Mô hình tổng quát

Một phần của tài liệu Ứng dụng thực tế công nghệ oracle real application cluster (oracle rac) (Trang 45 - 51)

Hình vẽ 11: Mô hình kiến trúc tổng quan của hệ thống Unitel Lào. Kiến trúc được chia thành 4 lớp chính như sau:

3.3.1.1 Lớp 1: Hardware Platform

Lớp phần cứng bao gồm các thiết bị vật lý như: Server, SAN, Storage, Backup Devices, Network…

Luận Văn Thạc Sỹ Trang 46 Phengthong Chememalay Lớp nền tảng phần mềm này bao gồm: hệ điều hành (OS) và CSDL (Database)

3.3.1.3 Lớp 3: BCCS (Billing and Customer Care System) Platform

Lớp BCCS này bao gồm phần: Mediation, Provisioning, CRM, hệ tính cước (Rating & Billing) và hệ thống đối soát cước Interconnect.

Hệ thống tính cước và chăm sóc khách hàng CCBS (Customer Care and

Billing System):

CCBS là một hệ thống tổng thể với quy trình nghiệp vụ khép kín, thực hiện việc tính cước và chăm sóc khách hàng trọn gói cho việc cung cấp dịch vụ viễn thông. Đây cũng là một giải pháp quản lý và điều hành khai thác mạng tổng thể gồm các phần mềm quản lý trong một quy trình nghiệp vụ khép kín sử dụng chung một hệ cơ sở dữ liệu.

Hệ thống CCBS gồm 3 khối chính:

 Các phân hệ phần mềm tính cước, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng  Các phân hệ phần mềm quản lý mạng ngoại vi

 Các phân hệ hỗ trợ giao tiếp tổng đài, cắt mở thuê bao/dịch vụ, khắc phục sự cố.

Billing System - Tính cước và in hóa đơn

Hệ thống Tính cuớc và In hóa đơn - Billing System là hệ thống cho phép thực hiện viêc tính cước và in hóa đơn cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Billing System lấy dữ liệu đầu vào từ Tổng đài và hệ thống Quản lý phát triển thuê bao, kết hợp với các tham số tính cước, các bảng cước để thực hiện tính cước, In hóa đơn cùng các báo cáo thống kê. Billing System cung cấp các số liệu cho hệ thống quản lý và thanh toán nợ, giải quyết khiếu nại và các chức năng chăm sóc khách hàng khác. Các chức năng chính của hệ thống bao gồm:

Luận Văn Thạc Sỹ Trang 47 Phengthong Chememalay

 Thu thập dữ liệu CDR do tổng đài cung cấp.

 Chuyển đổi dữ liệu CDR ra một khuôn dạng thống nhất.

 Chuẩn hóa và lọc số liệu phục vụ cho hệ thống tính cước.

 Tổ chức và quản lý các chính sách tính cước theo chính sách của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.

 Thực hiện tính cước.

 Chuẩn bị số liệu cho các hệ thống khác (báo cáo thống kê và in hóa đơn, nợ).

Chức năng in hóa đơn:

 Thiết kế khuôn dạng cho các báo cáo và hóa đơn.

 Kết xuất dữ liệu dựa trên các khuôn dạng đã được thiết kế.

 Hệ thống hỗ trợ cho các nhà khai thác khác nhau như dịch vụ cố định, dịch vụ di dộng, tính cước kết nối... và được cài đặt và triển khai mềm dẻo theo các yêu cầu đặc thù của từng khách hàng.

Hệ thống có khả năng xử lý dữ liệu lớn tới hàng triệu thuê bao, tốc độ tính cước rất nhanh (trên 1 triệu CDRs/phút), và được thiết kế có tính mở cao, các tham số tính cước mềm dẻo cho phép có thể dễ dàng khai báo chính sách tính cước mới; chức năng in hóa đơn, báo cáo cho phép người sử dụng có thể tự định nghĩa được mẫu hóa đơn, báo cáo mới mà không cần can thiệp mã nguồn chương trình. Đặc biệt chức năng in hóa đơn cho phép chọn nhiều hình thức in: đồ họa cho máy in laser, text-mode cho máy in dòng và cho phép chèn mã số mã vạch, chèn các thông tin quảng cáo dựa trên các khai báo.

Hệ thống có thể triển khai độc lập. Tuy nhiên, khi được triển khai cùng các phân hệ khác của hệ thống CCBS tổng thể, hệ thống sẽ được khai thác hiệu quả, chính xác nhất với một quy trình nghiệp vụ tổng thể khép kín.

Luận Văn Thạc Sỹ Trang 48 Phengthong Chememalay

Hệ thống đối soát cước (Interconnect): Hệ thống này có chức năng như sau:

 Lấy CDR file, convert, tính cước, import và tổng hợp dữ liệu cước.  Nhập bảng cước theo công văn.

 Cung cấp các báo cáo nghiệp vụ phục vụ yêu cầu đối soát số liệu với các nội bộ, DNK.

 Phân tích báo cáo tỷ lệ phát sinh lưu lượng theo trung tâm, theo tỉnh/thành phố.

 Truy xuất thông tin phục vụ công tác an ninh chính trị, kinh tế và xã hội.  Truyền số liệu liên quan cho hệ thống ĐSC tại các Trung tâm (Số liệu đối

soát cước bao gồm chi tiết và tổng hợp, sản lượng doanh thu liên quan sau khi khóa sổ)

 Quản lý users khai thác hệ thống ĐSC (của VP Cty, TT KV).

3.3.1.4 Lớp 4: Lớp hỗ trợ nghiệp vụ (Business Supports Platfrom)

Lớp hỗ trợ nghiệp vụ này bao gồm: phòng chăm sóc khách hàng (Customer Care), Hệ thống đảm bảo doanh thu (Revenue Insurance), Ủy ban Quản lý (Commission Mgt), Call Center Support, Hệ trợ giúp quyết định(Decision Making Support),hệ thống phòng chống kinh doanh gian lận và kiểm tra thuê bao (Fraud Mgt), Payment Mgt, Sale Mgt, Self Care, System Admin.

Hệ thống đảm bảo doanh thu (Revenue Insurance).

Hệ thống đảm bảo doanh thu (Revenue Insurance) cho phép các nhà khai thác mạng di động sắp xếp, lọc và phân tích các file CDR (Call Detail Record) và chỉ ra được điểm không khớp nhau giữa các dữ liệu lưu trên các hệ thống điều hành và thực tế doanh thu. Ứng dụng phần mềm online của RI cho phép tạo ra các báo cáo hiệu quả và chính xác giúp làm tăng doanh thu và giảm thất thoát. RI sử dụng công cụ phân tích để giải quyết các vấn đề về tính cước và vận hành trong quá trình chuyển dữ liệu từ các hệ thống mạng lõi cho đến hệ thống tính cước của mạng di động. RI giúp người sử

Luận Văn Thạc Sỹ Trang 49 Phengthong Chememalay dụng nhanh chóng phát hiện ra được các phần làm ảnh hưởng đến phần doanh thu có được và ảnh hưởng đến dịch vụ mà mạng cung cấp.

Hệ thống sẽ nhận diện các điểm trong luồng chuyển file CDR từ các hệ thống mạng lõi cho đến hệ thống tính cước của mạng di động. Dữ liệu tại các điểm này được phân tích để phát hiện được các thất thoát doanh thu sử dụng nhiều loại báo cáo và nhiều quá trình xử lý. Hệ thống Revenue Insurance có thể được cung cấp như một giải pháp tích hợp toàn diện hoặc được sử dụng thông qua việc kết hợp với một số các điểm kết nối xác định. Hệ thống RI tạo ra các báo cáo dưới định dạng Microsoft Excel hoặc text.

Hệ thống phòng chống kinh doanh gian lận và kiểm tra thuê bao (Fraud Mgt).

Hệ thống Fraud Mgt là hệ thống được xây dựng để phát hiện ra việc gian lận cước viễn thông, các lỗi vận hành hệ thống dẫn đến sự phát sinh cước thuê bao ngoài ý muốn giúp nhà cung cấp dịch vụ kịp thời phát hiện ra các thuê bao gian lận, các lỗi hệ thống gây phát sinh cước để có biện pháp xử lý kịp thời. Hệ thống Fraud Mgt hỗ trợ các nhà quản trị phát hiện ra các thuê bao gian lận và phát sinh cước bất thường. Hệ thốngcòn có nhiệm vụ cho phép thực hiện việc quản lý, điều hành, sửa chữa và khắc phục sự cố cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Faults Management kết nối đến các bộ phận tác nghiệp như bộ phận cung cấp dịch vụ, bộ phận hỗ trợ khách hàng, quản lý mạng lưới với những tính năng tự động hoá, tạo nên một quy trình tự động hóa công tác khắc phục sự cố, nâng cao năng suất và chất lượng phục vụ khách hàng. Faults Management hỗ trợ cho nhiều đối tượng khách hàng dịch vụ viễn thông. Các chức năng chính gồm:

 Tiếp nhận báo hỏng.

 Hỗ trợ tiếp nhận báo hỏng từ nhiều nguồn khác nhau như khách hàng, báo chí ..

 Nhận báo hỏng cho nhiều loại dịch vụ viễn thông như khác nhau như: điện thoại cố định, ADSL, truyền số liệu...

Luận Văn Thạc Sỹ Trang 50 Phengthong Chememalay

 Thực hiện xử lý báo hỏng.

 Hệ thống tự động sinh ra các luồng công việc (đồng thời hoặc phân cấp) và chuyển đến các đơn vị sửa chữa.

 Cung cấp chức năng quản lý, theo dõi, giám sát và nghiệm thu công việc.

 Các chức năng hỗ trợ.

 Tra cứu thông tin thuê bao, thông tin cáp, lịch sử thuê bao.

 Đo thử tự động đường dây, dịch vụ phục vụ kiểm tra nguyên nhân báo hỏng; tự động đo quét đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ...

 Các chức năng quản trị và báo cáo thống kê.

Hệ thống cho phép có thể nhận hỏng/điều phiếu xử lý hỏng thủ công bởi nhân viên trực đài. Trường hợp được triển khai cùng hệ thống CallQuest, hệ thống cho phép nhận hỏng/điều phiếu xử lý hỏng tự động. Trường hợp được triển khai cùng hệ thống quản lý mạng ngoại vi, hệ thống sẽ được cung cấp các dẫn độ cáp để hỗ trợ nhân viên xử lý báo hỏng.

Payment Management - Quản lý và thanh toán nợ.

Hệ thống Quản lý và thanh toán nợ - Payment Management là một phân hệ trong hệ thống Tính cước và chăm sóc khách hàng CCBS. Hệ thống này cho phép thực hiện quản lý số liệu nợ đọng của khách hàng, quản lý dữ liệu thanh toán nợ đọng bằng nhiều hình thức gạch nợ khác nhau quản lý và xử lý nợ khó đòi của khách hàng.

Các chức năng chính của hệ thống bao gồm:

 Quản lý số liệu nợ đọng của khách hàng phục vụ công tác quản lý và xử lý nợ

 Quản lý công tác thu nợ của các đơn vị, đại lý, bưu cục, nhân viên thu cước...

 Cho phép thực hiện gạch nợ bằng nhiều hình thức khác nhau: tiền mặt, chuyển khoản, quy đổi, ủy nhiệm thu...

Luận Văn Thạc Sỹ Trang 51 Phengthong Chememalay

 Cho phép thực hiện gạch nợ cho nhiều khách hàng của đại lý thu cước hoặc thanh toán nợ của mỗi khách hàng theo nhiều tiêu chí khác nhau, nhiều khoản mục thanh toán khác nhau.

 Thực hiện tạo dữ liệu báo cáo và tra cứu thông tin nợ đọng và thanh toán nợ đọng.

 Quản lý, theo dõi và thực hiện các xử lý nợ khó đòi của khách hàng.

Hệ thống được thiết kế mở, cho phép định nghĩa để khách hàng có thể thanh toán theo từng khoản mục khác nhau. Hệ thống cho phép quản lý thanh toán nợ đọng của các nhân viên thu nợ tại nhà, các điểm thu, các bưu cục, thu ngân... Khách hàng có thể thanh toán trước, thanh toán chậm, thanh toán nợ cước nóng, tra cứu thông tin nợ đọng và thanh toán nợ đọng thông qua các điểm giao dịch, Internet hoặc qua các đường dây giải đáp trực tiếp...

Hệ thống có thể triển khai độc lập. Tuy nhiên, khi được triển khai cùng các phân hệ khác của hệ thống CCBS tổng thể, hệ thống sẽ được khai thác hiệu quả, chính xác nhất với một quy trình nghiệp vụ tổng thể khép kín.

Một phần của tài liệu Ứng dụng thực tế công nghệ oracle real application cluster (oracle rac) (Trang 45 - 51)