CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM

Một phần của tài liệu Những điểm mới của luật doanh nghiệp năm 2005 và một số kiến nghị nhằm thực thi có hiệu quả luật (Trang 28 - 46)

1. Hoàn cảnh ra đòi của Luật Doanh nghiệp năm

CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM

ì. Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2005

Việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 là một bước phát triển mới trong pháp luật về D N ở Việt Nam, là sự tiếp tục của Luật Doanh nghiệp năm 1999 và các đạo luật khác về DN. Với sụ ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005, các DN Việt Nam đã có được một công cụ pháp lý quan trọng để vận hành và phát triển bình đẳng trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta như hiện nay.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đữi lớn trong pháp luật về D N ở Việt Nam. Luật Doanh nghiệp mới này đã giải quyết, khắc phục những khiếm khuyết, nhược điểm của hệ thống pháp luật trước đó, đững thời phản ánh tư tưởng và mục tiêu nữi bật của Luật là hình thành khung pháp lý chung, bình đẳng, áp dụng thống nhất cho mọi loại hình DN. Đây là lần đầu tiên nước ta ban hành một văn bàn pháp luật chung điểu chỉnh thống nhất tất cả các loại hình DN. Với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, các DN đã có điểu kiện để hoạt động trong một môi trường bình đẳng. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đáp ứng được yêu đối xử không phân biệt giữa các DN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (đặc biệt là tuân thủ hai chế độ đối xử đó là chế độ đối xử quốc gia - NT và chế độ đối xử tối huệ quốc - MFN).

Về cơ bản, Luật Doanh nghiệp năm 2005 được thay đữi theo những hướng sau: giải quyết những tồn tại của Luật Doanh nghiệp năm 1999 và luật liên quan; đẩy mạnh thực hiện nhất quán chủ trương cữ phần hoa và sắp xếp lại DNNN; đữi mới một cách căn bản chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý DNNN, tạo điều kiện và động lực để DNNN huy động thêm vốn đẩu tư từ bên ngoài; duy trì mờ rộng và phát triển quyền tự do kinh doanh; Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh hợp pháp của DN, áp dụng phữ biến chế độ đăng ký, xoa bỏ những quy định bất hợp lý làm nảy sinh cơ chí "xin - cho", "phê duyệt" gây phiền hà cho DN; phù hợp với các điều ước quốc tế m à Việt Nam đã cam kết.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 có lo Chương với 172 Điều. So với Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 có những điểm mới quan trọng sau:

1. Tạo lập khung pháp lý bình đảng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Đây là một thay đổi quan trọng m à Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo ra trong hệ thống pháp luật hiện hành về DN. Luật Doanh nghiệp năm 2005 thay thế cho

Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003, các quy định về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của DN theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 (Điều 171 Luật Doanh nghiệp năm 2005). Sự ra

đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo lập môi trường pháp lý chung, thống nhểt cho các loại hình DN.

Điều Ì Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về phạm vi điêu chỉnh cùa Luật

như sau: " Luật này quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoại động cùa công

ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ly hợp danh và doanh nghiệp tư nhăn thuộc mọi thành phẩn kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); quy định về nhóm công ty". Bên cạnh đó, Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng khẳng

định: "Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyển thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này". Với quy định

như vậy thì khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực, các DN, không phân biệt tính chểt sờ hữu hay thành phân kinh tế, là Nhà nước hay không phải là Nhà nước, là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được quyền tự do chọn một trong bốn loại hình DN nói trên để thực hiện hoạt động kinh doanh ờ Việt Nam và chịu sự điều chỉnh thống nhểt của các quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Có thể xem đây là một bước đột phá vẻ phạm vi áp dụng của hệ thống pháp luật

về DN. Lần đẩu tiên trong pháp luật Việt Nam, một khung pháp lý thống nhểt cho việc thành lập, tổ chức quân lý và hoạt động của DN thuộc các thành phẩn kinh tế đã

được thiết lập.

Lĩ. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư và thành lập

Điều 169 Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định: "Doanh nghiệp do Nhà

nước thành lạp kể từ ngày Luật này có hiệu lực phải được đăng ký, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan". Với quy định

này, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã không cho phép tiếp tục thành lập mới công ty Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003. Và để các công ty Nhà nước đã được thành lập trước ngày Ì tháng 7 năm 2006 hoạt động theo khuôn khổ pháp lý bình đẳng với các loại hình D N thuộc các thành phần kinh tế khác, Điểu 166 Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định rõ thời hạn các công ty Nhà nước phải chuyển đổi sang hoạt động theo Luật này, cụ thể:

" Thực hiện theo lộ trình chuyền đổi hằng năm, nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kề từ ngày Luật này có hiệu lực, các cóng ty Nhà nước thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 phải chuyển đối thành công ty trách nhiệm hứu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật này".

Có hai trở ngại lớn khi chuyển đổi công ty Nhà nước sang công ty TNHH hay CTCP. Thứ nhất, công ty Nhà nước không hội tụ đủ điều kiện của công ty T N H H hay cổ phỗn. Thứ hai, các công ty Nhà nước chưa được quản lý tập trung và thống nhất, mỗi cơ quan bộ, ngành lại quyết định riêng rẽ, theo quy trình hành chính, không có sự phối hợp đồng bộ và rõ ràng.

Do vậy, để thoa mãn những yêu câu quản lý đặc thù của các DNNN, m à cụ thể chỉ là các công ty Nhà nước và tiếp tục đổi mới các DNNN, Khoản 2 Điều 166 Luật Doanh nghiệp năm 2005 có quy định: "Trong thời hạn chuyển đổi, nhứng quy định

cùa Luật Doanh nghiệp Nhả nước năm 2003 được tiếp tục áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước nếu Luật này không có quy định. "

Như vậy, trong thời hạn chuyển đổi, các công ty Nhà nước đã được thành lập trước ngày Ì tháng 7 năm 2006 vẫn tạm thời hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 (nếu Luật Doanh nghiệp năm 2005 không có quy định), và khi đã chuyển đổi thành còng ty TNHH hoặc CTCP thì thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Quy định về việc thành lập và chuyển đổi các công ty Nhà nước trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 là một bước tiến rất quan trọng nhằm tạo một mặt bằng pháp lý chung cho các DN, không phân biệt thành phần kinh tế. Trong đó. việc chuyển đổi các công ty Nhà nước sang hoạt động theo hình thức CTCP. công tv TNHH về bản chất là chuyển đổi hình thức pháp lý quản trị DN chứ không phai là sự chuyển đổi hình thức và tính chất sở hữu DN. Vì vậy. các DN thuộc sở hữu Nhà

nước vẫn tổn tại, phát triển dưới hình thức tổ chức mới và tiếp tục giữ vai trò then chốt trong một sổ lĩnh vục kinh tế, góp phán giữ vững định hướng XHCN. Mục đích

của việc chuyển đổi các công ty Nhà nước là nhằm đổi mới cơ chế quản lý, phương

thức tổ chức, quản trị DN, góp phần tăng cưỳng tính tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm, xoa bỏ sự ỳ lại của DN và sự can thiệp hành chính, bao cấp kéo dài một cách không hợp lý. Đây là những điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, hiệu quả quản lý kinh tế vĩ m ô của Nhà nước và từ đó góp phẩn nâng cao chất lượng, hiệu quả đẩu tư vốn của Nhà nước tại các DN.

1.2. Đối với doanh nghiệp do nhà đẩu tư nước ngoài thành lập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kể từ ngày Ì tháng 7 năm 2006, với việc áp dụng quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập mới và quản lý D N theo Luật Doanh nghiệp năm 2005

thì quyền thành lập và quản lý DN của các đối tượng này đã xích lại gần với các nhà

đẩu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn một trong các loại hình: CTCP, công ty TNHH, DN tư nhân và CTHD để tiến hành hoạt động kinh doanh ở Việt Nam m à không bị hạn chế ở một loại hình công ty TNHH như pháp

luật về đầu tư nước ngoài trước đây quy định. Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 còn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài "có quyền mua

cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này".

Còn đối với DN có vốn đấu tư nước ngoài được thành lập trước ngày Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực cũng đã được Luật quy định cụ thể quyên chuyển đổi theo một trong hai cách:

+ Đăng ký lại và tổ chức quản lý, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005;

việc đăng ký được thực hiện trong thỳi hạn 02 năm kể từ ngày Ì tháng 7 năm 2006. + Không đăng ký lại; trong trưỳng hợp này, DN chỉ được quyền hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành nghề và thỳi hạn được ghi trong Giấy phép đầu tư và

tiếp tục được hưởng ưu đãi đẩu tư theo quy định của Chính phủ.

Các DN có vốn đầu tư nước ngoài m à nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết chuyển giao không bổi hoàn toàn bộ tài sản đã đầu tư cho Chính phủ Việt Nam sau khi kết thúc thỳi hạn hoạt động thì chi được chuyển đổi khi được cơ quan Nhà nước có thẩm

quyền chấp thuận theo quy định của Chính phủ (Khoản 2 và 3 Điều 170 Luật Doanh nghiệp năm 2005).

2. Mở rộng quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp

Quyển tự do kinh doanh của DN được hiểu là quyền của DN được tự chủ quyết định các vấn đề trong các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quyền đầu tư kinh doanh và quyền huy động vốn. M ở rộng quyền tự do kinh doanh của DN cũng có nghĩa là hạn chế sự can thiệp hành chính tuy ý của các cơ quan Nhà nước vào hoạt động của DN.

Một trong nhửng thay đổi được coi là mang tính đột phá của Luật Doanh nghiệp năm 2005 là quyền của các DN có vốn đẩu tư nước ngoài sẽ được mở rộng đáng kể.

Nếu như trước đây, theo quy định của Luật Đẩu tư nước ngoài tại Việt Nam nam 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2000) thì "Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... có quyền tự chủ kinh doanh theo mục tiêu quy định trong Giấy phép đẩu tư" (Khoản Ì Điều 31 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, được sửa đổi, bổ sung năm 2000). Trong khi đó, thì các DN trong nước có quyền "chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, kể cả liên doanh, góp vốn vào doanh nghiệp khác, chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh..." (Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 1999). Như vậy, quyền tự do kinh doanh của các nhả đầu tư nước ngoài bị hạn chế rất nhiều so với nhà đầu tư trong nước.

Còn theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, thì các DN có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được kinh doanh tất cả các ngành nghề m à pháp luật không cấm chứ không chỉ bị giới hạn trong nội dung của giấy phép đầu tư như quy định của Luật Đẩu tư nước ngoài năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2000). Đồng thòi, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng chế độ Đ K K D giống như các DN tư nhân trong nước, nhờ đó việc thành lập DN trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng và ít chi phí hơn so với chế độ cấp phép đầu tư phức tạp như trước kia. Hơn nửa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ không còn bị giới hạn ở một loại hình là công tv TNHH như quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2000). m à sẽ được tự do lựa chọn các loại hình DN phù hợp, như CTCP hay CTHD. Đố i với một số ngành, nghề hạn chế kinh doanh áp dụng cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài sẽ

quy định những điều kiện nhất định m à nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng theo hướng công khai, minh bạch hem. Những thay đổi này chác chấn sẽ góp phần tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 có quy định "Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phẩn, góp vồn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này". Ớ đây, "tổ chức, cá nhân" bao gồm cả trong và ngoài nước, không loại trừ "tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam" như quy định tại Khoản 9 Điều Ì Luật Doanh nghiệp năm 1999. Như vậy, hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài cũng được mở rộng, hoạt động đấu tư gián tiếp dưới hình thức góp vồn, mua cổ phần đã được ghi nhận và áp dụng phổ biến cho mọi cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Ngoài ra, các quy định mang tính phân biệt đồi xử giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đẩu tư trong nước trong pháp luật về đầu tư nước ngoài trước đây cũng được Luật Doanh nghiệp năm 2005 xoa bỏ. Ví dụ, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đấu tư năm 2005 không quy định về mức vồn pháp định đồi với mọi nhà đầu tư, không quy định về tỷ lệ vồn góp tồi thiểu của nhà đầu tư nước ngoài trong DN liên doanh, không quy địnhvề thời hạn hoạt động của DN nước ngoài, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được quyền góp vồn, mua cổ phần trong DN Việt Nam tuy theo khả năng tài chính của mình. Khung quản trị áp dụng chung, phù hợp với từng loại hình DN, không phân biệt tính chất sở hữu hay thành phần kinh tế, D N trong nước hay ngoài nước (nguyên tắc nhất trí trong D N liên doanh bị xoa bỏ).

Luật Doanh nghiệp năm 2005 còn mở rộng đáng kể quyền của các DNNN. Các DNNN khi được điều chỉnh bới Luật Doanh nghiệp năm 2005 sẽ không còn bị ràng buộc hay chịu sự chi phồi bởi những can thiệp mang tính chất hành chính, chủ quản và thiếu sự phồi hợp của không ít cơ quan Nhà nước. Ví dụ, nếu như trước đây, trong các vấn đề liên quan có tính chất quyết định của DNNN thì Bộ chuyên ngành quyết về chiến lược, Bộ nội vụ quyết về nhân sự, BộK ế hoạch và Đẩu tư quyết về dự án đầu tư, Bộ tài chính quyết về vồn. Với Luật Doanh nahiệp năm 2005, các D N N N sẽ được "cởi trói", quyền kinh doanh sẽ được mở rộng, tính tự chủ kinh doanh sẽ được nâng cao, việc quản trị sẽ được cải thiện và sẽ ít phải phụ thuộc vào ngán sách Nhà nước hơn.

Ngoài ra việc cho phép cá nhân có quyền thành lập công ty T N H H một thành viên, công nhận tư cách pháp nhân của CTHD cũng là một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng quyền tự do kinh doanh cùa các nhà đầu tư trong và ngoài nước so với các quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 1999.

3. Đơn giản hoa thủ tục, giảm rào cản gia nhập thị trường, đặc biệt đôi vói các nhà đầu tư nước ngoài

Các thủ tục và các loại giấy tờ gia nhập thị trường vỗn được coi là một trong những bất cập lớn nhất trong môi trường pháp lý kinh doanh ở Việt Nam. Mặc dù Chính phủ đã nỗ lực loại bỏ những giấy phép kinh doanh không cẩn thiết, tuy nhiên

Một phần của tài liệu Những điểm mới của luật doanh nghiệp năm 2005 và một số kiến nghị nhằm thực thi có hiệu quả luật (Trang 28 - 46)