Trong phần (2.3) ta đã tính toán được giới hạn của tỷ trọng dung dịch khoan để tránh hiện tượng break out còn gọi là áp suất gây sập lở (Cp).
Nhưng trong công thức tính Cp, ta thấy độ lớn của nó còn phụ thuộc vào
mà các thông số này lại phụ thuộc vào quỹ đạo (góc nghiêng và góc phương vị của giếng)( công thức (1.42). Vì vậy, cần phải tìm được quỹ đạo giếng khoan thích hợp nhất để làm cho Cp đạt giá trị nhỏ nhất, khi đó cửa sổ dung dịch khoan sẽ rộng ra và giếng khoan càng dễ kiểm soát.
Ở các độ sâu khác nhau, giá trị ứng suất và độ bền của đất đá là khác nhau, và vì vậy quỹ đạo cũng thay đổi theo chiều sâu của giếng để đạt được kết quả tối ưu nhất.
Để tìm được quỹ đạo giếng khoan tối ưu nhất, ta sẽ lần lượt thay các giá trị góc nghiêng i và góc phương vị vào các công thức (1.42) để tính
Sau đó thay các giá trị vừa tính được vào công công thức tính Cp thích hợp được cho trong bảng (2.1), (2.2) và bảng (2.3), so sánh các gí trị Cp vừa tính được với nhau. Quỹ đạo giếng khoan nào cho ra giá trị Cp nhỏ nhất là quỹ đạo tối ưu nhất.
Hình vẽ (2-9) thể hiện sự thay đổi của áp suất gây sập lở phụ thuộc theo góc nghiêng và góc phương vị của giếng tại một độ sâu.
Ta thấy, ứng với góc là 900 (giếng có phương vuông góc với ứng suất ngang lớn nhất) và có góc nghiêng là 400 thì Cp đạt giá trị nhỏ nhất tức cửa sổ dung dịch khoan khi đó sẽ rộng nhất.
Ứng với góc nghiêng 90o và góc phương vị bằng 0o (giếng ngang có hướng song song với hướng ứng suất ngang lớn nhất) thì Cp đạt giá trị lớn nhất, tức cửa sổ dung dịch khoan sẽ nhỏ nhất và giếng khoan khi đó sẽ kém ổn định.
Tuy nhiên đây chỉ là một tiêu chí để chọn quỹ đạo giếng khoan thích hợp. Ngoài ra còn phải dựa vào một số yêu cầu khác như mục đích vươn tới của giếng khoan, loại thành hệ khoan qua, khả năng khoan của bộ dụng cụ khoan… để chọn ra quỹ đạo giếng khoan phù hợp nhất.