Nghiền nhỏ chất rắn trước khi cho vào nước

Một phần của tài liệu Giáo án hóa 8 học kì II rất chi tiết (Trang 62 - 63)

Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh.

- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: cho vào mỗi cốc (25 ml nước) một lượng muối ăn như nhau.

+ Cốc 1: để yên. + Cốc 2: khuấy đều. + Cốc 3: đun nóng

+ Cốc 4: nghiền nhỏ trước khi cho vào nước và để yên.

⇒ Vậy, muốn quá trình hoà tan chất rắn trong nước được nhanh hơn ta nên thực hiện những biện pháp nào?

- Yêu cầu các nhóm đọc SGK → thảo luận:

? Vì sao khi khuấy dung dịch quá trình hoà tan chất rắn nhanh hơn?

? Vì sao khi đun nóng, quá trình hoà tan nhanh hơn?

? Vì sao khi nghiền nhỏ, chất rắn tan nhanh trong nước hơn?

- Làm thí nghiệm: cho vào 4 cốc nước 5g muối ăn.

+ Cốc 1: muối tan chậm.

+ Cốc 2, 3: muối tan nhanh hơn cốc 1, 4 + Cốc 4: tan nhanh hơn cốc 1 nhưng chậm hơn cốc 2, 3.

* Muốn quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn, thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau:

- Khuấy dung dịch.- Đun nóng dung dịch. - Đun nóng dung dịch.

- Nghiền nhỏ chất rắn trước khi cho vào nước nước

- Thảo luận:

+ Khuấy dung dịch: tạo ra nhiều sự tiếp xúc giữa chất rắn và các phân tử nước.

+ Đun nóng dung dịch: phân tử nước chuyển động nhanh hơn tăng số lần va chạm giữa phân tử nước và chất rắn.

+ Nghiền nhỏ: tăng diện tích tiếp xúc giữa các phân tử nước và chất rắn.

4. Củng cố

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính: ? Dung dịch là gì?

? Dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hoà là gì? - Làm bài tập 5 SGK/138.

5. Dặn dò:

- Học bài.

- Làm bài tập Sgk/138.

- Xem trước bài: “Độ tan của 1 chất trong nước”

Một phần của tài liệu Giáo án hóa 8 học kì II rất chi tiết (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w