Máy phát DVB-T có một thông số liên quan đến việc chống hiện tượng phản xạ, đó là khoảng thời gian bảo vệ Tbv. Khoảng thời gian bảo vệ Tbv có các giá trị khác nhau theo quy định của DVB (xem bảng 2.1) và người phát sóng có thể lựa chọn một trong các giá trị đó. Bảng nêu khoảng thời gian bảo vệ cho thấy, ở một chế độ phát 8k hoặc 2k, có thể chọn một trong 4 giá trị cho khoảng thời gian bảo vệ. Chế độ phát 8k cho khoảng thời gian bảo vệ lớn gấp 4 lần chế độ 2k (nếu cùng tỷ lệ
Tbv /Tsymbol).
Bảng 2.1:Khoảng thời gian bảo vệ Tbv có giá trị khác nhau theo quy định của DVB
Tbv/Tsymbol Khoảng thời gian bảo vệ Tbv [s]
và chênh lệch về quãng đường đi tương ứng D=c.Tbv Chế độ 8K T(symbol)= 896s Chế độ 2K T(symbol)= 224s 1/4 224s; 67,2km 56s; 16,8km 1/8 112s; 33,6km 28s; 8,4km 1/16 56s; 16,8 km 14s, 4,2km 1/32 28s; 8,4km 7s; 2,1km
Khi chênh lệch thời gian của các tia sóng đến đầu thu không vượt quá khoảng thời gian bảo vệ Tbv, thì máy thu hoàn toàn khắc phục tốt hiện tượng phản xạ. Ứng với các giá trị của khoảng thời gian bảo vệ Tbv là khoảng cách D
(D=c.Tbv). Ở đây, chúng ta hiểu D là khoảng chênh lệch về đường đi (từ nơi phát đến điểm thu) của các tia sóng, chứ không phải khoảng cách giữa các máy phát.
Trong các thành phố lớn, khu đô thị, sóng thường bị phản xạ từ những toà nhà cao tầng rất gần nhau, nên các tia sóng đến máy thu nhanh chậm hơn nhau không nhiều. Vì vậy, với giá trị Tbv lấy là 7s (1/32 Tsymbol như VTC đang phát tại
47
mạng đa tần MFN) cho thấy khá phù hợp với thực tế phát đa tần MFN tại Việt Nam. Thực chất, khoảng thời gian bảo vệ Tbv là khoảng thời gian trống không mang thông tin hữu ích, vì vậy, cùng chế độ phát, Tbv càng lớn, thông tin hữu ích sẽ càng ít, số lượng chương trình sẽ giảm. Nhưng Tbv càng lớn khả năng khắc phục các tia sóng phản xạ từ xa đến càng hiệu quả. Tại đô thị, máy thu đang thu trong môi trường có rất nhiều sóng phản xạ đến, hầu như cường độ của các chùm phản xạ thấp hơn của chùm sóng trực tiếp. Trong thực tế, sẽ có những vị trí chùm sóng phản xạ có cường độ lớn hơn chùm trực tiếp (trường hợp nhà cao tầng chắn hướng nhìn về máy phát), tại các vị trí đó, chỉ việc chọn hướng nào đó để thu sóng phản xạ có độ lớn và ổn định nhất.
Trở lại trường hợp thông số khoảng thời gian bảo vệ Tbv =7s. Giả sử, có chùm sóng nào đó phản xạ từ nơi khá xa đến đầu thu chậm hơn so với chùm sóng chính khoảng 10s, lớn hơn khoảng thời gian bảo vệ 3s. Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp này, chất lượng thu số sẽ ra sao? Nếu như các chùm phản xạ từ rất xa do các toà nhà cao tầng bằng bê tông cốt sắt (hoặc các mái tôn, khung nhôm, khung sắt) ít bị suy giảm, vẫn có cường độ lớn xấp xỉ cường độ của chùm sóng chính, (mà chênh lệch thời gian lớn hơn khoảng thời gian bảo vệ Tbv), sẽ gây tác hại cho chùm sóng chính và kết quả là hình sẽ bị dừng.
Tại đúng vị trí chùm sóng phản xạ ta coi như một “máy phát nhỏ” công suất thấp có cùng tần số, cùng kênh sóng với máy phát chính. Như vậy, thực chất, máy thu đang thu trong môi trường vừa là “mạng đơn tần tự nhiên” vừa lại giống môi trường can nhiễu đồng kênh. Tổ chức DVB đã quan tâm đến lĩnh vực can nhiễu đồng kênh của phát số DVB-T và đã nêu khuyến cáo cụ thể. Tỷ số bảo vệ cho can nhiễu cùng kênh DVB-T/DVB-T là 20dB, thấp hơn nhiều so với công nghệ analog (52dB).