Ngân hàng nói riêng và các bên tham gia thanh toán quốc tế nói chung luôn phải đối mặt với rủi ro đạo đức do bên đối tác luôn tìm cách vi phạm, không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng, vì họ thƣờng ở cách xa nhau thậm chí không hề gặp mặt trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C..
Rủi ro đạo đức từ phía nhà nhập khẩu xảy ra đối với ngân hàng trong trƣờng hợp khách hàng không có thiện chí, tìm mọi cách để không thực hiện nghĩa vụ của mình. Đó là khi khách hàng yêu cầu ngân hàng phát hành thƣ bảo lãnh cho nhận hàng trƣớc khi nhận đƣợc chứng từ giao hàng qua ngân hàng và cam kết thanh toán tiền hàng, đồng thời
GVHD: ThS. Võ Tƣờng Oanh
36
không khiếu nại gì về bộ chứng từ nếu có sai sót, uỷ quyền cho ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của mình để thanh toán. Khi nhận đƣợc hàng, doanh nghiệp cố tình không thực hiện cam kết của mình do không tiêu thụ đƣợc hàng hoá, kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ làm ngân hàng chịu rủi ro tín dụng mất vốn.
Đặc trƣng của phƣơng thức tín dụng chứng từ là việc thanh toán chỉ dựa trên cơ sở chứng từ mà không căn cứ vào thực trạng hàng hoá, nên nhiều khách hàng nƣớc ngoài đã lợi dụng khe hở này để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng và nhà nhập khẩu. Họ có thể dùng nhiều thủ đoạn tinh vi nhƣ lập chứng từ giả, giao hàng không đúng nhƣ hợp đồng đã ký về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng.
Trong một số trƣờng hợp khách hàng mở L/C trả chậm, do chƣa phải thanh toán ngay với đối tác nƣớc ngoài nên các nhà nhập khẩu có tâm lý xem thƣờng việc quản lý, tiêu thụ hàng hoá, do chƣa đến hạn thanh toán nên lợi dụng vốn để kinh doanh hoạt động khác, khi đến hạn thanh toán doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, để đảm bảo uy tín của mình ngân hàng phát hành phải tiến hành cho vay bắt buộc đối với khách hàng để trả nợ nhà xuất khẩu.