QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 201 3 2020

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 44)

1. Báo chí in và Bản tin

1.1. Báo in

1.1.1. Số lượng báo in

Giai đoạn 2013 - 2015:

Duy trì, củng cố, xây dựng Báo Vĩnh Phúc trở thành tờ báo mạnh, tiếp tục đứng trong tốp dẫn đầu của báo Đảng địa phương trên toàn quốc, có phong cách tác nghiệp báo chí chuyên nghiệp trên nền tảng cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ làm báo hiện đại. Cụ thể:

- Tăng số lượng phát hành, đổi mới hình thức và đa dạng thông tin đáp ứng nhu cầu bạn đọc trong và ngoài tỉnh.

+ Ấn phẩm báo “Vĩnh Phúc thường kỳ” ổn định số lượng 4 trang, khổ (42 x 58cm), chỉ số phát hành hiện tại 5000 tờ/kỳ; đến năm 2015 tăng số lượng phát hành lên 6.000 tờ/kỳ; nâng cao chất lượng hình ảnh bằng việc in màu cả 4 trang theo công nghệ hiện đại.

+ Ấn phẩm báo “Vĩnh Phúc cuối tuần” giữ nguyên khổ (29x42cm) và tăng số trang lên thành 16 trang, chỉ số phát hành tăng lên 7.000 tờ/kỳ;

+ Ấn phẩm báo “Vĩnh Phúc chủ nhật” giữ nguyên khổ (29x42cm) và tăng số trang lên thành 16 trang, chỉ số phát hành tăng lên 7.000 tờ/kỳ;

+ Đa dạng hóa nội dung, chủ đề của ấn phẩm phụ “Phụ trương Báo Vĩnh Phúc”. - Các ấn phẩm báo Vĩnh Phúc phải được phát hành trên môi trường mạng với tỷ trọng đạt 70% - 80% số lượng nội dung xuất bản.

- Khuyến khích các cơ quan báo chí của các ngành Trung ương, các địa phương đặt cơ quan đại diện hoặc phóng viên thường trú tại Vĩnh Phúc.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT để công khai hóa, hiện đại hóa việc gửi - nhận, biên tập, kiểm duyệt tin, bài và quản lý thông tin.

Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Ấn phẩm báo “Vĩnh Phúc cuối tháng” áp dụng chế độ tự hạch toán; 48 trang, khổ (19x27cm), xuất bản 10.000 tờ/kỳ, phát hành vào ngày 26 hàng tháng.

+ Ấn phẩm báo “Khoa học - Công nghệ Vĩnh Phúc”, áp dụng chế độ tự hạch toán; 48 trang, khổ (19x27cm), xuất bản 10.000 tờ/kỳ, phát hành 1kỳ/tháng.

- Ấn phẩm Báo Vĩnh Phúc thường kỳ tăng số lượng phát hành lên 7.000 tờ/kỳ. - Các ấn phẩm báo in tại Vĩnh Phúc phải được phát hành trên môi trường mạng với tỷ trọng đạt 90% số lượng nội dung xuất bản.

- Phát triển mới 3 báo:

+ Ra mắt Báo Lao động - Việc làm, cơ quan chủ quản là Liên đoàn Lao

động tỉnh, số lượng từ 16 - 24 trang, phát hành 2kỳ/tuần, đến năm 2020 phát hành 5kỳ/tuần.

+ Ra mắt Báo Công an Vĩnh Phúc, cơ quan chủ quản là Công an tỉnh Vĩnh Phúc, số lượng từ 16 - 24 trang, phát hành 2kỳ/tuần, đến năm 2020 phát hành 5kỳ/tuần.

+ Ra mắt Báo Phụ nữ Vĩnh Phúc, cơ quan chủ quản là Liên hiệp Hội Phụ

nữ tỉnh, số lượng từ 16 - 24 trang, phát hành 1kỳ/tuần, đến năm 2020 phát hành 5kỳ/tuần.

Các báo mới phát triển căn cứ vào đối tượng được cấp và nhu cầu độc giả để điều chỉnh số lượng phát hành.

1.1.2. Nội dung báo in

Giai đoạn 2013 – 2015:

- Báo Vĩnh Phúc tiếp tục nâng cao chất lượng nội dung thông tin tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh; cổ vũ mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước; phối hợp với các cơ quan trong tỉnh trong công tác phản biện xã hội; tích cực tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về chính trị, KT-XH và quảng bá hình ảnh của địa phương, con người, truyền thống lịch sử và các giá trị văn hóa của tỉnh đến với bạn bè trong nước, thế giới.

- Bám sát định hướng phát triển KT-XH của tỉnh, xuất bản tin, bài và các nội dung thông tin hỗ trợ phát triển Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước.

- Đa dạng hóa nội dung thông tin, hình thức thể hiện thông tin, hướng đến phục vụ tốt nhu cầu của từng nhóm đối tượng riêng biệt. Tăng thêm các tin bài có tính chất phân tích chuyên sâu về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

- Tỷ lệ chủ đề của các ấn phẩm thay đổi phù hợp theo từng thời kỳ, thời điểm. Tăng tỷ lệ tin, bài có chủ đề thời sự, chính trị trên báo Vĩnh Phúc thường kỳ, giảm dần tỷ lệ này ở các ấn phẩm khác.

Giai đoạn 2016 – 2020:

- Ấn phẩm báo “Khoa học Công nghệ” lấy nội dung chủ lực gắn với định hướng phát triển Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp. Một số nội dung như: Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí chế tạo đặc biệt là ô tô và xe máy, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp khai khoáng và phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển các khu công nghiệp tập trung…

- Ấn phẩm báo “Vĩnh Phúc cuối tháng” đa dạng hóa nội dung thông tin, hình thức thể hiện, hướng đến phục vụ tốt nhu cầu của từng nhóm đối tượng riêng biệt. Tăng chuyên trang, chuyên mục, tăng các tin bài có tính chất phân tích chuyên sâu về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

- Báo Lao động - Việc làm: Nội dung chủ lực là hỗ trợ lao động, việc làm tại

địa phương, bảo vệ quyền lợi người lao động tại các khu công nghiệp, khu vực dịch vụ, định hướng hình thành và phát triển bền vững thị trường lao động, việc làm tại địa phương. Thông tin các hoạt động của hệ thống công đoàn, công chức, viên chức và người lao động trên toàn tỉnh.

- Báo Công an Vĩnh Phúc: Thông tin các hoạt động trong lực lượng công an

và các thông tin liên quan khác phục vụ cho công tác an ninh, cảnh sát, thông tin về đề cao cảnh giác, phòng chống tội phạm, công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội,...

- Báo Phụ nữ Vĩnh Phúc: Nội dung chủ lực là phản ảnh tâm tư, tình cảm,

nguyện vọng của phụ nữ tại địa phương, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; gương điển hình tiên tiến về phụ nữ và các thông tin liên quan khác phục vụ cho công tác nhân quyền, bình đẳng giới...

Các cơ quan báo mới thành lập: Đơn vị chủ quản sẽ thành lập bộ máy tổ chức của báo theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Quy mô khoảng 15 lao động, tổ chức thành Ban biên tập, phòng Phóng viên, phòng Hành chính.

1.1.3. Phạm vi phục vụ

Mở rộng phạm vi phục vụ các ấn phẩm Báo in đến với đông đảo bạn đọc ở các thôn, làng, bản, vùng sâu, vùng xa; các nhóm đối tượng riêng biệt như công nhân, nông dân, người lao động, học sinh, sinh viên; các cơ sở y tế, giáo dục, trường học, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân của tỉnh... Đến năm 2020 phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% xã có Báo Vĩnh Phúc đến vào giờ làm việc buổi sáng.

Nâng khả năng phục vụ thông tin báo chí địa phương đến các tỉnh trong cả nước và bạn đọc quốc tế bằng việc xuất bản ấn phẩm điện tử.

Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn lành nghề, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực trí tuệ và khả năng tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu tác nghiệp báo chí hiện đại.

Giai đoạn 2013 – 2015:

Báo Vĩnh Phúc:

- Mô hình tổ chức: Đến năm 2015 bao gồm 9 phòng (như hiện nay) và 1 nhà in. - Số lượng nhân lực: Tốc độ tăng trưởng số lượng cán bộ bình quân đạt 5%/năm, đối với Báo điện tử tăng 5 – 10%/năm, số lượng nguồn nhân lực Nhà in báo từ 15 - 20 lao động. Quy mô lao động Báo Vĩnh Phúc đến năm 2015 đạt 100 – 105 lao động.

- Chất lượng nguồn nhân lực: Tỷ lệ cán bộ trình độ đại học và trên đại học chiếm 95% (95 - 100 người); trình độ lý luận chính trị: 50% đạt từ trung cấp trở lên, cụ thể: 20% cao cấp, cử nhân, 30% trung cấp lý luận chính trị; 90% phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo; 60% cán bộ là đảng viên.

Giai đoạn 2016 – 2020:

Báo Vĩnh Phúc:

- Mô hình tổ chức: Tăng thêm phòng Báo cuối tháng Vĩnh Phúc và phòng báo Khoa học - Công nghệ Vĩnh Phúc. Như vậy đến năm 2020, Báo Vĩnh Phúc có mô hình 11 phòng và 1 nhà in.

- Số lượng nhân lực: Ấn phẩm mới Báo cuối tháng Vĩnh Phúc và báo Khoa học - Công nghệ Vĩnh Phúc cần 15-20 lao động, số lượng cán bộ tăng bình quân đạt 5%/năm. Đến năm 2020, quy mô Báo Vĩnh Phúc đạt 130 - 135 lao động.

- Chất lượng nhân lực: Tỷ lệ cán bộ trình độ đại học và trên đại học chiếm 95%. Tỷ lệ cán bộ trình độ lý luận chính trị: 70% đạt từ trung cấp trở lên, cụ thể: 30% cao cấp, cử nhân, 40% trung cấp lý luận chính trị; 95% phóng viên, biên tập viên có thẻ nhà báo; 70% cán bộ là Đảng viên.

Báo Lao động - Việc làm Vĩnh Phúc, Báo Công an Vĩnh Phúc, Báo Phụ nữ Vĩnh Phúc:

- Thành lập bộ máy tổ chức 3 cơ quan Báo mới thành lập theo mô hình phù hợp với tôn chỉ mục đích bao gồm các bộ phận: Hành chính - Trị sự, Thư ký tòa soạn, Phóng viên, Báo điện tử và các bộ phận chức năng.

- Số lượng nhân lực: Căn cứ kỳ phát hành, Báo Lao động - Việc làm Vĩnh Phúc cần 10 - 15 lao động, Báo Công an Vĩnh Phúc cần 10 - 15 lao động, Báo Phụ nữ Vĩnh Phúc cần 10 - 15 lao động.

- Chất lượng nhân lực: Tỷ lệ cán bộ trình độ đại học và trên đại học chiếm 80%. Tỷ lệ cán bộ trình lý luận chính trị: 10% cao cấp, 20% cử nhân, 30% trung cấp lý luận chính trị; 50% có thẻ nhà báo.

1.1.5. Phát triển công nghệ sản xuất báo in

- Xây dựng Nhà in báo Vĩnh Phúc với công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại phục vụ in báo Đảng và kết hợp mở rộng in dịch vụ các sản phẩm khác trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích đầu tư, ứng dụng phương pháp in offset với những công nghệ, thiết bị tiên tiến, tự động hóa kết nối 3 khâu trong sản xuất, các thiết bị kiểm tra, ổn định chất lượng sao - truyền dữ liệu, gia công hoàn thiện sản phẩm để nâng cao chất lượng, năng suất lao động, hạn chế ô nhiễm môi trường, cạnh tranh tích cực giành thị phần in trong khu vực.

1.1.6. Định hướng phát triển doanh thu và cơ chế tài chính

Doanh thu:

Giai đoạn 2013 - 2015:

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu Báo Vĩnh Phúc đạt 3%/năm, tăng từ 15,8 tỷ hiện nay lên trên 17 tỷ đồng, tỷ trọng doanh thu quảng cáo tăng từ 11% hiện nay lên 15%.

Giai đoạn 2016 - 2020:

Tốc độ tăng trưởng doanh thu Báo Vĩnh Phúc đạt 5%/năm, đến năm 2020 doanh thu Báo Công an Vĩnh Phúc đạt 5-7 tỷ đồng, Báo Lao động – Việc làm Vĩnh Phúc, Báo Công an Vĩnh Phúc, Báo Phụ nữ Vĩnh Phúc đạt 3-5 tỷ đồng/năm. Tỷ trọng doanh thu quảng cáo đạt trên 40%.

Cơ chế tài chính:

Ngân sách nhà nước đầu tư các sản phẩm báo chí làm nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền, phục vụ vùng kinh tế khó khăn. Ngoài ra, các ấn phẩm sẽ tăng dần khả năng tự chủ.

Giai đoạn 2013 - 2015:

Các ấn phẩm Báo Vĩnh Phúc thường kỳ, Báo Vĩnh Phúc cuối tuần, Báo Vĩnh Phúc chủ nhật được coi là những ấn phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị được ngân sách địa phương đầu tư toàn bộ.

Giai đoạn 2016 - 2020:

- Báo Vĩnh Phúc thường kỳ, Báo Vĩnh Phúc cuối tuần, Báo Vĩnh Phúc chủ nhật là 3 ấn phẩm công ích, được ngân sách tỉnh đầu tư toàn bộ.

- Ấn phẩm Báo Vĩnh Phúc cuối tháng, báo Khoa học - Công nghệ Vĩnh Phúc được ngân sách tỉnh trả 80% cho nhiệm vụ chính trị.

- Báo Lao động – Việc làm Vĩnh Phúc, Báo Công an Vĩnh Phúc, Báo Phụ nữ Vĩnh Phúc được ngân sách tỉnh trả 50% cho nhiệm vụ chính trị, tự chủ 50%.

1.2. Tạp chí:

1.2.1. Số lượng tạp chí

G

iai đoạn 2013 – 2015:

- Duy trì, củng cố, phát triển Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc của Hội VHNT tỉnh. Tăng kỳ phát hành từ 2 tháng/kỳ lên 1 tháng/kỳ. Tăng số lượng phát hành từ 500 bản/kỳ lên 1.000 bản/kỳ.

G

iai đoạn 2016 – 2020:

- Phát triển mới 3 tạp chí:

+ Tạp chí Giáo dục Vĩnh Phúc, cơ quan chủ quản là Sở Giáo dục – Đào tạo Vĩnh Phúc; 48 trang, khổ (19x27cm), xuất bản 1.000 bản/kỳ, phát hành 1 kỳ/2 tháng.

+ Tạp chí Người làm báo, cơ quan chủ quản là Hội nhà báo Vĩnh Phúc; 48 trang, khổ (19x27cm), xuất bản 1.000 bản/kỳ, phát hành 1 kỳ/2 tháng.

+ Tạp chí Văn hóa &Du lịch Vĩnh Phúc, cơ quan chủ quản là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc; 48 trang, khổ (19x27cm), xuất bản 1.000 bản/kỳ, phát hành 1 kỳ/2 tháng.

1.2.2. Nội dung tạp chí

- Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc:

+ Đăng tải, giới thiệu, quảng bá tác phẩm thơ, văn xuôi, tranh, ảnh nghệ

thuật, tiểu luận - phê bình, nghiên cứu - sưu tầm giá trị lịch sử - văn hóa địa phương...của các văn nghệ sĩ Vĩnh Phúc; sáng tác, nghiên cứu đề tài Vĩnh Phúc.

+ Giới thiệu tinh hoa văn hóa nhân loại trong nước, quốc tế; năng khiếu văn học, nghệ thuật địa phương; tuyên truyền quảng bá văn hóa các dân tộc Vĩnh Phúc.

- Tạp chí Giáo dục Vĩnh Phúc:

+ Giới thiệu các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực giảng dạy, đào tạo của các trường học; thông tin nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước phục vụ cho Giáo dục, đào tạo;

+ Phát triển tạp chí là trở thành diễn đàn trao đổi học thuật của các nhà khoa học, nhà quản lý, cán bộ, công chức, giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh.

+ Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước các cấp ủy chính quyền tỉnh, những sự kiện, vấn đề thời sự, chính trị nổi bật. Phát hành các chuyên mục, diễn đàn công luận, trao đổi nghiệp vụ làm báo.

- Tạp chí Văn hóa &Du lịch Vĩnh Phúc:

+ Giới thiệu quảng bá giá trị lịch sử - văn hóa vùng đất, con người Vĩnh Phúc; các tour, tuyến, sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc;

+ Nghiên cứu, trao đổi những vấn đề về lịch sử - văn hóa vùng đất, con người Vĩnh Phúc.

1.2.3. Phạm vi phục vụ

Phát hành 4 tạp chí đến các sở, ban, ngành, hiệp hội, đoàn thể và các tổ chức chính trị, xã hội trên toàn tỉnh.

Phát hành tạp chí Văn hóa &Du lịch Vĩnh Phúc đến các điểm du lịch, di tích, danh lam thắng cảnh, doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn.

Phát hành tạp chí Giáo dục Vĩnh Phúc đến hệ thống các trường học trên địa bàn tỉnh.

Phát hành tạp chí Người làm báo Vĩnh Phúc đến các cơ quan báo chí, các cơ quan, đơn vị xuất bản các ấn phẩm có tính chất báo chí trên toàn tỉnh.

1.1.4. Mô hình tổ chức và nguồn nhân lực

Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn lành nghề, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực tổ chức thực hiện, từng bước đáp ứng yêu cầu tác nghiệp báo chí hiện đại.

Giai đoạn 2016 – 2020:

Thành lập bộ máy tổ chức Tạp chí theo cơ cấu: Ban Biên tập, Phòng phóng viên, Phòng hành chính. Quy mô khoảng 10 lao động.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w