THIẾT BỊ BÁO HIỆU (chuông, còi)

Một phần của tài liệu Luận văn tố t nghiệp ỨNG DỤNG CPU z80 THIẾT kế và THI CÔNG hệ THỐNG báo GIỜ tự ĐỘNG (Trang 132 - 137)

: Đoàn Nam Sơn Lớp 95KĐĐ3/

THIẾT BỊ BÁO HIỆU (chuông, còi)

Hệ thống báo giờ tự động

HIỆU

Hình 19:QUÁ TRÌNH ĐIỀU KHIỂN BÁO HIỆU.

Thông qua tín hiệu điều khiển BDR kết hợp với dữ liệu báo hiệu. Chương trình Hệ Thống có thể thay đổi được thời gian Q7 giữ ở mức cao.

Như vậy, chương trình phần mềm hoàn toàn có thể kiểm soát số hồi chuông cũng như độ dài hồi chuông báo hiệu. Mạch điều khiển báo hiệu có cấu tạo như sau:

Hình 20:SƠ ĐỒ CHI TIẾT MẠCH BÁO HIỆU.

IC 74LS373 được dùng làm mạch chốt 8 bit, ngõ vào của 74LS373 được nối với Data bus. Bảng sự thật của 74LS373 như sau:

OC G DATA Q

L H H H

L H L L

L L X QO

Bảng 6:BẢNG SỰ THẬT CỦA 74LS373

Tín hiệu điều khiển BDR được cho qua mạch đảo để phù hợp với mức tác động của chân G IC 74LS373. Ngõ ra Q7 sẽ điều khiển 1 Opto triac (hoặc relay) đóng mạch cho chuông điện. Với cấu tạo như trên, Hệ Thống sẽ được cách li về điện với thiết bị báo hiệu, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Ngoài ra, với 8 ngõ ra Q0…Q7 của IC 74LS373, chương trình phần mềm có thể điều khiển các thiết bị báo hiệu để phát ra âm thanh báo hiệu có những tần số khác nhau, tăng tính đa dạng trong cách thức báo hiệu.

2.4.7_Mạch cung cấp điện:

Khi hệä thống bị mất điện, việc đếm thời gian thực sẽ bị gián đoạn, các thời điểm Hottime và Skiptime trong bộ nhớ sẽ bị mất. Do đó, Hệ Thống phải được cấp điện liên tục để việc báo hiệu thực hiện chính xác.

Để thỏûa mãn yêu cầu trên, Hệ Thống được trang bị 1 accu dự phòng cho trường hợp mất điện lưới. Cấu tạo của mạch cấp điện sẽ có mạch ổn áp và mạch nạp accu. Việc nạp accu sẽ bắt đầu khi điện thế accu xuống thấp hơn mức qui định và ngưng nạp accu khi accu được nạp đủ điện.

Mạch cấp điện có cấu tạo như sau:

Hình 21:SƠ ĐỒ CHI TIẾT MẠCH CẤP ĐIỆN

IC 7805 làm nhiệm vụ ổn áp cung cấp điện thế 5V ổn định cho Hệ Thống. Transistor H1061 và zener có Vz = 14v tạo thành mạch ổn áp nạp điện cho accu 12v. Điện thế nạp cho accu:

VA = Vz – (0,7 +0,7)=12,6V

Bình thường, IC ổn áp 7805 nhận điện từ mạch cầu nắn điện biến đổi ra 5V cung cấp cho Hệ Thống. Khi đó, điện thế tại điểm B lớn hơn tại điểm A (VB > VA) nên accu và mạch nạp accu được tách khỏi 7805.

Khi điện thế accu thấp hơn mức qui định (12,6V), transistor H1061 dẫn điện và accu được nạp điện, trong quá trình nạp điện, điện thế accu đươcï nâng cao dần. Khi accu đã được nạp đầy, điện thế accu có khuynh hướng vượt quá 12,6 V. điều này làm cho transistor H1061 ngưng dẫn, việc nạp accu sẽ dừng lại tránh hiện tượng nạp quá no gây hỏng accu. Điện thế accu duy trì ở 12,6V.

Hệ thống báo giờ tự động

Khi điện lưới cung cấp bị gián đoạn (VA > VB) accu sẽ cấp điện cho Hệ Thống hoạt động, khi có điện trở lại, nếu điện thế accu xuống thấp hơn 12,6V, mạch nạp accu sẽ hoạt động và quá trình nạp diễn ra như trình bày ở trên.

III- THIẾT KẾ PHẦN MỀM.

3.1- Tổng quát phần mềm hệ thống.

Phần mềm được thiết kế nhằm tạo cho Hệ Thống Báo Giờ Tự Động có 5 chức năng như sau:

 Chức năng tự động báo hiệu.

 Chức năng tạo thời gian thực và hiển thị thời gian thực.

 Chức năng điều chỉnh thời gian thực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chức năng về Hottime gồm : Xem, xóa và đặt mới.

 Chức năng về Skiptime gồm : Xem, xóa và đặt mới.

Mỗi chức năng nêu trên được một chương trình thực hiện. Do đó, phần mềm Hệ Thống gồm 5 chương trình thực hiện 5 chức năng chính của Hệ Thống và 3 chương trình con phục vụ chung cho các chương trình.

3.1.1- Chức năng báo hiệu tự động :

Điều kiện để báo hiệu: khi có 1 Restime hay Hottime bằng với thời gian thực và không có Skiptime nào bằng với thời gian thực thì tiến hành việc báo hiệu.

Việc báo hiệu phải được thực hiện tự động. Do đó, chương trình đảm nhận việc báo hiệu tự động sẽ được đặt ở địa chỉ 0000h trong vùng nhớ. Tên chương trình này được đặt là MAIN.

Đây là chương trình điều khiển chính của Hệ Thống. Ngoài việc thực hiện chức năng báo hiệu tự động, chương trình MAIN phải giúp khởi động Hệ Thống.

Khi Hệ Thống vừa được cấp điện, chương trình MAIN sẽ khởi động Hệ Thống. Sau đó, 1 vòng lặp sẽ thực hiện quá trình so sánh thời gian thực với các thời điểm báo hiệu (Restime, Hottime), các thời điểm cấm báo hiệu (Skiptime) và thứ trong tuần để quyết định việc báo hiệu hay không đối với từng thời điểm hiện tại. Nếu cần báo hiệu, chương trính MAIN sẽ điều khiển mạch báo hiệu …

Tín hiệu định thời gọi ngắt NMI có tần số 1Hz, nên thời gian thực được tạo ra bởi chương trình phục vụ ngắt NMI đặt tại địa chỉ 0066h có tên là RTP (Real Time Program).

Khi được gọi, chương trình RTP sẽ tăng thời gian thực thêm 1 giây và hiển thị thời gian thực.

Hệ thống báo giờ tự động

3.1.3- Chức năng điều chỉnh thời gian thực:

Việc điều chỉnh thời gian thực do người sử dụng quyết định thực hiện thông qua thiết bị gọi ngắt INT.

Chương trình Settime được đặt ở địa chỉ 08h sẽ đáp ứng ngắt INT

mode 0 để phục vụ chức năng điều chỉnh thời gian thực cho người sử dụng.

Bằng bàn phím và đèn hiển thị, người sử dụng dễ dàng điều chỉnh thời gian thực.

Một phần của tài liệu Luận văn tố t nghiệp ỨNG DỤNG CPU z80 THIẾT kế và THI CÔNG hệ THỐNG báo GIỜ tự ĐỘNG (Trang 132 - 137)