Khách hàng được cấp tín hiệu đến nơi nhờ vào việc triển khai, xây dựng mạng đồng trục từ Node quang toả đi.
64
Hình 2.24 Bộ khuyếch đại [4]
Là thiết bị dùng để tăng cường độ tín hiệu RF trên mạng đồng trục khi tín hiệu bị suy yếu giúp tín hiệu truyền tải đi xa.
Có hai loại khuếch đại đường trục (Trunk) sử dụng trên đường trục và khuếch đại nhánh (Line) sử dụng để phân phối tín hiệu đến các thuê bao.
Các khuếch đại này có thể có 1 hoặc 2 đầu ra tuỳ theo mục đích sử dụng.
b)Bộ cấp nguồn (Power Supply)
Trong hệ thống mạng truyền hình cáp các thiết bị tích cực (Node, khuếch đại) cần phải có nguồn cung cấp để hoạt động, các thiết bị này không sử dụng nguồn trực tiếp mà dùng hệ thống cấp nguồn từ xa (line power). Điện áp làm việc của các thiết bị này nằm trong dải 24 ÷ 90 V AC, bộ cấp nguồn cung cấp điện áp 60 V AC cho hệ thống.
c) Bộ chèn nguồn (Power Insert)
Bộ chèn nguồn đóng vai trò đưa nguồn vào hệ thống để cung cấp cho mạng. Sử dụng bộ chèn nguồn ta có thể cung cấp nguồn theo thiết kế bằng cách cắm hoặc nhổ cầu trì.
d)Bộ chia có định hướng (Directional Couple)
Hình 2.25 Bộ chia có định hướng [4]
Bộ chia tín hiệu cao tần có định hướng gồm 1 đầu ra ưu tiên suy hao ít để đưa tín hiệu đi xa, đầu không ưu tiên cấp cho các thiết bị khác chỉ cần mức tín hiệu thấp hơn.
65
cho nguồn chạy qua, còn DC Outdoor cho nguồn chạy qua. Bảng suy hao của các loại DC:
STT Suy hao In/Out Suy hao In/Tap
DC 8 2.2 dBm 8 dBm
DC 12 1.7 dBm 12 dBm
DC 16 1.2 dBm 16 dBm
Bảng 2.5 Bảng tính suy hao các loại bộ chia định hướng
e) Bộ chia (Splitter)
Hình 2.26 Bộ chia [4]
Dùng để chia tín hiệu thành những mức tín hiệu nhỏ hơn đưa vào các hướng khác nhau tạo độ lợi về mặt khoảng cách địa lý.
Có nhiều cách phân loại bộ chia:
Theo vị trí:
- Bộ chia Indoor được dùng trong nhà không cho nguồn truyền qua, chỉ dùng để chia tín hiệu.
- Bộ chia Outdoor dùng ngoài trời vừa dùng để chia tín hiệu cừa dùng để cấp nguồn cho các khuếch đại sau nó
Theo số cửa ra:
- Chia 2 - Chia 3
66 Bảng suy hao của các bộ chia:
Tên thiết bị In/Out
Chia 2 4 dBm
Chia 3 7.5 dBm
Chia 3 U (không cân bằng) 8/3.5/8 dBm
Bảng 2.6 Bảng suy hao một số loại bộ chia thông dụng
f) Bộ chia Tap-off
Dùng để cung cấp tín hiệu đến các thuê bao.
Bộ Tap-off là thiết bị có một đường Out ưu tiên cho tín hiệu đi thẳng và tín hiệu các đầu còn lại bị suy hao đi một lượng tín hiệu vừa đủ để cung cấp đến các thuê bao. Có rất nhiều các bộ Tapoff có mức suy hao tín hiệu khác nhau. Vì tín hiệu RF khi đi xa suy hao trên cáp thuê bao rất lớn trong khi mức tín hiệu đến thuê bao yêu cầu trong khoảng tương đương nhau cho lên ta phải dùng bộ Tapoff để chia tín hiệu đến các thuê bao.
Có hai loại Tap:
- Tap-Off Indoor dùng trong nhà. - Tap-Off Outdoor dùng ngoài trời.
Tên thiết bị
Insertion loss dBm
(Suy hao cho đường đi thẳng)
Tap Loss dBm
(Suy hao cho cửa cung cấp đến thuê bao)
Tap 4 cửa 29 dBm 1.2 29
Tap 4 cửa 26 dBm 1.3 26
Tap 4 cửa 23 dBm 1.3 23
67
Tên thiết bị
Insertion loss dBm
(Suy hao cho đường đi thẳng)
Tap Loss dBm
(Suy hao cho cửa cung cấp đến thuê bao) Tap 4 cửa 17 dBm 2 17 Tap 4 cửa 14 dBm 2.6 14 Tap 4 cửa 11 dBm 3 11 Tap 4 cửa 08 dBm 0 8 Tap 8 cửa 29 dBm 1.4 29 Tap 8 cửa 26 dBm 1.7 26 Tap 8 cửa 23 dBm 1.7 23 Tap 8 cửa 20 dBm 2.2 20 Tap 8 cửa 17 dBm 2.8 17 Tap 8 cửa 14 dBm 3.5 14 Tap 8 cửa 11 dBm 0 11
Bảng 2.7 Bảng suy hao một số loại Tap-off thông dụng
g) Các thiết bị phụ trợ khác
Ngoài ra, còn cần có các phụ kiện để lắp đặt, triển khai mạng đồng trục như các loại connector, gông, đai…