EPON dùng chủ yếu loại transceiver chuẩn PX20 có dự trữ công suất là 26dB, trong đó: Công suất phát OLT: 2 dBm ÷ 7 dBm
Công suất thu ONU: -24 dBm ÷ -3 dBm độ nhạy thu: -24 dBm Như vậy:
Suy hao toàn tuyến cho phép = Công suất phát nhỏ nhất của OLT – Độ nhạy thu của ONU = 2 – (-24) = 26 (dB)
Trong cách triển khai EPON, thực hiện việc hàn thẳng ở bộ chia cấp 1 (bộ chia đầu tiên) và ở đầu vào bộ chia cấp 2 (bộ chia thứ 2) để giảm suy hao của việc dùng connector đấu nối. EPON có tỷ lệ chia lớn nhất là 1:64, như vậy ta có một vài cách sắp xếp các bộ chia để đạt được tỷ lệ này như 2x32, 4x16, 8x8, các giá trị này lần lượt là tỷ lệ chia tương ứng của Bộ chia cấp 1 và Bộ chia cấp 2. Tuy nhiên, để đảm bảo vùng phủ được lớn, lượng cáp vào ra các hộp tập điểm là hợp lý, dễ thao tác triển khai, vận hành, bảo trì, trong khi vẫn đảm bảo được mật độ thuê bao tại một tập điểm thì việc chia bộ chia ra làm 2 cấp: cấp 1 là 1:4, cấp 2 là 1:16 là hợp lý nhất. Từ đó có mô hình đấu nối EPON như Hình 3.7.
Hình 3.7 Mô hình đấu nối EPON
Từ mô hình đấu nối trên và dựa vào suy hao các phần tử mạng ta tính được suy hao như trong Bảng 3.5.
BẢNG SUY HAO CHUẨN CỦA CÁC THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN
STT Thiết bị Suy hao (dB) Số lượng Suy hao tổng (dB)
1 Số mối hàn 0,1 6 0,6
87 3 Coupler 0,3 2 0,6 4 Fast Connector 0,4 2 0,8 5 Dây nhảy 0,3 1 0,3 6 Bộ chia 1:4 6,5 1 6,5 7 Bộ chia 1:16 13,3 1 13,3 8 Cáp quang 0,4 ? ? 9 Tổng 22,4
Bảng 3.5 Bảng suy hao trong mô hình EPON
Như vậy tổng suy hao truyền dẫn chưa tính phần cáp quang triển khai là 22,4 dB. Giờ ta sẽ xác định chiều dài cáp cho phép triển khai từ OLT đến ONU. Nếu:
Suy hao dự phòng là 1 dB:
Tổng suy hao = 22,4 + 1 = 23,4 (dB)
Suy hao cho phép còn lại = suy hao toàn tuyến cho phép – tổng suy hao = 26 – 23,4 = 2,6 (dB)
Chiều dài cáp cho phép = Suy hao cho phép còn lại / Suy hao cáp quang trên 1km = 2,6/0,4 = 6,5 (km) => phù hợp với triển khai thực tế
- Suy hao dự phòng là 2 dB:
• Tổng suy hao = 22,4 + 2 = 24,4 (dB)
• Suy hao cho phép còn lại = suy hao toàn tuyến cho phép – tổng suy hao = 26 – 24,4 = 1,6 (dB)
• Chiều dài cáp cho phép = Suy hao cho phép còn lại / Suy hao cáp quang trên 1km = 1,6/0,4 = 4 (Km)
- Suy hao dự phòng là 3 dB:
• Tổng suy hao = 22,4 + 3 = 25,4 (dB)
• Suy hao cho phép còn lại = suy hao toàn tuyến cho phép – tổng suy hao = 26 – 25,4 = 0,6 (dB)
• Chiều dài cáp cho phép = Suy hao cho phép còn lại / Suy hao cáp quang trên 1km = 0,6/0,4 = 1,5 (Km) => có thể triển khai nhưng vùng phủ nhỏ
Về chiều dài cáp có thể triển khai ta có công thức tính như sau: L = Suy hao cho phép – Tổng suy hao
Suy hao cáp quang trên 1 km = 30 – Tổng suy hao Suy hao cáp quang trên 1 km
88 Ta có kết quả tóm tắt như trong Bảng 3.6:
KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI
Tổng suy hao (với dự phòng 3dB) 25,4 dB Khoảng cách từ OLT-ONU (km) 1,5 Tổng suy hao (với dự phòng 2dB) 24,4 dB Khoảng cách từ OLT-ONU (km) 4,0 Tổng suy hao (với dự phòng 1dB) 23,4 dB Khoảng cách từ OLT-ONU (km) 6,5
Bảng 3.6 Chiều dài cáp có thể triển khai cho mô hình EPON