GIỚI THIỆU CÁC DẠNG MẠCH ĐÃ CÓ TRONG NƯỚC.

Một phần của tài liệu Luận văn tố t nghiệp ỨNG DỤNG CPU z80 THIẾT kế và THI CÔNG hệ THỐNG báo GIỜ tự ĐỘNG (Trang 104 - 106)

Trước đây đã có một vài Hệ Thống báo Giờ Tự Động được thiết kế và thi công. Tuy nhiên, do chúng được thiết kế bằng cách dùng “Eprom” nên đã vấp phải một vài hạn chế về tính năng trong sử dụng cũng như việc tính toán phức tạp trong kết nối phần cứng. Sau đây, người viết sẽ giới thiệu hai dạng mạch dùng “Eprom” điển hình.

1.1_ Đề tài : “Thiết Kế Và Thi Công Máy Báo Tiết Cho Trường ĐHSPKT”

Gvhd: Trần Minh Chánh.

Svth : Nguyễn Đình Mạnh Chiến Trần Thị Bạch Ngọc Sơ đồ khối chi tiết mạch:

Trình bày sơ đồ khối:

_ Khối dao động: tạo tần số chuẩn 1Hz làm tần số cơ sở để mạch hoạt động và tạo xung điều khiển mạch báo giây.

_ Khối chia 30: tạo tần số 1/30 Hz tức ½ giây là tần số để mạch đếm thay đổi địa chỉ bộ nhớ.

_ Khối đếm: Là mạch đếm lên làm tăng dần địa chỉ bộ nhớ sau mỗi xung ½ giây. Có thể đặt lại trạng thái ban đầu (reset) bằng tay hoặc từ ngõ ra của bộ nhớ.

_ Khối nhớ và đệm: ghi toàn bộ chương trình báo tiết học trong 24 giờ.

 Tạo xung cho mạch chỉ thị (1 phút) .

 Tạo xung reset cho mạch chỉ thị sau 60 phút, sau 24 giờ.

 Tạo xung reset toàn mạch sau 24 giờ (bằng cách reset mạch đếm về trạng thái ban đầu mà tại địa chỉ đó chứa đoạn chương trình reset toàn mạch).

_ Khối điều khiển báo hiệu:

CÔNG SUẤT VÀ TẢI VÀ TẢI DAO ĐỘNG 1Hz CHIA 30 OR NGUỒN 12V.5V DAO ĐỘNG CHỈNH ĐẾM NHỚ VÀ ĐỆM ĐIỀU KHIỂN BÁO CHỈ THỊ

Hệ thống báo giờ tự động

 Tạo thời gian dài (7’) cho đầu tiết học.

 Tạo thời gian ngắn (3’) cho cuối tiết học.

 Tắt mở báo bằng tay theo yêu cầu sử dụng (ALARM ON/OFF).

_ Khối công suất: gồm transistor công suất, rơle đóng cắt tải AC, DC (110V, 220V).

_ Khối dao động điều chỉnh:

Tạo tần số dao động cao hơn tần số dao động cơ bản để điều chỉnh lại đồng hồ báo giờ.

 Chỉnh với tốc độ nhanh.

 Chỉnh với tốc độ chậm.

_ Khối nguồn: Gồm có mạch ổn áp, mạch bảo vệ nhằm cực tính nguồn accu từ bên ngoài

Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống như sau:

Dữ liệu từ 0 đến 23 giờ và tín hiệu điều khiển báo chuông được nạp trong một IC ROM 2732. Dữ liệu này không xuất trực tiếp ra led 7 đoạn để hiển thị mà chúng có nhiệm vụ tạo ra xung clock cho mạch đếm BCD và xung reset cho mạch đếm sau 60 phút và sau 24 giờ.

Nguyên tắc tạo ra xung clock cho mạch đếm BCD như sau :

Cứ mỗi phút ở ngõ ra của IC ROM sẽ xuất hai 2 byte, ở bit D0 của byte thứ nhất có giá trị là 0 và byte thứ 2 có giá trị là 1, IC ROM cứ tuần hoàn xuất ra dữ liệu như thế nên ở bit D0 ngõ ra sẽ tạo thành một chuỗi xung liên tục có tần số là 1/60 Hz hay 1 phút (dạng chuỗi xung có được mô tả ở hình phía dưới) kích cho mạch đếm BCD để mạch đếm này cứ đếm tăng lên, sau đó số đếm BCD này sẽ được giải mã từ BCD ra led 7 đoạn để hiển thị.

Địa chỉ : 0h 1h 2h 3h 4h D0 0 1 0 1 0

Dạng sóng

1/60 Hz

Do mạch đếm là mạch đếm BCD nên ở phút 60 phải có xung reset mạch đếm phút về 00 và tăng giờ lên 1, tương tự khi giờ bằng 24 phải reset giờ về 00.

Nguyên tắc reset mạch đếm phút và giờ như sau:

Bit D1 dùng để reset mạch đếm phút. Giả sử mạch đếm phút được reset ở mức 0 thì tất cả các byte ở phút 60 phải đặt bit D1 = 0 còn các byte khác phải đặt bit D1 = 1.

Hệ thống báo giờ tự động

Tương tự như reset mạch đếm phút, bit D2 dùng để reset mạch đếm giờ. Byte tương ứng với 24 giờ phải đặt bit D2 = 0 (giả sử mạch đếm giờ có reset tác động mức 0) còn các byte còn lại phải đặt bit D2 = 1.

Một phần của tài liệu Luận văn tố t nghiệp ỨNG DỤNG CPU z80 THIẾT kế và THI CÔNG hệ THỐNG báo GIỜ tự ĐỘNG (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)