Giới thiệu về công nghệ truyền hình kỹ thuật số

Một phần của tài liệu Truyền hình cáp hữu tuyến CATV cho ISP, lựa chọn kỹ thuật và phương án (Trang 46 - 47)

a. Chuẩn công nghệ ứng dụng: DVB-C (truyền hình kỹ thuật số dùng cho cáp) b. Sơ đồ nguyên lý của trung tâm truyền hình kỹ thuật số:

Hình 2.6 Sơ đồ Công nghệ truyền hình kỹ thuật số

Nguyên lý hoạt động của hệ thống: Bước 1 : Khai thác nội dung:

Nội dung (hay tín hiệu) truyền hình sẽ bao gồm: Các kênh truyền hình sẵn có, mua bản quyền trực tiếp từ các hãng sản xuất nội dung, liên kết trao đổi nội dung, tự sản xuất. Việc khai thác nguồn tín hiệu sẽ do khối thu đảm nhiệm bằng nhiều cách khác nhau (vệ tinh, antena, mua bản quyền, sản xuất …)

Bước 2: Giải mã tín hiệu:

Sau khi khai thác được các nội dung cần thiết, tín hiệu này sẽ được chuyển tới khối giải mã để thực hiện việc giải mã các chương trình truyền hình có bản quyền, việc

38

giải mã này cho chúng ta dòng tín hiệu nguồn để đưa vào khối mã hoá thực hiện quá trình mã hoá tín hiệu mong muốn.

Bước 3: Mã hoá tín hiệu:

Khối mã hoá tín hiệu cho phép mã hoá tín dòng hiệu nguồn thành dòng tín hiệu mong muốn. Tín hiệu nguồn sẽ được mã hoá theo chuẩn MPEG-4 H.264 dành cho truyền hình kỹ thuật số SDTV và HDTV.

Bước 4: Thực hiện ghép kênh:

Tín hiệu sau mã hoá sẽ gồm tín hiệu MPEG–4 H.264của các chương trình, sau đó các tín hiệu này sẽ được ghép lại với nhau thành những gói kênh, mỗi gói kênh sẽ bao gồm từ 8-13 chương trình truyền hình. Ý nghĩa của việc ghép kênh là thực hiện phân gói các chương trình khác nhau để có chính sách quản lý tính cước khác nhau, bên cạnh đó việc ghép chương trình sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được băng thông kênh truyền trên mạng cáp (thông thường 1 băng thông 8Mhz có thể truyền tải được 1 kênh tương tự nhưng đối với kênh số có thể truyền tài được 1 gói kênh bao gồm 8-13 chương trình truyền hình số)

Bước 5: Xáo trộn tín hiệu và mã hoá đường truyền

Sau ghép kênh, các gói kênh sẽ được chuyển bộ xáo trộn tín hiệu và mã hoá đường truyền. Để đảm bảo quyền lợi của nhà cung cấp dịch vụ thì nhất thiết chúng ta phải thực hiện việc xáo trộn tín hiệu để mã hoá sắp xếp lại tín hiệu thành tín hiệu có mã khoá, việc này được thực hiện bới hệ thống truy nhập có điều kiện. Tiếp đó các tín hiệu được xáo trộn sẽ được mã hoá thành tín hiệu QAM để thực hiện truyền tải trên mạng Cáp. Tín hiệu ra được đưa đến đến bộ kết hợp tín hiệu rồi được đưa đến máy phát chuyển đổi từ RF sang tín hiệu quang chuyển vào mạng HFC/PON.

Một phần của tài liệu Truyền hình cáp hữu tuyến CATV cho ISP, lựa chọn kỹ thuật và phương án (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)