Phân tích mô hình GSPN:

Một phần của tài liệu Một số kỹ thuật đánh giá hiệu năng phần mềm sử dụng petri net và thử nghiệm trên công cụ timenet (Trang 67 - 75)

Với nCPUs:=1

Khi thời gian trễ gửi yêu cầu (delayRQ) thay đổi, số yêu cầu gửi đến hệ thống cũng có sự thay đổi. Dễ thấy trong kết quả phân tích ổn định ở Bảng 3, với delayRQ:=1 khi số yêu cầu trên một giây vào khoảng từ 17-19, hiệu năng sử dụng CPU đã đến mức rất

nguy hiểm ngay cả khi đã đạt tới trạng thái ổn đinh. Do đó, với trường hợp này chắc chắn cần cấp thêm CPU cho hệ thống. Trong quá trình phân tích ta cũng thấy rằng với khi tiếp tục tăng số ứng dụng thì hiệu năng sử dụng CPU càng tiến đến 1 nhưng số yêu cầu được gửi đi và phản hồi trong một đơn vị thời gian có rất ít sự thay đổi, có thể coi đó là ngưỡng đáp ứng tối đa của hệ thống .Với delayRQ:=100, số yêu cầu giảm rõ rệt, chỉ khoảng 5-10 yêu cầu mỗi giây do vậy hiệu năng CPU khi đạt tới trạng thái ổn định là khá thấp.

Bảng 3: Kết quả phân tích ổn định với GSPN với nCPUs:=1

delayRQ nRQ utilization_CPU throughput_request (yêu cầu/ms) throughput_response (phản hồi/ms) 1 1 0.63862752 0.01231588 0.00080935 2 0.8923567 0.01720902 0.00113091 3 0.96653002 0.01863945 0.00122491 4 0.98959633 0.01908428 0.00125414 5 0.99678449 0.01922291 0.00126325 6 0.99900622 0.01926577 0.00126607 100 1 0.28776443 0.00554951 0.03646916 2 0.4164592 0.00803138 0.052779 3 0.47212931 0.00910497 0.05983422 4 0.49687516 0.0095822 0.06297033 5 0.50825376 0.00980163 0.0644124 6 0.51361142 0.00990496 0.06509144

Do đó, tiếp tục tiến hành phân tích tức thời đối khi delayRQ:=100 trong khoảng thời gian 1000 giây được biểu đồ như Hình 14. Tùy vào số yêu cầu gửi tới hệ thống mà thời gian đạt tới trạng thái ổn định của hệ thống là khác nhau, số yêu cầu cang nhỏ thì hệ thống ổn định càng nhanh chóng. Khi xử lý dưới 10 yêu cầu trong 1 giây, hiệu năng sử dụng CPU với số CPU là 1 nằm trong ngưỡng KPI.

Hình 14: Đồ thị phân tích tức thời hiệu năng sử dụng CPU nCPUs:=1, delayRQ:=100

Với nCPUs:=2

Từ kết quả phân tích ổn định với số CPU là 1 và delayRQ là 1, ta nhận thấy cần bổ sung CPU cho hệ thống. Từ phần này trở về sau chỉ tiến hành phân tích với delayRQ:=1. Kết quả phân tích khi tăng số CPU thành 2 được thể hiện trong Bảng 4. Hiệu năng sử dụng CPU nằm trong ngưỡng cho phép khi có dưới 25 yêu cầu trong 1 giây.

Ngoài ra ở lần phân tích này ta cũng thấy, ngay cả khi luôn có CPU sẵn sàng (utilization_CPU=0) thì khi có khoảng 12 yêu cầu/giây cũng chỉ có 0.8 yêu cầu được phản hồi trong 1 giây.

Tiếp tục thực hiện phân tích tức thời với các trường hợp đảm bảo yêu cầu hiệu năng, kết quả thể hiện trong Hình 15. Trong cả hai trường hợp hiệu năng sử dụng CPU đều tăng lên trước khi giảm đến mức ổn định. Khi có 25 yêu cầu/s, hiệu năng sử dụng CPU

vượt ngưỡng (80%) trong 16s, tuy nhiên vẫn chưa đến mức nguy hiểm (trên 85%) nên vẫn có thể chấp nhận được.

Bảng 4: Kết quả phân tích ổn định với GSPN với nCPUs:=2

nRQ utilization_CPU throughput_request (yêu cầu/ms) throughput_response (yêu cầu/ms) 1 0 0.01231588 0.00080935 2 0.45197304 0.0206544 0.00135732 3 0.7207071 0.02522432 0.00165764 4 0.86968446 0.02755455 0.00181077 5 0.9403977 0.02852438 0.00187451 6 0.97308121 0.0289282 0.00190105

Với nCPUs:=3

Lúc này ta chỉ thực hiện phân tích ổn định khi có từ 4 ứng dụng. Với kết quả phân tích ổn định như Bảng 5, ta tiếp tục phân tích tức thời như kịch bản ở các lần thử trước. Khi có khoảng 31 yêu cầu, việc sử dụng CPU vượt ngưỡng trong 78s tuy nhiên vẫn có thể chấp nhận do chưa đạt tới ngưỡng nguy hiểm.

Bảng 5: Kết quả phân tích ổn định với GSPN với nCPUs:=3

nRQ utilization_CPU throughput_request (yêu cầu/ms) throughput_response (yêu cầu/ms) 4 0.61624072 0.02947558 0.00193702 5 0.78250147 0.03144366 0.00206635 6 0.88155813 0.03252969 0.00213772

Với nCPUs:=4

Tiếp tục tăng số CPU để phân tích hệ thống, đồng thời cũng tăng số nRQ do vẫn chưa thể hiện được số yêu cầu lớn nhất đến hệ thống trong thời gian cao tải.

Kết quả phân tích tức thời có được trong Bảng 6. Lúc này, khi đạt tới trạng thái ổn định hệ thống đã xử lý tốt với dưới 33 yêu cầu/giây. Kết quả phân tích tức thời ở Hình 17 cũng cho thấy CPU không hề vượt ngưỡng trước khi đạt tới trạng thái ổn định.

Bảng 6: Kết quả phân tích ổn định với GSPN với nCPUs:=4

nRQ utilization_CPU throughput_request (yêu cầu/ms) throughput_response (yêu cầu/ms) 6 0.7319625 0.03331226 0.00218915 7 0.84274547 0.03412751 0.00224272 8 0.91005219 0.03458829 0.00227301  Với nCPUs:=5

Thử nghiệm tăng thêm CPU để xem xét khả năng hệ thống trong thời điểm cao tải nhất, kết quả phân tích ổn định và tức thời thể hiện lần lượt trong Bảng 7 và Hình 18.

Bảng 7: Kết quả phân tích ổn định với GSPN với nCPUs:=5

nRQ utilization_CPU throughput_request (yêu cầu/ms) throughput_response (yêu cầu/ms) 7 0.704018 0.0343274 0.00225586 8 0.82183493 0.03485502 0.00229054

Hình 17: Đồ thị phân tích tức thời hiệu năng sử dụng CPU nCPUs:=4, delayRQ:=1

Hình 19: So sánh kết quả phân tích hai mô hình GSPN và DSPN với số nCPU lần lượt là 1 và 2, delayRQ:=1

Kết luận với mô hình GSPN:

Với tài nguyên cung cấp khác nhau, khả năng đáp ứng của hệ thống cũng có sự thay đổi. Để có thể đảm bảo KPI về CPU của hệ thống luôn đạt yêu cầu thì cần 4CPU phục vụ luồng hoạt động này.

Từ kết quả phân tích ổn định với cả 5 giá trị của CPU, ta nhận thấy tỉ lệ giữa nhận phản hồi với gửi phản hồi trong một đơn vị thời gian luôn từ 6.57 – 6.58%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số kỹ thuật đánh giá hiệu năng phần mềm sử dụng petri net và thử nghiệm trên công cụ timenet (Trang 67 - 75)