Khả năng ứng dụng DVB-T2 tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Công nghệ truyền hình số mặt đất và triển khai tại việt nam (Trang 105)

DVB-T2 là cơ hội duy nhất để hỗ trợ các dịch vụ có tốc độ bit lớn như HDTV. Đặc tính kỹ thuật DVB-T2 được xem như chuẩn thay thế tiềm năng cho chuẩn DVB-T đang dùng. Điều này có nghĩa trong tương lai các dịch vụ truyền hình hiệnđang được cung cấp bởi DVB-T sẽ được thay thế bởi cùng dịch vụ nhưng dùng DVB-T2.

Khi phát sóng theo chuẩn DVB-T2, các dịch vụ mới được hướng đến bổ sung cho môi trường truyền theo chuẩn DVB-T hiện dùng. Việc triển khai các dịch vụ dùng chuẩn DVB-T2 sẽđảm bảo tính cạnh tranh của môi trường DTT và nhắm đến mục tiêu các thuê bao sẽ chuyển dần sang sử dụng các dịch vụ trên DVB-T2.

Tiêu chuẩn DVB-T2 ra đời cho phép những người làm truyền hình Việt Nam có nhiều lựa chọn hơn trong việc xây dựng hệ thống truyền hình kỹ thuật số hiện đại. Truyền hình số quảng bá mặt đất đã phát triển rộng khắp các Tỉnh thành trong cả nước và ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình số quảng bá với số lượng chương trình ngày một tăng.

Với những ràng buộc về giới hạn dung lượng băng tần, môi trường truyền hình mặt đất cần có một hệ thống truyền dẫn mới hiệu quả hơn để đáp ứng các yêu cầu truyền hình tương lai và hỗ trợ triển khai các dịch vụ truyền hình mới. Sự phát triển của DVB-T2 đã minh chứng cho sự tin tưởng vào công nghệ quảng bá trên môi trường truyền hình mặt đất.

Việc phát triển tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất thế hệ thứ hai đã đáp ứng được yêu cầu thực tế. Đó là sự gia tăng dung lượng băng thông giúp cung cấp cho người xem các dịch vụ truyền hình mới.

DVB-T2 hỗ trợ cơ hội cho các nhà quảng bá triển khai một chuỗi các dịch vụ HDTV trên môi trường DTT, hỗ trợ các dịch vụ truyền hình trong tương lai. Các dịch vụ thế hệ kế tiếp như 3D TV có thể hưởng lợi từ việc gia tăng dung lượng sẵn có của DVB-T2.

90

Việc thay thế tiêu chuẩn DVB-T bởi tiêu chuẩn DVB-T2 cần có một khoảng thời gian “quá độ” trong quá trình chuyển đổi. Tiêu chuẩn DVB-T và DVB-T2 sẽ có thể cùng tồn tại trong nhiều năm, mỗi tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ cho người xem các loại hình dịch vụ khác nhau.

3.5.1 Về nhu cầu xem truyền hình

Hiện nay tại tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một vài thành phố khác nhu cầu về nghe xem ngày càng tăng. Các chương trình truyền hình được đòi hỏi không chỉ có nội dung mà còn được yêu cầu về chất lượng ngày càng nâng cao. Các chương trình NVOD (Near Video On Demand – Gần với truyền hình theo yêu cầu) hay VOD (Video On Demand – Truyền hình theo yêu cầu) ngày càng được quan tâm, các dịch vụ tương tác hai chiều cũng đã xuất hiện ngày một nhiều lên.

Như vậy DVB-T2 với mã hóa MPEG4 là phù hợp và đáp ứng được các nhu cầu ngày càng nâng cao của người xem truyền hình.

3.5.2 Về xu hướng công nghệ

Xu hướng công nghệ HD ngày càng được phát triển, các thiết bị sản xuất chương trình HD đang dần thay thế hệ thống sản xuất chương trình SD hiện tại. Vì vậy với phát sóng mặt đất thì việc sử dụng DVB-T2 là hiển nhiên và tất yếu.

3.5.3 Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Việt Nam

Cơ sở hạ tầng hiện tại Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng được các yêu cầu truyền dẫn cũng như phát sóng DVB-T2.

Khả năng truyền dẫn tín hiệu DVB-T2 từ trung tâm đến các trạm phát sóng là hoàn toàn thuận tiện với việc sử dụng Vệ tinh hay đường truyền của VTN.

Trình độ nhân lực tại các Đài PTTH trong cả nước sau nhiều năm làm việc với công nghệ kỹ thuật số cũng hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật mà hệ thống DVB-T2 đề ra.

Truyền hình số mặt đất số ra đời và đã nhanh chóng khẳng định được vị thế trên thị trường. Chính vì những ưu điểm vượt trội của truyền hình số mà hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đưa ra lộ trình số hóa truyền hình số mặt đất và ngưng phát sóng truyền hình tương tự. Trên cơ sở đó chính phủ và các bộ

91

ngành liên quan trong thời gian gần đây đã cho ra nhiều quyết định phê duyệt cũng như chỉ đạo về thực hiện lộ trình số hóa như:

Quyết định 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020”.

Quyết định số: 1671/QĐ-TTg, ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 ;

Thông tư số 07/2013/TT-BTTTT, ngày 18/3/2013 của Bộ Thông tin – Truyền thông Quy định thời điểm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam ;

Công văn số 1572/BTTTT-CTS, ngày 21/6/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thực hiện đề án số hóa truyền hình ;

Công văn số 1818/BTTTT-CTS, ngày 25/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai kết luận của Phó Thủ tướng về triển khai Đề án số hóa ;

Tại Việt Nam: Công ty Cổ phần nghe nhìn toàn cầu AVG đang triểnkhai phát sóng truyền hình số mặt đất theo tiêu chuẩn DVB-T2 với mạng đơn tần.

Đài truyền hình Việt Nam cũng đã quyết định sử dụng tiêu chuẩn DVB-T2 và đã phát sóng chính thức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ đầu năm 2013.

Công ty VTC, là doanh nghiệp đang sử dụng tiêu chuẩn DVB-T cũng có kế hoạch triển khai phát sóng truyền hình số tiêu chuẩn DVB-T2 và dần từng bước chuyển đổi hoàn toàn công nghệ sang DVB-T2.

Với những ràng buộc về giới hạn dung lượng băng tần, môi trường truyền hình mặt đất cần có một hệ thống truyền dẫn mới hiệu quả hơn để đáp ứng các yêu cầu truyền hình tương lai và hỗ trợ triển khai các dịch vụ truyền hình mới.

Sự phát triển của DVB-T2 đã minh chứng cho sự tin tưởng vào công nghệ quảng bá trên môi trường truyền hình mặt đất.Việc phát triển tiêu chuẩn truyền hình

92

số mặt đất thế hệ thứ hai đã đáp ứng được yêu cầu thực tế. Đó là sự gia tăng dung lượng băng thông giúp cung cấp cho người xem các dịch vụ truyền hình mới.

Vậy câu hỏi đặt ra là: khi nào các nhà đài lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, AVG, VTC đồng loạt triển khai mạng truyền hình số DVB-T2 phủ sóng trên cả nước ?.

Câu trả lời chính xác nhất sẽ thuộc về các nhà quản lý khi bài toán kinh tế được giải nhằm cân bằng các vấn đề về kinh tế và kỹ thuật. Trong nội dung luận văn này chỉ xin trình bày các vấn đề về nhu cầu của người xem truyền hình, xu hướng phát triển công nghệ và khả năng đáp ứng các điều kiện hạ tầng kỹ thuật tại Việt Nam.

Qua các mạng truyền hình số mặt đất đã được trình bày tại chương II thì việc triển khai DVB-T2 tại Việt Nam đối với mạng của Đài Truyền hình Việt Nam là thuận lợi hơn cả. Cá nhân người viết cho rằng Đài Truyền hình Việt Nam nên tiến hành ngay DVB-T2 trên diện rộng. Việc triển khai này sẽ đồng thời với việc cung cấp các đầu thu STB (Set Top Box) cho DVB-T2.

Với mạng đang triển khai như AVG nên mở rộng diện phủ sóng DVB-T2 tới nhiều tỉnh thành trên cả nước hơn nữa.

Với mạng có sẵn DVB-T như VTC thì việc thuận lợi lớn là việc đã có một phần cơ sở hạ tầng cho việc triển khai DVB-T2.

Vấn đề duy nhất với mạng VTC là các đầu thu STB đang thu DVB-T sẽ không thu được các chương trình phát DVB-T2. Như vậy khi triển khai DVB-T2 tại Việt Nam sẽ lãng phí các đầu thu DVB-T cũ .

93

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận

Sau thời gian nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành mục tiêu khoa học đề ra. Luận văn đã đạt được một số kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm thực tế, rút ra được một số nhận xét có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Các nội dung công việc và các kết quả của luận văn bao gồm:

4.1.1 Những nội dung chính đã được giải quyết trong luận văn

- Giới thiệu tổng qua về truyền hình số, các kỹ thuật điều chế cơ sở DVB-T. - Các giải pháp ứng dụng trên diện rộng DVB-T tại Việt Nam và việc truyền dẫn tín hiệu tại một số tỉnh.

- Nghiên cứu kỹ thuật và đưa ra các giải pháp cho việc phát sóng mạng đơn tần (SFN).

- Nghiên cứu các đặc tính kỹ thuật cơ bản của DVB-T2. - Nghiên cứu khả năng ứng dụng DVB-T2 tại Việt Nam.

4.1.2 Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn

- Nghiên cứu kỹ thuật phát sóng mạng đơn tần.

- Nghiên cứu các đặc tính kỹ thuật cơ bản của DVB-T2. - Ứng dụng triển khai DVB-T tại Việt Nam.

4.1.3 Những hạn chế của luận văn

- Chưa có giải pháp cho các đầu thu DVB-T hiện tại trong trường hợp chuyển mạng sang DVB-T2.

- Mạng đơn tần SFN và mạng DVB-T2 mới chỉ được nghiên cứu trên lý thuyết mà chưa có các kết quả khảo nghiệm thực tế.

4.2 Kiến nghị.

- Các cơ quan chức năng liên quan cần có kế hoạch cho sản xuất máy thu hình có tích hợp sẵn công nghệ thu DVB-T2 và ngưng sản xuất các loại máy thu thông thường tránh những lãng phí về sau.

94

- Đài Truyền hình Việt Nam nên triển khai công nghệ DVB-T2 rộng khắc trên cả nước . Cân nhắc khả năng sớm sử dụng mạng đơn tần để tiết kiệm tài nguyên tần số.

- Mạng phát hình số của Công ty AVG hiện nay đang sử dụng công nghệ DVB-T2 nên có kế hoạch mở rộng diện phủ sóng để đáp ứng nhu cầu của khán thính giả xem truyền hình.

- Mạng phát hình số VTC cần nghiên cứu giải pháp để có thể chuyển đổi từ mạng DVB-T sang mạng DVB-T2 sao cho thuận tiện nhất và có kế hoạch thay thế hay hỗ trợ những đầu thu DVB-T mà người dân đang sử dụng.

Mặc dù các kết quả nghiên cứu của luận văn đã đạt được các yêu cầu về tính khoa học và tính thực tế. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu. Trong phạm vi luận văn có những vấn đề do thực tế đặt ra mà chưa có được các giải pháp cụ thể để giải quyết. Việc nghiên cứu ứng dụng DVB-T2 tại Việt Nam mới chỉ đạt được một số kết quả nhất định nào đó. Tuy đã có nhiều cố gắng song do trình độ còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp của các thầy giáo, các nhà chuyên môn để luận văn được hoàn thiện hơn.

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1.Nguyễn Văn Đức (2006), Kỹ thuật OFDM,Đại Học Bách Khoa Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Liên (1999), Xử lý tín hiệu số, Học viện Kỹ thuật Quân sự.

3. Đỗ Hoàng Tiến, Vũ Đức Lý (2003), Truyền hình số, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Ngô Thái Trị, “DVB_T2: Tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất cho truyền hình có độ phân giải cao

HDTV”Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Truyền hình, Số 3, 2009.

5. Trần Quyết Thắng, “T2-GATEWAY trong DVB-T2” Tạp chí khoa học kỹ thuật truyền hình , Số 1, 2012.

Tiếng Anh

6. Bernhard Baumgartner, DVB-T Single Frequency Network Operation, Harris. 7. D.J.Lles, Operationnal DVB-T SFN Experience in Australia, Broadcast Australia.

8. Estephen Farrugia, Single Frequency Network-frequently asked questions, Broadcast Engineering Manager, NTL.

9. ETSI EN 300 744: Digital Video Broadcasting (DVB), Frame structure, channel coding and modulation for digital terrestrial television.

10. ETSI TS 102 606: Digital Video Broadcasting (DVB), Generic Stream Encapsulation (GSE) Protocol".

11. ETSI EN 302 755 (V. 1.1.1 – 2009-09) European Standard Digital Video Broadcasting (DVB),

Frame structure, channel coding and modulation for a second generation digital terrestrial television broacasting system (DVB-T2).

12. ETSI TS 102 733: Digital Video Broadcasting (DVB), Modulator Interface (T2-MI) for a second generation digital terrestrial television broadcasting system (DVB-T2).

13. ETSI TR 102 831: Digital Video Broadcasting (DVB), Implementation guidelines for a second generation digital terrestrial television broadcasting system (DVB-T2) – DVB BlueBook Document A133 June 2010.

14. ETSI TS 102 773: Digital Video Broadcasting (DVB), Modulator Interface (T2-MI) for a second generation digital terrestrial television broadcasting system (DVB-T2).

96

Trang Web

15.Digital terrestrial television 2.0 – Tandberg Televition www.tandbergtv.com

16.Understanding DVB-T2 Key technical, bussiness & regulatory implications – DigiTAG www.digitag.org

17. 2nd Generation Television – www.dvb.org

18. http://www.mic.gov.vn/shth/ttvps/vtv/Trang/Bảnđồphủsóng.aspx

Một phần của tài liệu Công nghệ truyền hình số mặt đất và triển khai tại việt nam (Trang 105)