Chi phí thuế TNDN

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM-DV nông sản Việt (Trang 36)

Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm.

Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót.

Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộpđược giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện hànhđã ghi nhận trong năm. Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành vào TK 911.

Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có TK 8211

Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhận hoãn lại phải trả( là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lạiđã được hoàn nhập trong năm ).

Số hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lạiđã ghi nhận từ các năm trước( là số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm ).

Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên “Có” lớn hơn số phát sinh bên “Nợ” của TK 8212 phát sinh trong kỳ, vào bên “Có” của TK 911.

Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại( số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm ).

Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại( số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm ).

Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên “Có” nhỏ hơn số phát sinh bên “Nợ” của TK 8212 phát sinh trong kỳ, vào bên “Nợ” của TK 911.

Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có TK 8212

27

Sơ đồ 1.13.Hạch toán thuế TNDN hiện hành

TK 111,

112 TK 3334 TK8211 TK 911 TK 8212 Khi nộp thuế Chi phí thuế TNDN Kết chuyển Kết chuyển thuế

TNDN vào hiện hành phải nộp thuế TNDN TNDN hoãn lại NSNN phải nộp ( Có > Nợ )

( Nợ > Có )

TK 347 TK 243 Thuế TNDN Tài sản

hoãn lại thuế TNDN phải trả hoãn lại

Kết chuyển thuế TNDN hoãn lại ( Có > Nợ ) Kết chuyển thuế TNDN hiện hành phải

nộp ( Có > Nợ ) 1.3.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:

Chừng từ, sổ sách hạch toán:

 Các bảng kê bên có của giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp.

 các bảng kê bên nợ của doanh thu bán hàng.

 sổ TK 911, Bảng kê bên nợ, bên có xác định kết quả kinh doanh, phiếu kế toán.

28

Sơ đồ 1.14. Hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh

TK 632 TK 911 TK 511,512 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu

bán hàng thuần

TK 635 TK 515 Kết chuyển chi phí hoạt động Kết chuyển doanh thu tài chính hoạt động tài chính

TK 641,642 TK 711 Kết chuyển chi phí bán hàng, Kết chuyển thu nhập khác chi phi quản lý doanh nghiệp

TK 811 TK 421 Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển lỗ

TK 821

Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Kết chuyển lãi Trị giá vốn của sản phẩm hàng

hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ Chi phí hoạt động Tài chính Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý DN Chi phí khác

Chi phí thuế TNDN

Lợi nhuận chưa phân phối (lãi).

Doanh thu về số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.

Thu nhập hoạt động tài chính Các khoản thu nhập khác. Lợi nhuận chưa phân phối (lỗ).

Tổng phát sinh nợ Tổng phát sinh có TK 911

29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY TNHH TM – DV NÔNG SẢN VIỆT

2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH TM – DV Nông Sản Việt: 2.1.1. Giới thiệu về công ty TNHH TM – DV Nông Sản Việt: 2.1.1. Giới thiệu về công ty TNHH TM – DV Nông Sản Việt:

Công ty TNHH TM-DV NÔNG SẢN VIỆT là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động với tư cách pháp nhân theo qui định hiện hành của nhà nước có con dấu riêng và tự chủ về mặt tài chính. Được thành lập chính thức ngày 02/02/2005 theo giấy phép kinh doanh số 4102000806 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp. Công ty Nông Sản Việt được xem là một doanh nghiệp năng động cung cấp đến khách hàng những sản phẩm dịch vụ với chất lượng và giá hợp lý.

Giới thiệu chung:  Logo công ty:

 Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty TNHH TM-DV NÔNG SẢN VIỆT.

 Tên giao dịch quốc tế: VIET AGRICULTURAL COMODITES TRANDING AND SERVICE COMPANY LIMITED.

 Tên công ty viết tắt: VIET ACC CO.LTD  Đăng ký kinh doanh: 02-02-2005

 Địa chỉ: Lầu 5, số 87, Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM.  Điện thoại: (08) 3512 9358

 Fax: (08) 3512 9363-64  Website: viet-acc.com  Mã số thuế: 0303679140

Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty:

 2005: ACC được thành lập với vai trò là nhà môi giới và thương mại nội địa trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.

30

 2009: Mở thêm bộ phận F&C chuyên về thực phẩm, dinh dưỡng và chất phụ gia thức ăn chăn nuôi. Nhà phân phối độc quyền của OLMIX.

 2010: Phát triển thêm mảng thực phẩm và chế biến thực phẩm: gạo, hạt điều…  2012: Nguyên liệu và chất phụ gia dùng trong thực phẩm. Nguyên liệu và chất phụ

gia dùng trong mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.

2.1.2. Chức năng hoạt động của công ty:

Công ty TNHH TM – DV Nông Sản Việt là một công ty thương mại kinh doanh mua bán với khách hàng khắp nội địa chuyên cung cấp các loại:

 Nguyên liệu thực phẩm.  Nguyên liệu mỹ phẩm.

 Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.  Thuốc thú y.

 Thực phẩm Salba.

2.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty:

Sơ đồ 2.1.Sơ đồ tổ chức công ty

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH BỘ PHẬN NGUYÊN LIỆU THỰC PHẨM BỘ PHẬN NGUYÊN LIỆU MỸ PHẨM BỘ PHẬN NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI BỘ PHẬN THỰC PHẨM (SALBA) BỘ PHẬN THUỐC THÚ Y

31

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

 Giám đốc: là người có quyền cao nhất trong công ty, ra quyết định và giao nhiệm vụ công việc cho các phòng ban khác và đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị của công ty TNHH TM-DV NÔNG SẢN VIỆT.

 Phó giám đốc: là người có quyền dưới vị trí giám đốc, chịu sự chỉ đạo của giám đốc và có trách nhiệm về các lĩnh vực và thực hiện các công việc khi giám đốc đi công tác.

 Phòng kế toán: chịu trách nhiệm mọi vấn đề về thu chi tài chính, tính phí dịch vụ cung ứng đối với khách hàng. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác kế toán trong toàn công ty, đảm bảo luôn luôn có đủ vốn cho mọi hoạt động, tiến hành công việc thu nhận, xử lý cung cấp thông tin, tổng hợp báo cáo để biết mọi hoạt động tài chính nhằm giúp giám đốc có những phương án tối ưu nhất.  Phòng hành chính: phụ trách công việc quản trị, tuyển dụng về quản lý nhân sự

công ty.

 Phòng kinh doanh: là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là nhập khẩu hàng hóa trong và ngoài nước. Ngoài ra thực hiện các công việc chủ yếu về marketing trong kinh doanh có nhiệm vụ quan trọng trong công việc kinh doanh của công ty, cũng như luôn đưa ra các phương hướng phát triển, bên cạnh đó luôn luôn tìm kiếm khách hàng mới cho công ty.

Trong phòng kinh doanh chia làm 5 bộ phận:

 Bộ phận nguyên liệu thực phẩm: chuyên cung cấp các loại gạo, hạt điều, các loại hạt, sữa, bơ, caramel….

 Bộ phận nguyên liệu mỹ phẩm: chuyên bán các loại nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm và các loại mỹ phẩm.

 Bộ phận nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: chuyên bán nguyên liệu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

 Bộ phận thuốc thú y: chuyên bán thuốc thú y.

32

2.1.4. Bộ máy tổ chức phòng kế toán :

Sơ đồ 2.2.Sơ đồ phòng kế toán

Chức năng, nhiệm vụ:

 Kế toán trưởng:

 Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành, kiểm soát toàn bộ hệ thống kế toán của công ty, bố trí nhân sự phòng kế toán, tham mưu cho Giám Đốc về hoạt động tài chính.

 Tổ chức phổ biến hướng dẫn, thi hành kịp thời các chế độ kế toán của nhà nước. Đồng thời phối hợp với các phòng ban khác để lập kế hoạch tài chính.

 Kiểm tra ký duyệt các chứng từ sổ sách, báo cáo. Khi các báo cáo quyết toán được lập xong, kế toán trưởng có nhiệm vụ thuyết minh, phân tích, giải trình kết quả kinh doanh, chịu trách nhiệm mọi số liệu trong bản báo cáo quyết toán.  Kế toán tổng hợp:

 Tập hợp kiểm tra số liệu, kết chuyển doanh thu, phân bổ chi phí, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính theo chế độ quy định.

 Kế toán thuế:

 Cập nhật theo dỏi thuế GTGT đầu vào và đầu ra của toàn công ty, báo cáo quyết toán thuế hàng tháng.

 Kiểm tra tất cả các hóa đơn đầu vào và đầu ra.  Nhân viên nhập liệu:

KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THUẾ

NHÂN VIÊN NHẬP LIỆU

NHÂN VIÊN PHÁT HÀNH HOÁ ĐƠN

33

 Nhập liệu các chứng từ vào phần mềm như : hoá đơn, phiếu thu, phiếu chi, ….  Nhân viên phát hành hoá đơn:

 Chuyên kiểm tra đối chiếu hàng hoá và phát hành hoá đơn cho công ty.

2.1.5. Hình thức kế toán :

Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:  Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt.

 Sổ Cái.

 Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức ghi sổ Nhật ký chung

Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt Sổ Nhật Ký Chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

34

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Ghi hằng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

2.1.6. Chế độ kế toán đang áp dụng tại công ty :

 Hiện nay ngoài hệ thống kế toán công ty đang sử dụng gồm tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2 được bổ sung trong 9 loại như sau:

 Loại 1 và loại 2: phản ánh tài sản

 Loại 3 và loại 4: phản ánh nguồn vốn

 Loại 5 và loại 9: phản ánh quá trình hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp( quá trình phát sinh chi phí và hình thành các loại doanh thu, thu nhập).

35

 Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 cùng năm.

 Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: ghi nhận tại thời điểm thực tế.

 Khoản chuyển đổi các khoản tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: theo tỷ giá thực tế.

 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ, bất động sản đầu tư: theo giá gốc.

 Phương pháp ghi nhận và khấu hao TSCĐ, bất động sản đầu tư: là phương pháp đường thẳng và tính giá sử dụng theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.

 Nguyên tắc ghi nhận chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại: theo chuẩn mực 17 và thông tư 20/2003/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.

 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: căn cứ vào giá gốc hàng tồn kho.  Phương pháp kê khai hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.  Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền.

2.1.7. Tình hình công ty những năm gần đây :

Hơn 9 năm kể từ ngày thành lập công ty đến nay, công ty đã thể hiện sự kinh doanh phát triển bền vững qua những doanh số mà công ty đạt được trong những năm gần đây :

Bảng 2.1. Bảng doanh số của công ty từ năm 2011 – 2013

(Đơn vị tính : Tỷ đồng ).

Năm 2011 2012 2013

Doanh thu 1.185 1.485 1.652

36

Hình 2.1. Biểu đồ doanh thu

Qua biểu đồ doanh thu các năm 2011, 2012, 2013 cho ta thấy doanh thu các năm tăng theo tỉ lệ như sau:

Bảng 2.2. Tỉ trọng doanh thu

(Đơn vị tính : Tỷ đồng ).

Năm 2011 2012 2013

Doanh thu 1.185 1.485 1.652

Tỉ trọng 100% 125,3% 139,4%

Tỉ lệ tăng trưởng năm 2012 tăng 25,3% so với năm 2011 cho ta thấy công ty đã phát triển mảng sản phẩm thực phẩm tốt đang dần bắt nhịp cùng các mảng sản phẩm kinh doanh trước đó. Không dừng lại ở đó vào cuối năm 2012, công ty lại đầu tư thêm vào mảng nguyên liệu và chất phụ gia dùng trong thực phẩm, mỹ phẩm tuy doanh thu vẫn tăng nhưng tốt độ tăng chậm lại so với năm 2012 nhưng đó cũng là dấu hiệu tốt vì mảng sản phẩm mới đang được chú ý và hy vọng trong năm 2014 các sản phẩm của công ty được phát triển hơn giúp đem lại nguồn doanh thu cao ổn định.

37

Hình2.2. Biểu đồ lợi nhuận

Qua biểu đồ lợi nhuận các năm 2011, 2012, 2013 cho ta thấy doanh thu các năm tăng theo tỉ lệ như sau:

Bảng 2.3. Tỉ trọng lợi nhuận

(Đơn vị tính : Tỷ đồng ).

Năm 2011 2012 2013

Lợi nhuận 10 13 17

Tỉ trọng 100% 130% 170%

Lợi nhuận qua các năm 2011, 2012, 2013 đã tăng dần do các mảng sản phẩm đã đi vào quỹ đạo nên chi phí được cắt giảm phù hợp với tình hình kinh doanh và tình hình kinh tế hiện nay cùng với qui mô khách hàng ngày càng mở rộng giúp việc kinh doanh của công ty thuận lợi nên giúp công ty tăng lợi nhuận với tốc độ ổn định.

38

Hình 2.3. Biểu đồ kết hợp

Qua biểu đồ kết hợp cho ta thấy doanh thu tăng vượt trội qua các năm còn lợi nhuận cũng tăng nhưng tăng không vượt trội như doanh thu. Từ đó, công ty nên tìm biện pháp khắc phục chi phí để đẩy lợi nhuận tăng theo doanh thu.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM-DV nông sản Việt (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)