Công ty nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ truyền thông truyền hình thông qua bốn hình thức sau:
Bảng 5: Cơ cấu hình thức nhập khẩu
Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm 2005 2006 2007 2008 Giá trị NK Tỉ trọng (%) Giá trị NK Tỉ trọng (%) Giá trị NK Tỉ trọng (%) Giá trị NK Tỉ trọng (%) NK trực tiếp 3,542 40,32 3,946 54,52% 4,783 51,92% 6,251 69,15% NK ủy thác 1,652 18,80 1,674 23,13% 1,254 13,61% 1,042 11,53% NK đối lưu 0,765 8,71 0,576 7,96% 0,974 10,57% 0,724 8,00% NK gia công 2,826 32,17 1,042 14,39% 2,202 23,90% 1,023 11,32% Tổng 8,785 100 7,238 100 9,213 100 9,040 100
Nguồn: Báo cáo của công ty CTC
Đặc điểm của bốn hình thức nhập khẩu trên:
- Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động độc lập của công ty, khi tiến hành nhập khẩu theo phương thức này doanh nghiệp phải tự mình nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tính toán chi phí, đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có lợi nhuận. Độ rủi ro của hoạt động nhập khẩu này thường cao hơn các hoạt động nhập khẩu khác nhưng lợi nhuận lại cao hơn.
- Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu phải thông qua trung gian. Bên trung gian nhận sự uỷ thác của doanh nghiệp tiến hành giao dịch, đàm phán với đối tác nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác. Việc sử dụng
trung gian giúp cho doanh nghiệp giảm được mức độ rủi ro do những người trung gian thường hiểu biết về thị trường, pháp luật và tập quán địa phương. Do đó, họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán tránh bớt rủi ro cho người uỷ thác. Mặt khác, các nhà trung gian thường có cơ sở vật chất nhất định nên khi sử dụng họ, người uỷ thác đó phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên, khi sử dụng doanh nghiệp uỷ thác, họ bị chia rẽ lợi nhuận, mất sự liên lạc trực tiếp với thị trường.
- Nhập khẩu đối lưu là phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá trong đó nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu. Thanh toán không bằng tiền mặt mà dùng hàng hoá có giá trị tương đương để trao đổi hay còn gọi nhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng. Người nhập khẩu cùng một lúc thu lãi từ hai hoạt động: nhập khẩu và xuất khẩu; điều này làm lợi cho cả hai bên mua - bán.
- Nhập khẩu gia công là hình thức nhập khẩu trong đó bên nhập khẩu nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao. Đối với hình thức này, cả hai bên cùng có lợi: bên đặt gia công giúp họ tận dụng được nguyên liệu và gia công rẻ của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia công giúp tạo công ăn việc làm trong nước, tiếp nhận được thiết bị công nghệ mới.
Bảng 5 cho thấy công ty chủ yếu nhập khẩu theo hình thức trực tiếp (chiếm tỉ trọng khoảng 40% - 70%) và gia công (chiếm tỉ trọng khoảng 11% - 33%) vì tuy độ rủi ro của hai hình thức này lớn hơn hai hình thức còn lại nhưng khả năng thu được lợi nhuận lại cao hơn. Hình thức nhập khẩu trực tiếp không chỉ giúp công ty tiết kiệm chi phí giao dịch trung gian mà còn tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác. Hiện nay, trình độ gia công tại xưởng sản xuất của công ty đã ngày càng được nâng cao do công ty đã rất chú trọng đến việc nâng cao tay nghề cũng như đời sống vật chất và tinh thần của công nhân nên việc công ty nhập khẩu các linh kiện và lắp ráp hoàn chỉnh tại xưởng đã trở nên dễ dàng hơn. Tùy từng trường hợp mà công ty có thể áp dụng các hình thức nhập khẩu khác nhau nhưng nhìn chung, việc
áp dụng hình thức nhập khẩu ở công ty CTC đã được sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả.
2.3 Các biện pháp mà công ty đã thực hiện để hoàn thiện hoạt động nhập khẩu