Nguyên nhân của sự khác biệt

Một phần của tài liệu Điển cố trong thơ lý bạch và trong thơ đỗ phủ (Trang 35 - 37)

3. Cách sử dụng điển cố trong thơ Lý Bạch và trong thơ Đỗ Phủ

3.4. Nguyên nhân của sự khác biệt

Bên cạnh sự tơng đồng, gần gũi, về cơ bản điển cố trong thơ Lý Bạch và thơ Đỗ Phủ vẫn là khác nhau. Và sự khác nhau đó do nhiều nguyên nhân tạo nên. Tựu trung, có hai nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

3.4.1. Nguyên nhân khách quan.

Đấy chính là những yếu tố tồn tại ngoài chủ thể nhng có sự tác động, chi phối ý thức hoạt động, hành vi của chủ thể ở mức độ nhất định. Một trong những biểu hiện của nguyên nhân khách quan là hoàn cảnh sống của nhà thơ (yếu tố thời đại) đã tác động đến quan niệm nghệ thuật và quá trình sáng tác của họ.

Lý Bạch chủ yếu sống dới thời đại đế quốc Đờng đạt tới mức phồn thịnh nhất. Ông sinh ra trong thời đại Khai Nguyên - Thiên Bảo, thời đại thịnh vợng về mặt kinh tế, thống nhất lãnh thổ và chính trị ổn định, đời sống văn hoá vô cùng phong phú (thơ Lý Bạch nở rộ và đạt đến độ chín chủ yếu là ở thời kì này). Còn Đỗ Phủ phần lớn sống trong thời đại nhà Đờng đang chuyển từ thịnh đến suy, giai cấp thống trị sống xa hoa truỵ lạc, chiến tranh An Lộc Sơn nổ ra tàn khốc, nhân dân điêu đứng, đất nớc hoang tàn, kinh tế sa sút thời đại “Nhân yên đoạn tuyệt, thiên lý tiêu điều” (Ngời và khói bếp dứt hẳn, nghìn dặm tiêu điều hoang vu - thơ Đỗ Phủ). Nói tóm lại, những năm tháng sống trong không khí đất nớc thanh bình,thịnh trị của Đỗ Phủ thật ngắn ngủi, phần lớn ông sống vào thời đại loạn ly của xã hội, bão táp của lịch sử.

3.4.2. Nguyên nhân chủ quan.

Đây chính là thành tố tồn tại ngay trong bản thân của mỗi chủ thể và trực tiếp tác động, chi phối, điều chỉnh các hoạt động ý thức của chủ thể. Đối với ngời nghệ sĩ, đó có thể là thành phần xuất thân, cuộc đời, t tởng phong cách sống đến quan điểm sáng tác, khuynh hớng sáng tác và cá tính sáng tạo.

Lý Bạch xuất thân trong một gia đình tơng đối giàu có, bố là một thơng nhân. Bản thân ông nhiều năm sống sung túc, phong lu, ít chịu sự ba động của cuộc đời nh Đỗ Phủ. Lý Bạch có điều kiện đi du lịch và giao du khắp thiên hạ, không có danh thắng nào của đất nớc mà ông không đặt chân tới. Điều này lý giải tại sao các điển có trong thơ ông thờng liên quan đến địa danh.

Đỗ Phủ kém may mắn hơn Lý Bạch, ông sớm mồ côi cha, sống với bà cô từ thuở nhỏ, lớn lên hăm hở xông pha trên con đờng công danh nhng nhiều phen lận đận cay đắng, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, có những lúc tởng chừng nh không vợt qua nổi. Bi kịch xã hội - bi kịch của gia đình tạo nên bi kịch cá nhân. Càng về cuối đời, ngời ta thấy “đó là một Đỗ Phủ đã chín chắn, đau khổ

và gần nh tuyệt vọng trong đời sống ” [18, 98]. Xét về mặt t tởng, t tởng Lý Bạch khá phức tạp, còn nhiều bàn cãi. Song nhiều ý kiến nhất trí cho rằng “Đó là sự pha trộn giữa Nho giáo và Đạo giáo. Lý Bạch chịu ảnh hởng của t tởng Nho giáo trong việc truy cầu lý tởng, còn phong cách, lối sống lại chịu ảnh hởng của Đạo giáo” [10, 69]. Chính sự ảnh hởng của t tởng trên, đặc biệt là Đạo giáo dã tạo cho Lý Bạch một phong cách sống với “tinh thần không phụ thuộc”. Do đó, điển cố trong thơ Lý Bạch có loại thờng nhắc đến các vị tiên, nơi tiên ở hoặc những con ngời giàu cá tính, có bản lĩnh. Trong khi đó Đỗ Phủ lại sinh ra trong một gia đình có truyền thống “Phụng Nho thủ quan” (Thờ đạo Nho và làm quan), ông coi việc giúp vua, giúp nớc nh một lý tởng phấn đấu của cuộc đời. Mặt khác, Đỗ Phủ lại là ngời luôn quan tâm đến chính sự, hăm hở xuất thế. Chính vì thế mà điển cố trong thơ ông nói nhiều đến các bậc vua chúa, tớng quốc, danh sĩ, những ngời hiền tài.

Một yếu tố nữa góp phần tạo nên nguyên nhân khác biệt của việc sử dụng điển cố trong sáng tác của Lý - Đỗ là khuynh hớng sáng tác. Nếu nh Lý Bạch chủ yếu sáng tác theo khuynh hớng lãng mạn thì ngợc lại, hiện thực lại là khuynh h-

Một phần của tài liệu Điển cố trong thơ lý bạch và trong thơ đỗ phủ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w