Nguyên nhân của sự tơng đồng

Một phần của tài liệu Điển cố trong thơ lý bạch và trong thơ đỗ phủ (Trang 34 - 35)

3. Cách sử dụng điển cố trong thơ Lý Bạch và trong thơ Đỗ Phủ

3.3.Nguyên nhân của sự tơng đồng

Trớc hết, chúng ta có thể khẳng định rằng : Lý Bạch cơ bản là một nhà thơ lãng mạn; Đỗ Phủ cơ bản là một nhà thơ hiện thực, nên việc sử dụng điển cố trong sáng tác của mỗi nhà thơ cơ bản là khác nhau. Tuy nhiên, bởi cùng sống trong “bầu không khí” Đờng thi, sáng tác theo phơng pháp cổ điển, chịu sự chi phối của tính quy phạm, tính ớc lệ và cách điệu hoá, đặc biệt là tính sùng cổ và t tởng hoài cổ. (Hoài cổ là một chủ đề lớn của thơ cổ điển : “Dẫu biết rằng tởng vọng dĩ vãng là một cảm xúc phổ biến của con ngời mọi thời, nhng phải thừa

nhận rằng, với thời trung đại, với quan niệm bi quan về lịch sử suy đồi thì hoài cổ mới nổi lên nh một mạch cảm hứng lớn mang đặc trng rõ nét” [6, 101]). Do đó, việc sử dụng điển cố trong thơ Lý - Đỗ với những nét tơng đồng chứng tỏ các nhà thơ muốn khắc hoạ một cảm xúc nhân tính phổ quát của con ngời trong tình huống loại hình.

Bên cạnh đó, hai nhà thơ nổi tiếng này tuy có những nét cá tính khác nhau, sống trong những thời điểm xã hội khác nhau, (một ngời chủ yếu sống trong cảnh xã hội thái bình, thịnh trị, ngời kia chủ yếu sống vào thời kì nhà Đờng bớc dần sang chỗ suy vong, loạn ly), nhng đều là những ngời “u thời mẫn thế ”, sống không tách rời khỏi nhân dân mình, thời đại mình, cũng khinh ghét bọn tham tàn, bạo ngợc. Cả hai đều tự hào và tin tởng vào tài năng của mình và mong muốn đa cái tài đó phụng sự đất nớc, phụng sự nhân dân, “đem tài năng trí tuệ giúp vua để cho thiên hạ yên ổn, bốn biển thái bình” (Lý Bạch), “Giúp vua vợt Nghiêu Thuấn, dựng lại phong tục thuần” (Đỗ Phủ).

Sự gặp gỡ ấy đã khiến cho hai nhà thơ vĩ đại này trở thành đôi bạn vong niên (Lý hơn Đỗ 11tuổi), tri âm, tri kỷ đồng thời cũng làm nên sự tơng đồng ít nhiều trong quan niệm sáng tạo và t duy nghệ thuật. Mặc dù Lý Bạch là nhà thơ luôn luôn chủ trơng lời thơ phải tự nhiên “Nớc trong sẽ nở hoa sen - Thiên nhiên là đẹp chớ nên vẽ vời” nhng hẳn ông sẽ đồng tình với Đỗ Phủ rằng “Làm ngời tính thích câu văn đẹp - Đọc chẳng kinh ngời chẳng chịu thôi”.

Tất cả những điều đó góp phần tạo nên sự tơng đồng trong cách sử dụng điển cố trong thơ Lý Bạch và thơ Đỗ Phủ.

Với Đỗ Phủ, dẫu cuộc đời ông là một tấn bi kịch lớn, ông lại sống chủ yếu trong thời kì nhà Đờng trên đà suy vong song những năm tháng đầu cuộc đời, nhà thơ đã từng có một cuộc sống khá yên ổn, cho nên sáng tác thời kì đầu của ông có những biểu hiện gần gũi với Lý Bạch, trong đó có việc sử dụng điển cố.

Một phần của tài liệu Điển cố trong thơ lý bạch và trong thơ đỗ phủ (Trang 34 - 35)