Đánh giá hệ thống MIMOOFDM

Một phần của tài liệu Mô hình kênh dựa trên các bộ lọc và đánh giá dung lượng cho các hệ thống (Trang 70 - 73)

Điều chế Mapping Kênh truyền 2x2 OFDM Demodulator Ước lượng kênh Cân bằng kênh Giải điều chế Chuỗi bit vào

Chuỗi bit ra

OFDM Modulator

Chèn pilot

STBC

Hình 4.17: Mô hình kênh cho hệ thống MIMO OFDM

Chuỗi dữ liệu ngẫu đầu vào sẽ được đưa qua khối điều chế để được các OFDM symbol chứa dữ liệu cần truyền. Sau đó sẽ được chèn các symbol với pilot phù hợp để bên thu có thể ước lượng được kênh truyền. Dữ liệu được phát trên 2 anten sẽ được phân tập bằng kỹ thuật STBC. Dữ liệu sẽ được chuyển từ miền tần số sang miền thời gian, chèn chuỗi bảo vệ để tránh nhiễu ISI thông quan khối OFDM modulator và được truyền qua kênh truyền MIMO được được tạo ra bên trên.

63

Ở tại đầu thu dữ liệu sẽ được gỡ bỏ chuỗi bảo vệ chuyển từ miền thời gian sang miền tần số thông qua chuỗi OFDM demodulator. Dựa vào các mẫu pilot được phát đi chúng ta sẽ ước lượng lại kênh truyền thông qua khối Channel Estimation. Dữ liệu gốc sẽ được khôi phục bởi khối cân bằng kênh và được giải điều.

4.4.2.1 Kết quả mô phỏng

Hình 4.18: SER của hệ thống MIMO OFDM khi sử dụng hai phương pháp điều chế khác nhau QAM 6 và QAM64

Nhận xét: Hình trên thu được khi chúng ta sử dụng hai phương pháp điều chế khác nhau là QAM16 và QAM64 và tăng dần tỷ số SNR từ 0 tới 15 dB. Kết quả thấy rằng khi sử dụng phương pháp điều chế QAM16 sẽ cho kết quả tốt hơn so với phương pháp điều chế QAM64. Kết quả này là phù hợp với lý thuyết về điều chế QAM được xem xét trong phần 2.4.1, vì phương pháp điều chế QAM64 sẽ có số điểm của chòm sao QAM lớn hơn so với phương pháp điều chế QAM16 nên xác suất giải điều chế sai là lớn hơn.

4.5 Kết luận chƣơng

Trong chương này chúng ta đã đưa ra cơ sở lý thuyết, cũng như là các bước để thực hiện xây dựng kênh truyền MIMO. Sau đó sử dụng Matlab để đánh giá lại các kết quả của từng bước.

64

KẾT LUẬN

Nội dung của luận văn đã nghiên cứu và xây dựng mô hình kênh sử dụng phương pháp phỏng tạo bằng bộ lọc. Đưa ra được các thông số cho bộ lọc để có thể có được hàm truyền đạt theo yêu cầu. Sau đó đã thiết kế, xây dựng kênh truyền và đưa vào đánh giá cho hệ thống SISO và MIMO.

Trong quá trình làm luận văn do thời gian có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô và các bạn đóng góp thêm, để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Hà Duyên TrungPGS. TS Nguyễn Văn Đức đã hướng dẫn, cung cấp tài liệu và góp ý sửa chữa để em có thể hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy.

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Đức, (2006) “Lý thuyết và các ứng dụng của kỹ thuật OFDM”, NXB Khoa học và kỹ thuật.

[2] Nguyễn Quốc Khương, (2013) , “Các hệ thống không gian thời gian”, pp 23- 26, 41-58.

[3] Cyril-Daniel Iskander, “A MATLAB based Object-Oriented Approach to

Multipath Fading Channel Simulation”, While Paper Channel Model.

[4] Nguyễn Quốc Trung , “Xử lý tín hiệu số, tập 1 ”, NXB Khoa học và kỹ thuật. [5] 3GPP(2010), “TS 36.101 V09.1.0 3rd Generation Partnership Project LTE;

Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA);

User Equipment (UE) radio transmission and reception”, 3GPP

Organizational, section B.2.3.

[6] Spirent, “Correlation-based spatial channel modeling”, White paper.

[7] Chris Johnson(2010), “Long Term Evolution IN BULLETS”, Northampton University, pp. 63-65.

[8] Mathuranathan Viswanathan, “Simulation of Digital Communication Systems

Using Matlab”, Smashwords Edition.

[9] Yong Soo Cho, Jaekwon Kim, Won Young Yang , Chung G. Kang “MIMO- OFDM wireless comunication with Matlab”.

Một phần của tài liệu Mô hình kênh dựa trên các bộ lọc và đánh giá dung lượng cho các hệ thống (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)