Cặn béo thải từ quá trình tinh luyện dầu, mỡ động thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo xúc tác hydrotalcite chứa almgco và thăm dò ứng dụng cho phản ứng deoxy hóa dầu ăn thải thu nhiên liệu (Trang 33)

Cặn béo thải thu được từ quá trình tinh chế cuối cùng trong quy trình tinh luyện dầu, mỡ động thực vật có thành phần hóa học rất phức tạp. Trong đó thành phần chủ yếu là các axit béo tự do, ngoài ra còn có các thành phần khác như sterol, tocopherol, các este sterol, các hydrocacbon, các sản phẩm bẻ gãy mạch của các axit béo tự do, andehit, xeton và axyl glyxerol. Hàm lượng axit béo tự do thường chiếm từ 25 – 75% khối lượng cặn béo thải phụ thuộc vào nguyên liệu dầu ăn đem tinh luyện và điều kiện công nghệ của quá trình tinh luyện (đặc biệt có loại lên đến hơn 90%) [8]. Trên thế giới, cặn béo thải thường được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất tocopherol và sterol [8] – là những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sau khi tách tocopherol và sterol ra khỏi cặn béo thải, vẫn còn một lượng cặn béo rất lớn thải ra thường được sử dụng làm thức ăn gia súc, gây lãng phí một lượng nguyên liệu rất lớn có thể sử dụng để tổng hợp nhiên liệu sinh học.

Việt Nam cũng là một trong những nước có nguồn nguyên liệu sản xuất dầu phong phú, đồng thời cũng có thị trường tiêu thụ sản phẩm dầu tinh luyện lớn. Cặn béo thải ở Việt Nam theo tính toán từ thống kê sản lượng dầu thực vật có khối lượng khá lớn (khoảng 80000 tấn năm 2010) và sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 [49, 50]. Nếu tận dụng được nguồn nguyên liệu này, sản phẩm nhiên liệu sinh học có thể đáp ứng các yêu cầu không những về mặt kỹ thuật mà còn có lợi về mặt kinh tế. Quá trình deoxy hóa và cracking cặn béo thải để tổng hợp nhiên liệu sinh học cũng đã được quan tâm nghiên cứu trên thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo xúc tác hydrotalcite chứa almgco và thăm dò ứng dụng cho phản ứng deoxy hóa dầu ăn thải thu nhiên liệu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)