Chức năng về Skiptime: (Xem Xóa Đặt)

Một phần của tài liệu Luận văn tố t nghiệp ỨNG DỤNG CPU z80 THIẾT kế và THI CÔNG hệ THỐNG báo GIỜ tự ĐỘNG (Trang 137 - 142)

: Đoàn Nam Sơn Lớp 95KĐĐ3/

3.1.5-Chức năng về Skiptime: (Xem Xóa Đặt)

Tương tự như chức năng về Hottime, chương trình Skiptime được đặt ở địa chỉ 28h sẽ đáp ứng ngắt INT mode 0.

Chương trình Skiptime được thi hành theo yêu cầu của người sử dụng và nhận sự điều khiển từ bàn phím.

3.1.6- Các chương trình con:

Chương trình con hiển thị (tên là DISPLAY):

Thực hiện việc biến đổi dữ liệu giờ và phút từ mã HEX sang BCD. Sau đó thực hiện việc so sánh từ 0 - 9 rồi viết sang 8279 để hiển thị các thông tin về thời gian.

Chương trình xử lý bàn phím (tên là KEYPRO)

Nhận phím được ấn để phục vụ việc lựa chọn Thứ - Giờ - Phút.

Chương trình báo lỗi (tên là ERROR):

Gởi thông báo lỗi đến người sử dụng thông qua đèn hiển thị. Phần mềm Hệ Thống được viết bằng ngôn ngữ ASSEMBLY cho Z80, hợp dịch bằng M80 và L80. Phần mềm Hệ Thống được nạp vào 1 vi mạch ROM 2732 có địa chỉ từ 0000h đến 0FFFh.

Bảng sau đây trình bày tóm tắt tên và địa chỉ các chương trình phần mềm.

TÊN CHƯƠNGTRÌNH ĐỊA CHỈ NHIỆM VỤ

MAIN 0000h Tự động báo hiệu RTP 0066h Tạo thời gian thực và

hiển thị thời gian thực SETTIME 0008h Điều chỉnh thời gian

thực

HOTTIME 0018h Xem, xóa và đặt Hottime SKIPTIME 0028h Xem, xóa và đặt

Skiptime DISPLAY

Không xác định

Biến đổi HEX BCD và xuất ra mạch hiển thị KEYPRO Không xác định Đọc dữ liệu bàn phím và xử lý phím ấn ERROR Không xác định Báo lỗi Bảng 7:TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH PHẦN MỀM 3.2- Tổ chức dữ liệu:

Dữ liệu là một thành phần rất quan trọng của phần mềm, cấu trúc của nó quyết định giải thuật xử lý dữ liệu, dữ liệu có cấu trúc phù hợp làm cho giải thuật đơn giản và chặt chẽ hơn.

Dữ liệu của phần mềm Hệ Thống Báo Giờ chủ yếu là thời gian (Thứ-Giờ-Phút-Giây) dưới dạng số HEX có cấu trúc như sau:

3.2.1- Thời gian thực:

Gồm 4 byte cho Thứ, Giờ, Phút và Giây được đặt trong vùng nhớ RAM có địa chỉ là:

DATE EQU 1004H; Byte cứa thứ thực HOUR EQU 1005H; Byte chứa Giờ thực MIN EQU 1006H; Byte chứa Phút thực SEC EQU 1007H; Byte chứa Giây thực

Hệ thống báo giờ tự động

Thời gian thực được chương trình RTP hay chương trình Settime cập nhật.

3.2.2- Restime:

Các Restime được đặt liên tiếp nhau trong một vi mạch ROM 2732 tạo thành bảng Restime. Do đó, bảng Restime có cấu trúc là một danh sách tuần tự (còn gọi là danh sách đặc). Địa chỉ đầu bảng Restime là 0FA0h. Cuối bảng Restime là byte EORT (End Of Restime). EORT có giá trị là 0FFH dùng để báo kết thúc bảng Restime.

Mỗi Restime chiếm 3 byte, mỗi byte cho Giờ, Phút và Mã chuông. Cấu trúc bảng Restime vẽ bởi hình như sau:

0FFFh 0FA0h + 3(N -1)+4

0FA0h + 3(N -1)+3 EORT (0FFh) End Of Restime 0FA0h + 3(N -1)+2 Mã chuông N

0FA0h + 3(N -1)+1 Phút Restime N 0FA0h + 3(N -1) Giờ Restime N (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

... 0FA5h Mã chuông 2 0FA4h Phút Restime 2 0FA3h Giờ Restime 2 0FA2h Mã chuông 1 0FA1h Phút Restime 1 0FA0h Giờ Restime 1

Hình 22: CẤU TRÚC BẢNG RESTIME

3.2.3-Hottime

Với cấu trúc tương tự như bảng Restime, bảng Hottime gồm 32 byte được đặt trong vùng nhớ RAM từ địa chỉ 1008h đến địa chỉ 1027h.

Mỗi Hottime gồm 3 byte (Giờ, Phút và Mã chuông ). Bảng Hottime chứa tối đa được 10 Hottime, 2 byte cuối của bảng Hottime luôn có giá trị là 0FEh. Byte EOHT (End Of Hottime) là mã kết thúc bảng Hottime. Cấu trúc bảng Hottime như sau:

1027h 0FEh Dùng cho xóa Hottime

1026h EOHT (0FEh) END Of Hottime 1025h Mã chuông 1024h Phút Hottime 10 1023h Giờ Hottime 10 ... 100Ah Mã chuông 1 1009h Phút Hottime 1 1008h Giờ Hottime 1 Hình23 : CẤU TRÚC BẢNG HOTTIME

Hottime là loại dữ liệu động. Khi khởi động Hệ Thống phải tạo bảng Hottime gồm 10 Hottime rỗng, Hottime rỗng có giá trị là 0FEh.

Hottime được thiết kế cho mục đích báo hiệu đột xuất. Mỗi Hottime chỉ có tác dụng cho một lần báo hiệu, do đó Hottime sẽ bị xóa sau khi báo hiệu.

3.2.4- Skiptime:

Cấu trúc bảng Hottime cũng là danh sách tuần tự gồm 22 byte trong vùng nhớ RAM từ địa chỉ 1028h đến địa chỉ 103Dh.

Mỗi Skiptime gồm 2 byte, một byte cho Giờ và một byte cho Phút. Bảng Skiptime chứa tối đa 10 Skiptime, 2 byte cuối của bảng Skiptime cũng có giá trị 0FEh dùng làm EOST (End Of Skiptime). EOST là mã báo kết thúc bảng Skiptime. Cấu trúc bảng Skiptime như ở hình sau:

Hệ thống báo giờ tự động

103Dh 0FEh

103Ch EOST End Of Skiptime 103Bh Phút Skiptime10

103Ah Giờ Skiptime 10 ...

1029h Phút Skiptime 1 1028h Giờ Skiptime 1

Hình 24: CẤU TRÚC BẢNG SKIPTIME

Cũng như Hottime, Skiptime là loại dữ liệu động. Vì vậy, khi Hệ Thống mới khởi động phải tạo bảng Skiptime gồm 10 Skiptime rỗng bởi giá trị 0FEh.

Mỗi Skiptime chỉ cấm báo hiệu một thời điểm trong ngày, nên sẽ bị xóa đi sau khi đã được sử dụng.

3.2.5-Mã chuông:

Mã chuông là số nhị phân 8 bit. Mỗi bit sẽ tác động lên mạch báo hiệu trong một giây theo thứ tự từ bit cao đến bit thấp. Mức cao sẽ làm cho mạch điều khiển báo hiệu hoạt động.

Các Restime có thể có mã chuông khác nhau, tùy mục đích báo hiệu của từng thời điểm. Mã chuông cho các Hottime đều giống nhau và thể hiện mục đích báo hiệu đột xuất. Người viết tạm thời qui định mã chuông như sau:

Mã chuông Restime có 2 kiểu:

 Bắt đầu tiết học: 0ABh (10101011)

 Kết thúc tiết học: 0CFh (11001111) Mã chuông cho Hottime: 0B7h (10110111).

3.2.6- Các biến :

Ngoài các dữ liệu trên, còn sử dụng các biến để thuận lợi cho các chương trình, tên và địa chỉ như sau:

SPMASK EQU 1000h ; Mặt nạ che hiển thị thời gian thực. ; (1 : che )

HTSTA EQU 1001h ; Trạng thái bảng Hottime. ; Số Hottime có trong bảng. SKTSTA EQU 1002h ; Trạng thái bảng Skiptime ; Số Skiptime có trong bảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.7- Phân chia vùng nhớ :

Trong không gian 6KB gồm 4KB ROM và 2KB RAM bộ nhớ của Hệ Thống được phân chia như sau:

17FEh 102Eh STACK 103Dh 1028h BẢNG SKIPTIME 1027h 1008h BẢNG HOTTIME 1007h 1005h THỜI GIAN THỰC 1004h 1000h VÙNG ĐỆM 0FFFh 0FA0h BẢNG RESTIME 0F9Fh 0000h PHẦN MỀM Hình 25:BẢNG PHÂN CHIA BỘ NHỚ 3.3- Các chương trình. 3.3.1-Chương trình MAIN: Mô tả chương trình:

Chương trình MAIN được đặt vào vùng nhớ bắt đầu từ địa chỉ 0000h. Nó được thực hiện ngay khi hệ thống vừa được cấp điện. Chương trình MAIN sẽ khởi động hệ thống và thực hiện chức năng tự động báo hiệu. Lưu đồ tổng quát như sau:

BẮT ĐẦU

Một phần của tài liệu Luận văn tố t nghiệp ỨNG DỤNG CPU z80 THIẾT kế và THI CÔNG hệ THỐNG báo GIỜ tự ĐỘNG (Trang 137 - 142)