Mô tả hệ thống

Một phần của tài liệu Ứng dụng thực tế công nghệ oracle real application cluster (oracle rac) (Trang 52 - 57)

3.3.3.1 Mô hình chức năng phần cứng.

Hình vẽ 12: Mô hình chức năng phần cứng.

Từ các tổng đài MSCs, PSTN Exchange, Homephone Exchange, ADSL Exchange, VoIP Exchange sẽ đẩy CRD thô vào CDR server qua Billing Gateway Cluster. Sau đó, hệ thống Mediation sẽ quét liên tục máy chủ CDR server lấy ra các thông tin cần thiết để tính cước như số điện thoại gọi đi, số điện thoại bị gọi, thời gian gọi đi, thời gian kết thúc… Đẩy vào file Text. Đến phần charging / Rating sẽ tự động

Luận Văn Thạc Sỹ Trang 53 Phengthong Chememalay đọc file Text đó và so sánh với các thông tin bảng cước và thông tin khách hàng lấy ra được và tính được chi tiết cước của từng cuộc gọi từng số thuê bao.

Từ chi tiết cuộc gọi đẩy vào billing sẽ thực hiện các công nợ đã đẩy ra thông báo cước, để thông báo cho khách hàng. Cuối cùng các dữ liệu đó sẽ đẩy vào payment để thanh toán. Trong Hệ thống trên bao gồm các phân hệ chính như sau:

Máy chủ Application Server: Phân hệ này có chức năng kết nối với tổng đài,

phân tích file cdr thô, đẩy vào database và tính cước.

Phân hệ Database Server: Bao gồm các cặp máy chủ billing, bán hàng, chăm

sóc khách hàng, đối soát cước.

Phân hệ Billing Gateway: Kết nối với hệ thống Mediation, tổng đài để lấy dữ

liệu cước thô.

Phân hệ lưu trữ và backup: Lưu trữ dữ liệu dạng SAN và Backup dữ liệu ra

Tape.

3.3.3.1 Hệ thống Application Server

Sử dụng hệ điều hành Redhat Linux. Cài đặt Java JDK và Tomcat Application Server và thực hiện các chức năng như sau:

 Tính cước.  Đối soát.

 Chăm sóc khách hàng, Gạch nợ và Quản lý hồ sơ.  Giải đáp khách hàng.

 Quản lý giám sát đấu nối.  Ứng dụng Anypay.

Luận Văn Thạc Sỹ Trang 54 Phengthong Chememalay Các phần mềm này sử dụng ứng dụng WEB ba lớp, đóng vai trò trung gian cho các máy trạm truy cập, xử lý nghiệp vụ (Business Logic).

3.3.3.2 Hệ thống Database Server

Bao gồm các máy chủ mạnh sử dụng để quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến cước, csdl khách hàng…Hệ quản trị csdl sử dụng là Oracle và hệ điều hành Unix. Các máy chủ này chạy theo mô hình Cluster 1+1 (Active-Active).

Cặp máy chủ Billing Server: Sử dụng Sun Cluster và Oracle RAC. Quản trị

Database cho phân hệ tính cước trả sau cho các dịch vụ Mobile, Homephone, PSTN, ADSL, VoIP.

Cặp máy chủ chăm sóc khách hang: Sử dụng Sun Cluster và Oracle RAC.

Quản trị Database cho phân hệ quản lý khách hàng cho các thuê bao trả trước, trả sau của mobile, PSTN, homephone, ADSL, VoIP.

Cặp máy chủ phục vụ CSDL bán hang: Sử dụng Sun Cluster và Oracle RAC.

Quản trị Database cho phân hệ bán hàng như quản lý bán hàng, anypay, thẻ cào.

3.3.3.3 Hệ thống lưu trữ dữ liệu

Trong một mạng lưu trữ, một máy chủ sử dụng một yêu cầu cho một gói dữ liệu cụ thể hay một dữ liệu cụ thể, từ một đĩa lưu trữ và các yêu cầu được đáp ứng. Phương pháp này được biết là block storage. Các thiết bị được làm việc như một thiết bị lưu trữ bên trong máy chủ và được truy cập một cách bình thường thông qua các yêu cầu cụ thể và quá trình đáp ứng bằng cách gửi các yêu cầu và nhận được trên môi trường mạng mà thôi.

Các phương pháp truy cập file truyền thống có thể kể đến như SMB/CIFS hay NFS, một máy chủ sử dụng các yêu cầu cho một file như một thành phần của hệ thống file trên máy, và được quản lý bình thường với máy chủ. Quá trình điều khiển đó được

Luận Văn Thạc Sỹ Trang 55 Phengthong Chememalay quyết định từ tầng vật lý của dữ liệu, truy cập vào nó như một ổ đĩa bên trong máy chủ và được điều khiển và sử dụng trực tiếp trên máy chủ. Giải pháp SAN cung cấp một cái nhìn mới hơn về cách thức truy cập và quản lý dữu liệu, nếu như dữ liệu bình thường được truy cập và quản lý thông qua hệ thống bus thì SAN dựa trên nền mạng.

Các hệ thống lưu trữ mạng sử dụng giao thức SCSI cho quá trình truyền dữ liệu từ máy chủ đến các thiết bị lưu trữ, không thông qua các Bus hệ thống. Cụ thể tầng vật lý của SAN được sử dụng dựa trên các cổng quang để truyền dữ liệu: 1 Gbit Fiber Channel, 2Gbit Fiber Channel, 4Gbit Fiber Channel, và 1Gbit iSCSI. Giao thức SCSI cho phép thông tin được vận truyển trên một giao thức thấp dựa trên quá trình mapping layer. Hầu hết các hệ thống SANs hiện nay đều sử dụng SCSI dựa trên hệ thống cáp quang để truyền dữ liệu và quá trình chuyển đổi (mapping layer) từ SCSI qua cáp quang và máy chủ, FCP được coi là một chuẩn trong quá trình chuyển đổi đó. iSCSI là một dạng truyển đổi tương tự với phương pháp thiết kế mang các thông tin SCSI trên nền IP.

Các giải pháp dễ dàng chia sẻ lưu trữ và quản lý thông tin, mở rộng lưu trữ dễ dàng thông qua quá trình thêm các thiết bị lưu trữ vào mạng mà không cần phải thay đổi các thiết bị như máy chủ hay các thiết bị lưu trữ hiện có đang được ứng dụng cho các hệ thống Data centrer và các Cluster. Mỗi thiết bị lưu trữ trong mạng SAN được quản lý bởi một máy chủ cụ thể. Trong quá trình quản lý của SAN sử dụng Network Attached Storage (NAS) cho phép nhiều máy tính truy cập vào cùng một file. Thực tế ngày nay có thể tích hợp giữa SAN và NAS tạo nên một hệ thống lưu trữ thông tin hoàn thiện.

SANs được thiết kế dễ dàng nhằm tận dụng các tính năng lưu trữ, cho phép nhiều máy chủ cùng chia sẻ trên một thiết bị lưu trữ. Một ứng dụng khác của SAN là khả năng cho phép máy tính khởi động trực tiếp từ SAN mà chúng quản lý. Điều này cho phép dễ dàng thay các máy chủ bị lỗi khi đang sử dụng và có thể cấu hình lại cho

Luận Văn Thạc Sỹ Trang 56 Phengthong Chememalay phép thay đổi hay nâng cấp máy chủ một cách dễ dàng và dữ liệu không hề ảnh hưởng khi máy chủ bị lỗi. Hạ tầng truyền dẫn được thiết kế với tốc độ truyền dữ liệu cực lớn và độ an toàn của hệ thống được coi là vấn đề hàng đầu.

SAN cung cấp giải pháp khôi phục dữ liệu một cách nhanh chóng bằng cách thêm vào các thiết bị lưu trữ , sử dụng RAID, có khả năng khôi phục cực nhanh dữ liệu khi một thiết bị lưu trữ bị lỗi hay không truy cập được (secondary array).

Các hệ thống SAN mới hiện nay cho phép (duplication) sao chép một tập tin và bản sao của tập tin này được ghi tại hai vùng vật lý khác nhau (clone) cho phép khôi phục dữ liêu cực nhanh.

Giải pháp RAC sử dụng công nghệ lưu trữ SAN ,công nghệ FC disk, Ổ cứng giao diện quang kết nối với server qua SAN Switch và các card quang. Có chế độ backup dữ liệu theo snapshot. Hỗ trợ cả đĩa cứng tốc độ cao và tốc độ thấp (Sử dụng cho backup)

3.3.3.4 Hệ thống Billing Gateway

Hệ thống Billing Gateway phục vụ xử lý các số liệu tập trung, gồm các chức năng xử lý chính là: SMS, GPRS, MMS, Roaming Quốc tế, Roaming Quốc Gia. Hệ thống sẽ kết nối với tổng đài hoặc Mediation để lấy dữ liệu cước thô. Dung lượng lưu trữ rất lớn. Chạy theo mô hình cluster Active-Standby sử dụng phần mềm Sun Cluster. Kết nối đến các thành phần của mạng viễn thông:

 HLR(Home Location Register) Quản lý thuê bao trên tổng đài di động. Đóng vai trò thành một cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin về danh tính (identity) của các khách hàng hợp lệ trong home area của tổng đài. Một khách hàng “hợp lệ” của người đã thanh toán các hóa đơn tính cước đúng thời hạn và MIN/ESN

Luận Văn Thạc Sỹ Trang 57 Phengthong Chememalay (Mobile Identification Number/Electronic Serial Number) của người đó chưa bị tuyên bố là bất hợp pháp do gian lận.

 IN (Intelligent Network) Quản lý thuê bao trả trước (Trạng thái hoạt động, thông tin tài khoản, … thuê bao trả trước).

 SMSC (Short Message Service Center) Hệ thống tổng đài nhắn tin.

3.3.3.5 Hệ thống Backup.

Hệ thống sẽ Backup các loại dữ liệu như sau:

Backup database: sử dụng fullbackup + RMAN + Snapshot

Backup CDR: Backup CDR file của Billing Gateway.

Cách thức backup: Dữ liệu sẽ được clone từ trong hệ thống lưu trữ ra các vùng

đĩa rẻ tiền hơn dựa trên công nghệ snapshot. Sau khi clone, máy chủ backup sẽ mount vào vùng đĩa này và backup ra tape.

Một phần của tài liệu Ứng dụng thực tế công nghệ oracle real application cluster (oracle rac) (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)