KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy hoạt động và tài chính trong kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long (Trang 31)

PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long là một trong những công ty xuất nhập khẩu uy tín hàng đầu của tỉnh Vĩnh Long. Với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là lúa gạo, trong những năm qua tình hình kinh doanh của công ty cũng chịu không ít những biến động theo xu hƣớng chung của thị trƣờng. Điều này thể hiện khá rõ qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

-Giai đoạn 2009-2010 tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 8.005.644.932 đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ 42,06%. Nguyên nhân là do tình hình doanh thu tăng nhanh lên đến 1.381.875.482.003 đồng. Trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.302.219.475.695 đồng với tỷ lệ 72,63%, doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 79.661.444.392 đồng tƣơng đƣơng 1.006,86%. Năm 2010 cùng với sự biến động của lƣơng thực thế giới, Công ty đã nắm bắt thời cơ, dự đoán thị trƣờng lúa mì và nông sản khác cũng sẽ biến động theo nên đã mạnh dạn mở rộng quy mô và đa dạng hóa kinh doanh mặt hàng này. Tổng số lƣợng thực hiện 17.600 tấn (đạt 533% so với năm 2009). Với số lƣợng tăng đáng kể nhƣ trên, mặc dù chỉ thực hiện trong 4 tháng cuối năm đã đem lại doanh thu: 105,692 tỷ đồng và lợi nhuận đạt trên 2 tỷ đồng đã góp phần giữ vững doanh số hoạt động kinh doanh và tăng hiệu quả cho Công ty. Còn lại thu nhập khác giảm với tỷ lệ khá nhỏ 0,36% với số tiền 5.438.084 đồng. Mặc dù lợi nhuận của công ty khá tốt tuy nhiên tốc độ tăng của tổng chi phí (77,16%) lại cao hơn doanh thu (76,67%). Trong đó giá vốn hàng bán tăng 1.303.741.963.084 đồng với tỷ lệ tƣơng ứng là 76,38% cao hơn mức tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Điều này công ty cần có chính sách thỏa thuận với các nhà cung cấp đầu vào với giá cả hợp lí hơn giúp hạ giá thành và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trƣờng, bên cạnh đó là việc điều chỉnh giá bán đẩy mạnh lợi nhuận cho công

ty. Không những vậy, việc điều chỉnh chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng là một trong các vấn đề cần quan tâm bởi vì cả hai loại chi phí này có tốc độ tăng khá nhanh với tỷ lệ là 217,61% ở chi phí bán hàng và 226,65% ở chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với chi phí hoạt động tài chính tuy cũng tăng nhƣng không tác động mạnh mẽ đến tình hình chung của công ty với tỷ lệ 23,35% tƣơng đƣơng số tiền là 10.273.583.703 đồng chỉ có chi phí khác là giảm đƣợc 266.914.250 đồng.

Sang năm 2011, tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty tiếp tục tăng nhanh lên đến 33.533.273.740 đồng tƣơng đƣơng tỷ lệ 124,01% mặc dù tổng doanh thu của công ty giảm 75.259.837.412 đồng do phải gánh chịu tác động của tình hình lạm phát, những bất ổn chính trị tại các nƣớc Châu Phi và Trung Đông...mà Châu Á là tâm điểm nên Việt Nam cũng không thể là ngoại lệ. Để kìm chế lạm phát, buộc chính phủ các nƣớc phải thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất tín dụng nhằm hạ nhiệt thị trƣờng, giảm sức mua, đồng thời việc Philippines cố tình trì hoãn nhập khẩu gạo đã gây áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút. Tuy nhiên, tổng chi phí lại giảm với tốc độ lớn hơn doanh thu với tỷ lệ là 3,81% tƣơng đƣơng số tiền là 119.970.869.065 đồng. Trong đó giá vốn hàng bán giảm đƣợc 122.511.594.780 đồng với tỷ lệ là 4,07%, chi phí bán hàng giảm 454.630.541 đồng với tỷ lệ 1,11%. Điều này cho thấy công ty đã tích cực trong việc điều chỉnh hai loại chi phí này. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác vẫn tăng với tốc độ khá nhanh lần lƣợt là 25,47% và 950,75%. Đây là loại chi phí chủ quan mà công ty có thể điều chỉnh, do đó công ty cần có kế hoạch kiểm soát và cắt giảm các loại chi phí này nhằm tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty trong thời gian sắp tới. Không những hai loại chi phí này cần phải xem xét lại mà cả doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm xuống với tổng số tiền lần lƣợt là 52.452.601.231 đồng với tỷ lệ 1,69%; 22.963.717.191 đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ 26.22%. Nguyên nhân chủ yếu là từ tình hình biến động giá cả đầu ra của công ty, do đó công ty cần có kế hoạch tích cực, chủ động hơn trong việc phòng ngừa rủi ro từ các hợp đồng xuất khẩu nhằm ổn định giá bán và doanh thu của công ty trong thời gian sắp tới. Nhìn chung, tình hình lợi nhuận của công ty đều tăng qua các năm. Tuy nhiên doanh thu và chi phí lại có

xu hƣớng biến động không ổn định qua các năm. Tổng chi phí vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao so với doanh thu. Do đó, công ty cần có chính sách cắt giảm chi phí, ổn định doanh thu nhằm đem đến một hƣớng phát triển ổn định, bền vững cho công ty trong tƣơng lai.

Bảng 1: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ICl

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010

Số tiền % Số tiền %

Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 1.793.000.761.908 3.095.220.237.603 3.042.767.636.372 1.302.219.475.695 72,63 (52.452.601.231) (1,69)

Doanh thu hoạt động tài chính 7.911.863.745 87.573.308.137 64.609.590.946 79.661.444.392 1.006,86 (22.963.717.191) (26,22)

Thu nhập khác 1.527.434.725 1.521.996.641 1.678.477.651 (5.438.084) (0,36) 156.481.010 10,28

Tổng doanh thu 1.802.440.060.378 3.184.315.542.381 3.109.055.704.969 1.381.875.482.003 76,67 (75.259.837.412) (2,36)

Gía vốn hàng bán và dịch vụ 1.706.888.491.782 3.010.630.454.866 2.888.118.860.086 1.303.741.963.084 76,38 (122.511.594.780) (4,07)

Chi phí hoạt động tài chính 43.999.229.278 54.272.812.981 46.028.577.997 10.273.583.703 23,35 (8.244.234.984) (15,19)

Chi phí bán hàng 12.848.654.525 40.809.243.356 40.354.612.815 27.960.588.831 217,61 (454.630.541) (1,11)

Chi phí quản lý doanh nghiệp 13.012.116.151 42.504.183.543 53.331.797.146 29.492.067.392 226,65 10.827.613.603 25,47

Chi phí khác 310.246.194 43.331.944 455.309.581 (266.914.250) (86,03) 411.977.637 950,75

Tổng chi phí 1.777.058.737.930 3.148.260.026.690 3.028.289.157.625 1.371.201.288.760 77,16 (119.970.869.065) (3,81)

Lợi nhuận trƣớc thuế 25.381.322.448 36.055.515.691 80.766.547.344 10.674.193.243 42,06 44.711.031.653 124,01

Thuế thu nhập doanh nghiệp

(25%) 6.345.330.612 9.013.878.923 20.191.636.836 2.668.548.311 42,06 11.177.757.913 124,01

Lợi nhuận sau thuế 19.035.991.836 27.041.636.768 60.574.910.508 8.005.644.932 42,06 33.533.273.740 124,01

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA ICL

4.2.1. Tình hình sử dụng đòn bẩy hoạt động

Hoạt động chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long là hoạt động thƣơng mại nên tình hình sử dụng tài sản có chi phí cố định chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng chi phí của công ty. Chi phí cố định của công ty giai đoạn 2009-2011 chủ yếu là chi phí khấu hao xí nghiệp, máy móc, chi phí lƣơng, các khoản bảo hiểm và một phần chi phí điện nƣớc.

Từ bảng 2 cho thấy tình hình chi phí cố định của công ty đều tăng lên qua các năm. Giai đoạn năm 2009-2010 chi phí cố định tăng đến 212,35% tƣơng đƣơng với số tiền là 48.258.237.048 đồng. Trong giai đoạn này công ty vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, từng bƣớc đổi mới quản lý theo hình thức cổ phần, đƣa doanh nghiệp phát triển theo hƣớng hiện đại với nhiều chính sách mới nhƣ tăng lƣơng, thay đổi cơ cấu nhân sự, thu hút nhân tài, đổi mới trang thiết bị, xây mới văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh, nâng cấp hệ thống máy xay xát - đánh bóng gạo, đầu tƣ mới máy lau bóng, máy tách thóc tại xí nghiệp Cái Cam. Do đó, chi phí cố định giai đoạn này tăng nhanh hơn so với chi phí biến đổi, đƣa tổng chi phí tăng lên 1.365.119.260.846đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ 78,72%.

Sang năm 2011, công ty vẫn tiếp tục chú trọng đầu tƣ trang bị thêm dụng cụ, máy móc thiết bị văn phòng cho các phòng nghiệp vụ, sửa chữa Văn phòng Công ty, cải tạo nâng cấp 2 dây chuyền máy, lắp đặt 1 trạm biến áp, bổ sung cáp nguồn hệ thống dây chuyền máy... tại Xí nghiệp lƣơng thực Cổ Chiên, đầu tƣ xây mới 2 sân bóng đá mini Vĩnh Long, dự án Trung tâm sát hạch xe tại Bình Minh và dự án xí nghiệp tại Xuân Hiệp, Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long, mở rộng nâng cấp dây chuyền sản xuất, tăng thêm các trang thiết bị hiện đại dùng cho quản lý, đặc biệt công ty còn mở rộng các hạng mục đầu tƣ vào công ty trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Trạch (An Giang) nên chi phí cố định của công ty tiếp tục tăng lên 10,86 % đƣa tổng chi phí cố định ở mức 7.711.316.248 đồng, nhƣng tổng chi phí lại giảm 114.384.573.897 đồng do chi phí biến đổi giảm xuống 122.095.890.145 đồng.

Nhìn chung từ năm 2009 đến năm 2011 tình hình sử dụng chi phí cố định của công ty đều tăng. Điều này đồng nghĩa với việc đòn bẩy hoạt động của công ty cũng tăng lên, nhƣng tỷ trọng của chi phí cố định lại không cao chỉ dao động

trong phạm vi 1-3 %/năm do mức khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng trong thời gian dài và hầu nhƣ rất nhiều tài sản của công ty vẫn là tài sản lâu đời nên tổng chi phí cố định của công ty chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí của công ty. Điều này cho thấy mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động đến kết quả kinh doanh của công ty là không cao. Tuy nhiên, tình hình tổng chi phí của công ty lại biến động không ổn định tăng trong giai đoạn 2009- 2010 nhƣng lại giảm trong giai đoạn 2010-2011.

4.2.2. Tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính

Do công ty mới chuyển đổi sang hình thức cổ phần và nhu cầu phát triển cũng nhƣ cạnh tranh trên thị trƣờng đòi hỏi công ty cần có nguồn vốn ổn định. Vì thế trong giai đoạn 2009-2010 công ty vay khá nhiều trong tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó nguồn vốn vay là nguồn vốn dễ tiếp cận nên vốn vay là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp. Qua bảng 3 ta thấy, vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn. Ở năm 2009 tỷ trọng này là 55,92%, năm 2010 tỷ trọng này tăng lên 69,57%. Mặc dù tổng vốn vay ngắn hạn tăng nhanh lên đến 131,29% tƣơng đƣơng với số tiền 263.270.850.000 đồng nhƣng khoản vay dài hạn lại giảm 1.177.261.931 đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 12,95%. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty biến động theo hƣớng tích cực, nhiều hợp đồng kinh tế đƣợc kí kết công ty cần nguồn tiền ngắn hạn để xoay vòng cho các hợp đồng mua hàng hóa của công ty đẩy tổng vốn vay năm 2010 tăng lên 262.093.588.069 đồng (125,03%) so với năm 2009 và chi phí lãi vay tăng nhanh lên đến 6.082.027.914 đồng tƣơng đƣơng tỷ lệ 14,15%.

Sang năm 2011, tổng vốn vay của công ty tiếp tục tăng lên 181.394.652.571 đồng so với năm 2010 tƣơng đƣơng với tỷ lệ 38,45%. Do tình hình kinh tế có nhiều biến động, để giảm thiểu rủi ro do chi phí lãi vay tăng cao nên công ty cắt giảm các khoản vay dài hạn thay vào đó là các khoản vay ngắn hạn tăng đến 189.305.000.000 đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 40,82%. Điều này làm cho tổng chi phí lãi vay năm 2011 giảm so với năm 2010 số tiền 5.586.295.168 đồng tƣơng đƣơng tỷ lệ là 11,39%.

Tóm lại, tổng vốn vay của công ty tăng lên nhanh chóng qua các năm, nhƣng do tình hình kinh doanh của công ty biến động tƣơng đối không ổn định và cơ cấu giữa vốn vay dài hạn và ngắn hạn thay đổi nên chi phí lãi vay cũng

biến động theo. Điều này cũng có nghĩa là việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty thấp nhất là vào năm 2009 với tổng số vốn vay là 209.620.009.360 đồng và cao nhất là vào năm 2011 với số tiền vay là 653.108.250.000 đồng. Với tình hình nợ chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn, cho thấy công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức khá cao điều này sẽ tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của công ty. Việc sử dụng nguồn vốn có chi phí cố định cao không phải hoàn toàn là không tốt, tuy nhiên nó lại là con dao hai lƣỡi làm phát sinh nhiều rủi ro cho doanh nghiệp trong tình hình kinh tế kém ổn định và hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Vấn đề này sẽ đƣợc làm rõ qua những phần tiếp sau.

Bảng 2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG CỦA ICL GIAI ĐOẠN 2009-2011

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch 2010/1009 Chênh lệch 2011/2010

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Tổng chi phí cố định 22.725.447.725 70.983.684.773 78.695.001.021 48.258.237.048 212,35 7.711.316.248 10,86

Tổng chi phí biến đổi 1.711.357.658.255 3.028.218.682.053 2.906.122.791.908 1.316.861.023.798 76,95 (122.095.890.145) (4,03)

Tổng chi phí 1.734.083.105.980 3.099.202.366.826 2.984.817.792.929 1.365.119.260.846 78,72 (114.384.573.897) (3,69)

Tổng chi phí cố định / tổng chi phí 1,31% 2,29% 2,64% - - - -

Tổng chi phí biến đổi / tổng chi phí 98,69% 97,71% 97,36% - - - -

(Nguồn: Phòng Kế toán-tài vụ và tổng hợp)

Bảng 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA ICL GIAI ĐOẠN 2009-2011

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Vay ngắn hạn 200.532.400.000 55,92 463.803.250.000 69,57 653.108.250.000 57,00 263.270.850.000 131,29 189.305.000.000 40,82 Vay dài hạn 9.087.609.360 2,53 7.910.347.429 1,19 - - (1.177.261.931) (12,95) (7.910.347.429) (100,00)

Chi phí lãi vay 42.975.631.950 - 49.057.659.864 - 43.471.364.696 - 6.082.027.914 14,15 (5.586.295.168) (11,39)

Tổng vốn vay 209.620.009.360 58,45 471.713.597.429 70,76 653.108.250.000 57,00 262.093.588.069 125,03 181.394.652.571 38,45

Tổng nguồn vốn 358.611.658.113 100 666.676.402.467 100 1.145.737.666.244 100 308.064.744.354 85,90 479.061.263.777 71,86

4.3. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG VÀ TÀI CHÍNH LÊN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

4.3.1. Tác động của đòn bẩy hoạt động lên hoạt động kinh doanh của ICL

4.3.1.1. Phân tích hòa vốn theo doanh thu

Bảng 4: TÌNH HÌNH HÒA VỐN THEO DOANH THU CỦA ICL 2009-2011

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh thu (S) 1.802.440.060.378 3.184.315.542.381 3.109.055.704.969 Tổng chi phí cố định (F) 22.725.447.725 70.983.684.773 78.695.001.021 Tổng chi phí biến đổi 1.711.357.658.255 3.028.218.682.053 2.906.122.791.908 Doanh thu hòa vốn (S0) 449.716.481.063 1.448.039.699.217 1.205.655.298.524 S-S0 1.352.723.579.315 1.736.275.843.164 1.903.400.406.445 EBIT 68.356.954.398 85.113.175.555 124.237.912.040

DOL=(EBIT+F)/EBIT 1,33 1,83 1,63

(Nguồn: Phòng Kế toán-tài vụ và tổng hợp)

Để đo lƣờng mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động DOL. Khi mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động cao đồng nghĩa với việc doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp cũng lớn theo bởi vì họ phải trang trải mức chi phí cố định cao hơn. Tuy nhiên do mức độ biến động của các khoản mục chi phí cố định và chi phí biến đổi trong cơ cấu chi phí qua mỗi năm không ổn định nên phần nào ảnh hƣởng đến EBIT của ICL và tác động đến DOL. Vì thế, chi phí cố định lớn nhất vào năm 2011 (78.695.001.021 đồng) nhƣng DOL của công ty lại lớn nhất vào năm 2010. Trong trƣờng hợp của ICL năm 2010 là năm có độ bẩy hoạt động cao nhất (DOL = 1,83) so với hai năm 2009 (DOL=1,33) và 2011 (DOL=1,63) nên doanh thu hòa vốn của công ty năm này cũng ở mức cao nhất so với hai năm còn lại với mức doanh thu hòa vốn 1.448.039.699.217 đồng. Cả ba năm EBIT của công ty đều lớn hơn không, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có thể trang trãi các khoản chi phí trong năm nhƣng EBIT lại cao nhất vào năm 2011 mặc dù doanh thu của công ty năm 2011 thấp hơn so với năm 2010 nhƣng do mức chênh lệch giữa doanh thu và doanh thu hòa vốn ở năm 2011 cao nhất nên lợi nhuận năm 2011 là cao nhất trong ba năm qua. Do đó trong ba năm 2009,

2010, 2011 nếu xét trên EBIT thì năm 2011 là năm doanh nghiệp “làm ăn” có hiệu quả nhất khi đặt trong mối quan hệ với nền kinh tế Việt Nam không ngừng biến động đặc biệt là vấn đề tỷ giá không ngừng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc điều chỉnh, lãi suất biến động và tăng cao điều này có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhƣ ICL. Hơn nữa, thị trƣờng gạo chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc nhƣng doanh nghiệp vẫn đứng vững và có thể thu về một khoản lợi nhuận khá cao, điều này minh chứng cho việc sử dụng đòn bẩy hoạt

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy hoạt động và tài chính trong kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)