinh sản và nuôi con và để bù đắp lại sự khó nhọc của phụ nữ bởi họ thường chịu gánh nặng gia đình nhiều hơn nam giới. Lại có quan điểm cho rằng, pháp luật nước ta đang có sự phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ trong việc xác định độ tuổi nghỉ hưu. Thực tế hiện nay cho thấy, tuổi thọ trung bình của nam và nữ là 71,5, riêng nữ là 73 nên quy định lao động nữ nghỉ hưu sớm sẽ dẫn đến thời gian hưởng bảo hiểm xã hội dài, trong khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội

ngắn hơn vừa tạo ra sự không công bằng trong cộng đồng, vừa dẫn đến sự thâm hụt quỹ trong bảo hiểm xã hội.

Về cách tính mức bảo hiểm hưu trí hàng tháng, Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: 15 năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%. Với công thức này đã quy định những quyền lợi mang tính đặc thù hơn đối với phụ nữ do sự khác biệt về giới.

Như vậy, đối chiếu với các quy định trong CEDAW có thể thấy chế độ thai sản, hưu trí đối với lao động nữ theo pháp luật Việt Nam hiện hành không chỉ thực hiện đúng nguyên tắc đã được xác định mà còn có nhiều quy định ưu việt hơn.

Với việc tham gia Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ từ năm 1980, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc ban hành và thực hiện các chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của lao động nữ trên nhiều phương diện: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Với sự ra đời của hai đạo luật: Luật Bình đẳng giới (2006) và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007) là những văn bản pháp lý quan trọng tạo tiền đề cho việc thực thi các hoạt động nhằm bảo vệ lao động nữ trong cơ chế thị trường, là sự cụ thể hóa CEDAW trong điều kiện thực tế của Việt Nam.

Lê Thị Hoài Thu

(Trích Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử

với phụ nữ và sự nội luật hóa trong pháp luật Việt Nam - Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 8/2012)



Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUYỀN BÌNH ĐẲNG VỚI PHỤ NỮ VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Trang 45 - 46)