QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 39)

1. Hoạt động báo chí do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Phát triển báo chí theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Đa dạng hoá ấn phẩm báo chí, chương trình PTTH, TTĐT đi liền với tăng cường công tác định hướng và QLNN. Ưu tiên nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa quy trình sản xuất chương trình và trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện, công nghệ cho Báo, Đài PT&TH, Cổng TT-GTĐT.

2. Đầu tư cho báo chí là đầu tư cho phát triển toàn diện và bền vững của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, bố trí nhân lực cho hoạt động báo chí cả về số lượng và chất lượng theo hướng coi trọng chất lượng, có phong cách chuyên nghiệp. Phát triển phải đi đôi với quản lý tốt.

3. Mở rộng thông tin đối ngoại, phát triển hình thức song ngữ trên báo in, báo điện tử, ấn phẩm quảng bá du lịch, PT&TH, ấn phẩm dành cho đối tượng đặc thù.

4. Rà soát, sắp xếp lại hệ thống Bản tin, Website sở ngành, địa phương theo hướng coi trọng chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, thu hẹp phạm vi xuất bản hoặc ngừng xuất bản đối với những Bản tin chất lượng kém, hiệu quả thấp. Phủ kín đài truyền thanh xã; Phát triển Cổng thành phần các huyện, thành, thị, sở ban ngành theo hướng tích hợp tại Cổng TT-GTĐT tỉnh.

5. Phát triển báo chí tỉnh Vĩnh Phúc phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội; đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực của cả nước.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁO CHÍ, PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 39)