Sự cải biên của giải thuật Dijkstra (Modifications of Dijkstra’s

Một phần của tài liệu Các thuật toán phân tán giải bài toán định tuyến đa đích (Trang 52 - 54)

Algorithm)

Shaikh và Shin trình bày một thuật toán phân tán mà trọng tâm là giảm sự phức tạp của thuật toán phân tán Heuristic về các vấn đề ràng buộc độ trễ Steiner. Trong bài báo, đã sử dụng thuật toán Prims và Dijkstra để tạo ra một cây định tuyến đa đích. Bằng cách này, đã làm giảm sự phức tạp cho thuật

toán Heuristic về vấn đề cây Steiner, đây là một trong những giải pháp tốt cho vấn đề này.

Các thuật toán tìm đường đi ngắn nhất Dijkstra và thuật toán cây mở rộng tối thiểu Prim khá tốt vì chỉ yêu cầu các thông tin mạng cục bộ, và do đó nó hoạt động tốt trong môi trường phân tán. Phương pháp của thuật toán là thêm một cạnh mới vào cây hiện có, cho đến khi đạt điều kiện dừng.

Trong các thuật toán của Shaikh và Shin đưa ra, việc bổ sung cấu trúc thuật toán Dijkstra là một phương pháp để phân biệt giữa các nút đích và các nút không phải là nút đích. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một hàm chỉ số ID trả về gia trị là 1 nếu và chỉ nếu đối số không phải là một nút đích. Thuật toán được trình bày hình bên dưới

Lưu ý rằng trong thuật toán này, tổng chi phí của đường đi sẽ nhận giá trị 0 khi đến được nút đích. Thuật toán này hướng dẫn cách để tìm đường đi qua nút đích với xác suất cao hơn. Chiến lược này được gọi là định hướng điểm đến đa đích – destination – driven multical. Các thuật toán này thực hiện khá đơn giản và ứng dụng tốt trong thực tế.

Dữ liệu đầu vào:

- Đồ thị G(V,E) trong đó V là tập đỉnh, E là tập cạnh có trọng số không âm - Đỉnh nguồn s: s V

Dữ liệu ra: Đường đi ngắn nhất từ đỉnh nguồn s đến mỗi đỉnh của đồ thị Các ký hiệu:

G(V, E): là đồ thị vô hướng trong đó V là tập đỉnh, E là tập cạnh có

trọng số không âm

s: là đỉnh nguồn thuộc tập V

S[i] : tập các đỉnh có nhãn cố định, khởi đầu (S= ) (S[i]=1 nếu i S, S[i]=0 nếu i không thuộc S)

V: là tập đỉnh của đồ thị G

d[v]: khoảng cách ngắn nhất biết được tại thời điểm hiện tại từ đỉnh nguồn s đến v

d[s]:khoảng cách của đinh xuất phát N[v]: tập các đỉnh kề của V

w[u,v]: trọng số từ đỉnh u đến đỉnh v

ID: chỉ số phân biệt nút đích và không phải là nút đích

Q: là tập ban đầu được khởi tạo tất cả giá trị của V cho vào Q.

Một phần của tài liệu Các thuật toán phân tán giải bài toán định tuyến đa đích (Trang 52 - 54)