Công ty chủ yếu nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị từ những nước có trình độ công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong khu vực như: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore.
Bảng 3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hoá Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm 2005 2006 2007 2008 Giá trị NK Tỉ trọng (%) Giá trị NK Tỉ trọng (%) Giá trị NK Tỉ trọng (%) Giá trị NK Tỉ trọng (%) Trung Quốc 2,082 23,70 0,514 7,11 0,885 9,61 0,727 8,04 Đài Loan 2,769 31,52 2,863 39,56 3,213 34,87 2,980 32,96 Hàn Quốc 1,972 22,45 1,882 26,00 1,768 19,19 1,970 21,80 Nhật Bản 1,355 15,42 1,452 20,05 2,532 27,48 2,546 28,16 Singapore 0,564 6,42 0,435 6,01 0,647 7,02 0,754 8,34 TT khác 0,043 0,49 0,092 1,27 0,168 1,83 0,063 0,70 Tổng 8,785 100 7,238 100 9,213 100 9,040 100
Nguồn: Báo cáo của công ty CTC
Bảng số liệu 3 cho thấy thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty là thị trường Đài Loan ( chiếm 32% - 40%), tiếp đó là các thị trường Hàn Quốc (khoảng 20% - 26%), Nhật Bản (khoảng 15% - 28%), Trung Quốc (khoảng 7% - 23%) và Singapore (khoảng 6% - 8%). Việc nhập siêu từ các nước châu Á, đặc biệt là thị trường Đài Loan, là rất cao và có thể giải thích là do chất lượng, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam chưa cao bằng các doanh nghiệp nước ngoài.
Với các lợi thế vận tải do khoảng cách địa lý, giá cả, tính phù hợp… nên đa số nguyên phụ liệu, vật tư phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu của Việt Nam đều nhập khẩu chủ yếu từ các nước châu Á.
Một yếu tố để giải thích nhập siêu cao là do chưa có nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn thiết lập cơ sở sản xuất cho khu vực châu Á- Thái Bình Dương tại Việt Nam. Trong khi đó, các nước thuộc ASEAN đã thu hút được nhiều tập đoàn đa quốc gia đặt cơ sở sản xuất của khu vực tại nước mình.
Riêng với Trung Quốc thì việc Việt Nam để thâm hụt thương mại cao còn có thể giải thích ở một số yếu tố như: Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn máy móc,
thiết bị từ nước này cho các chương trình hợp tác trọng điểm và các dự án hợp tác sử dụng tín dụng ưu đãi của Trung Quốc hoặc các dự án phía Trung Quốc trúng thầu đang triển khai.
Một điều đáng nói nữa là trong khuôn khổ ACFTA, từ ngày 01/07/2005 triển khai thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan đối với Danh mục hàng hoá thông thường gồm hơn 7.000 sản phẩm. Do rất nhiều nhóm hàng thuộc danh mục này là những nhóm hàng công nghiệp, trong đó có các sản phẩm thuộc lĩnh vực truyền thông truyền hình mà Trung Quốc có thế mạnh, nên việc giảm thuế khiến hàng của Trung Quốc có cơ hội tiêu thụ tại Việt Nam nhiều hơn.
Đối với một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nhập khẩu, việc nghiên cứu thị trường đóng vai trò rất quan trọng. Thị trường nhập khẩu vừa có thể tạo ra cơ hội thuận lợi, vừa có thể tạo ra cả những sức ép và đe doạ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu và khả năng tiêu dùng nội địa và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực; qua đó, doanh nghiệp có thể xác định được mặt hàng phù hợp. Sau đó, doanh nghiệp cần cẩn thận và kĩ lưỡng trong việc lựa chọn thị trường nhập khẩu để lên phương án kinh doanh với đối tác. Nắm bắt được những điều đó, công ty CTC đã tìm đến các nhà cung ứng chủ yếu là các nước có trình độ công nghệ - kỹ thuật tiên tiến trong khu vực, nhất là trong lĩnh vực truyền thông truyền hình, để có thể:
- Tận dụng , học hỏi các kinh nghiệm sản xuất, chế tạo, gia công các linh kiện, sản phẩm truyền thông truyền hình;
- Tận dụng ưu thế về khoảng cách địa lý: làm giảm giá thành sản phẩm khi vào nội địa do giảm được chi phí vận chuyển và giảm thiểu thời gian chờ đợi hàng hoá; - Các thị trường trong khu vực thường có những đặc điểm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và khả năng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước;
- Ngoài ra, công ty còn định hướng sẽ mở rộng thị trường nhập khẩu sang các nước Mỹ và châu Âu, nhằm đa dạng hoá nguồn cung ứng, khai thác các lợi thế mới mà các nước này có thể mang lại; tạo cơ sở cho việc thiết lập quan hệ song phương.