THỊ TRƯỜNG BÁO CHÍ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 26 - 27)

1. Báo chí, Phát thanh - Truyền hình, Thông tin điện tử Vĩnh Phúc là cơ quan

của Đảng, Nhà nước, lấy phục vụ nhiệm vụ chính trị là chủ yếu nên các hoạt động thị trường doanh thu quảng cáo chưa đáng kể

- Báo Vĩnh Phúc: Đối tượng mua thuộc khối các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, còn tỷ trọng người dân đặt mua báo trên toàn tỉnh rất thấp (chỉ chiếm 1%). Việc bán lẻ Báo Vĩnh Phúc cũng không được thực hiện trên thị trường mua bán qua các hiệu sách hay các quầy bán báo mà thông qua doanh nghiệp Bưu chính, người dân muốn mua đăng ký và nhận báo qua các doanh nghiệp này.

- Đài PT&TH tỉnh: Tập trung khai thác chủ yếu các đề tài về thời sự, chính trị, kinh tế - xã hội, chưa có khả năng sản xuất chương trình Game show, các chương trình thu hút nhiều khán giả, phim truyện... Chất lượng phát sóng các chương trình PTTH còn hạn chế cả về hình ảnh, âm thanh. Do đó, khán giả dành phần lớn thời gian để xem truyền hình Vĩnh Phúc còn hạn chế.

- Tạp chí: Đăng tải và phát hành chủ yếu là các hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật, nên đối tượng bạn đọc hẹp.

- Thông tin điện tử: Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có Báo điện tử, ngoài Cổng TT-GTĐT và website Đài PT&TH tỉnh, Báo Vĩnh Phúc thì hầu hết các trang TTĐT hoạt động manh mún nhỏ lẻ, chưa thực sự thu hút tổ chức, công dân.

- Hệ thống dịch vụ cung cấp truyền hình trả tiền chưa đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách khuyến khích người dân lắp đặt, sử dụng loại hình dịch vụ này.

2. Thị trường Báo chí Vĩnh Phúc chưa có ấn phẩm, kênh giải trí đáp ứng nhu

cầu của đối tượng chuyên biệt tại các khu công nghiệp, du lịch và dịch vụ, giải trí, thể thao…

3. Thị trường Báo chí Vĩnh Phúc chịu sự cạnh tranh rất lớn của các cơ quan

báo in Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và một số Đài PT&TH địa phương phủ sóng qua vệ tinh, mạng Internet… Các cơ quan này có lợi thế về phạm vi phủ sóng, phát hành, tiềm lực tài chính và tính chuyên nghiệp, đặc biệt về cung cấp dịch vụ quảng cáo. Điều này cũng gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan báo chí Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w