Giải pháp khác

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy hoạt động và tài chính trong kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long (Trang 56)

Ngoài ra, công ty có thể tận dụng nguồn vốn đi chiếm dụng từ các hợp đồng mua bán hàng hóa để đáp ứng tạm thời nhu cầu vốn trong ngắn hạn.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Trong thời gian qua mặc dù tình hình kinh tế nhiều biến động. Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long đã chịu không ít những ảnh hƣởng từ các cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính thế giới. Bên cạnh đó là những ảnh hƣởng không mấy tốt từ tình hình kinh tế trong nƣớc với sự ảm đạm của thị trƣờng chứng khoán, tỷ giá không ngừng biến động, lãi suất kém ổn định tăng cao và đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của ICL là khá tốt. Tình hình lợi nhuận vẫn tăng nhanh qua các năm, nhƣng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là chƣa cao. Tuy nhiên thu nhập dành cho cổ đông vẫn đảm bảo, khả năng tận dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp khá tốt, nhƣng doanh nghiệp đã sử dụng chi phí biến đổi quá nhiều so với chi phí cố định. Mặc khác doanh nghiệp sử dụng vốn vay quá nhiều nên chi phí trả lãi cao và rủi ro tài chính tiềm ẩn. Trong xu thế cạnh tranh nhƣ hiện nay, doanh nghiệp nào có chiến lƣợc đầu tƣ đúng đắn cả về đòn bẩy hoạt động lẫn đòn bẩy tài chính là bƣớc đầu tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Nhà nƣớc

-Ổn định lãi suất, bình ổn tỷ giá bởi vì điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và ICL nói riêng.

-Cần có nhiều chính sách hỗ trợ nhƣ giảm thuế, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục góp phần giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thuận lợi trong giao dịch đem lại hiệu quả tối ƣu cho các doanh nghiệp.

-Cần thiết lập một hệ thống cung cấp thông tin và liên kết giữa các nhà doanh nghiệp để hỗ trợ lẫn nhau trong tình hình cạnh tranh với các đối thủ lớn mạnh khác trên thị trƣờng thế giới.

6.2.2. Đối với công ty

-Công ty cần bổ sung phòng tài chính bởi vì hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng hoạt động đầu tƣ ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh

vực tài chính. Không những vậy, với những nhân viên tài chính giỏi có thể giúp cho công ty sử dụng các nguồn tài trợ hiệu quả nhất nhƣ vay ngân hàng, phát hành thêm cổ phần hay sử dụng lợi nhuận giữ lại với chi phí thấp nhất.

-Kiểm soát tốt các khâu trong kinh doanh từ đầu vào đến đầu ra. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp đồng thời đáp ứng tối ƣu nhu cầu khách hàng, duy trì khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới.

-Phát huy tinh thần đoàn kết, nâng cao trách nhiệm giữa các nhân viên và các phòng ban để tạo thành một khối đại đoàn kết trong kinh doanh.

-Không ngừng nâng cao trình độ của nhân viên và chính sách trọng dụng hiền tài nhằm đem lại cho công ty những thành viên ƣu tú và một tập thể vững mạnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.S Nguyễn Thúy An, Th.S Trƣơng Thị Thúy Hằng, Th.S Lê Phƣớc Hƣơng, Th.S Nguyễn Thu Nha Trang (2011). Kế toán quản trị, NXB Đại học Cần Thơ. 2. TS Phan Đức Dũng (2009). Phân tích báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp, NXB Thống Kê.

3. TS Nguyễn Minh Kiều (2010). Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống Kê.

4. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005). Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống Kê.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy hoạt động và tài chính trong kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)