rau cải xoong tại Thái Nguyên
Qua các kết quả phân tích và đánh giá của đề tài về hàm lượng Cu trong rau cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi đưa ra một số khuyến cáo như sau:
- Đối với các nha quản lý: Tiếp tục mở rộng nghiên cứu hàm lượng KLN nói chung và Cu nói riêng trong rau cải xoong để đưa ra kết quả thật chính xác hơn nữa. Các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm đến hàm lượng Cu tồn dư trong cải xoong tại Đinh Hoá,Đồng Hỷ,Võ Nhai,Phú Bình để đưa ra các chính sách và biện pháp xử lý và khắc phục phù hợp. Tăng cường nghiên cứu và sử dụng cải xoong vào lĩnh vực xử lý môi trường đất, nước bị ô nhiễm kim loại Cu. Cần xây dụng một quy trình chuẩn về sản xuất rau cải xoong sạch và an toàn.
- Đôi với người sản xuất: Cần phải có một quy trình sản xuất cải xoong sạch đảm bảo chất lượng. Cẩn phải nghiên cứu điều kiện đất trồng nước tưới phù hợp trước khi sản xuất rau cải xoong, không ô nhiễm dặc biệt là Cu tồn
dư trong đất, trong nước phải rất thấp mới phù hợp cho việc sản xuất rau cải xoong vì rau cải xoong hấp thụ Cu rất mạnh. Không nên sử dụng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật… có chứa nhiêu nguyên tố Cu để bón cho rau cải xoong.
- Đôi với người tiêu dùng: có thể dùng rau cải xoong làm thực phẩm cũng như các mục đích khác vì trong cải xoong tại Định Hóa,Đồng Hỷ,Võ Nhai,Phú Bình không bị ô nhiễm kim loại Cu, việc sử dụng rau cải xoong sẽ có lợi cho sức khỏe của người sử dụng.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Sau khi nghiên cứu các tính chất cơ bản và hàm lượng Cu của đất, nước và hàm lượng Cu trong rau cải xoong tại Thái Nguyên, chúng tôi sơ bộ rút ra một số kết luận sau:
- Thành phần của đất: Hầu hết các mẫu đất phân tích các chỉ tiêu (pH, OM, N-P-K) đều phù hợp với tiêu chuẩn cho phép. Trong đó hàm lượng Cu là: Định Hóa: 32,08; Đồng Hỷ: 25,82; Võ Nhai:42,64; Phú Bình: 39,01 (đơn
vị mg/kg khô).
- Thành phần của nước: Các mẫu nước tưới phân tích các chỉ tiêu(pH, N-P-K) đều phù hợp với với tiêu chuẩn cho phép, chỉ tiêu Đồng tại tất cả các vùng đều không vượt TCVN (0,5 mg/l) cụ thể: Định Hóa: 0,25; Đồng Hỷ:0,46; Võ Nhai:0,42; Phú Bình: 0,17 (đơn vị mg/l).
- Hàm lượng Cu trong cải xoong tại các vùng khác nhau (Định hóa, Đồng Hỷ, Võ Nhai và Phú Bình) là khác nhau. Hàm lượng Đồng biến động từ 0,67-0,94(mg/kg tươi) TCCP(5mg/kg tươi), cụ thể Định Hóa 0,67(mg/kg tươi),Đồng Hỷ 0,94(mg/kg tươi),Võ Nhai 0,86(mg/kg tươi),Phú Bình 0,75(mg/kg tươi).
- Hàm lượng Cu trong cải xoong tại các thời vụ thu hoạch khác nhau là khác nhau. Hàm lượng Đồng ở đầu vụ thu hoạch la 0,80(mg/kg tươi,cuối vụ là 0,85(mg/kg tươi) đều không vượt TCCP.
- Hàm lượng Cu trong các bộ phận khác nhau của cải xoong là khác nhau. Hàm lượng Đồng trong rễ rau là cao nhất trung bình chứa 0,94mg/g tươi, thấp nhất là ở lá rau trung binh chứa 0,52 mg/kg tươi, bộ phận thân rau hàm lượng Đồng tồn dư là 0,60 mg/kg tươi.
- Hàm lượng Cu trong rau cải xoong tỷ lệ thuận với với hàm lượng Cu trong đất
5.2. Đề nghị
Để có kết quả một cách chính xác và đầy đủ hơn chúng tôi đề nghị tiếp tục nghiên cứu hàm lượng đồng trong cải xoong tại những vùng khác của tỉnh Thái Nguyên
- Rau cải xoong tại các vùng Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Bình, Võ Nhai đều không bị nhiễm đồng nên đề nghị các cơ quan có hướng phát triển để trở thành vùng sản xuất rau an toàn của tỉnh
- Cải xoong có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe nên người dân có thể sử dụng làm thực phẩm hằng ngày
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Lan Anh (2000), Tìm hiểu khả năng hấp thụ Cu, Pb, Zn, Cd qua rễ
và lá của rau cải xanh, Báo cáo tốt nghiệp, ĐHQG Hà Nội.
2. Bộ Khoa học và công nghệ (10/01/2006), quyết định 03/2006, Bộ Khoa học và công nghệ, Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (2006), Ảnh hưởng của KLN đến
sức khoẻ con người và sinh vật, http://www.monre.gov.vn/.
4. Hoàng Anh Cung, Nguyễn văn Hiền (1996), Nghiên cứu một số yếu tố gây
ô nhiễm trên rau và xây dựng quy trình sản xuất rau sạch, Báo cáo
khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
5. Phan Thị Dung (2007), Đánh giá hiện trạng môi trường và hàm lượng
KLN trong đất trồng rau ở một số vùng ngoại thành Hà Nội, Báo cáo
tốt nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Đỗ Ngọc Hải (2003), Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước
tưới cho sản xuất rau an toàn khu vực Định Hoá, Báo cáo tốt nghiệp,
Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
7. Bùi Bảo Hoàn, Đào Thanh Vân (2000), Giáo trình cây rau, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 7 – 50.
8. Nguyễn Đình Mạnh (1998), Phân tích Nông hoá Thổ nhưỡng, Nxb Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
9. Võ Văn Minh (2009), Nghiên cứu khả năng hấp thụ một số KLN trong đất của cỏ vetiver và đánh giá hiệu quả cải tạo đất ô nhiễm, Luận án tiến sĩ khoa học môi trường, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.
10. Lê Thanh Nga (1995), Tóm tắt báo cáo Hội nghị khoa học về Y học lao
11. Huỳnh Hồng Quang ( 22/07/2009), Rau cải xoong và rau ngổ-công dụng
dinh dưỡng, thảo dược và giá thể truyền bệnh ký sinh trùng đường ruột, Báo khoa hoc,
http://www.impe-qn.org.vn/impe-n/vn/portal/InfoPreview.jsp?ID=2860
12. Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN, ngày 19 tháng 1 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy định về quản lý sản xuất và
chứng nhận rau an toàn.
13. Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT, ngày 31 tháng 12 năm 2008 Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
14. Trần Kông Tấu, Đặng Thị An, Đào Thị Khánh Hương (2005), Một số kết
quả bước đầu trong việc tìm kiếm biện pháp xử lý đất bị ụ nhiễm bằng thực vật, Tạp chí khoa học đất số 23/2005.
15. Nguyễn Xuân Thành (1997), Đánh giá hiện trạng môi trường đất nước
tưới phục vụ cho quy hoạch rau sạch ngoại ô thành phố Hà nội, Luận
văn thạc sỹ, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
16. Trung tâm Xúc tiến và đầu tư tỉnh Thái Nguyên (14/03/2010), Giới thiệu
chung về tỉnh Thái Nguyên, http://www. thainguyen.gov.vn.
17. Bùi Cách Tuyến (1996), Nghiên cứu tồn dư KLN trong nông sản ở khu
vực thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh.
18. Bùi Quang Xuân, Bùi Đình Dinh, Mai Phương Anh (6/1996), Quản lý
hàm lượng Cutrat trong rau bằng con đường bón phân cân đối, Báo
cáo khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
II. Tiếng Anh
19. Alloway B.J and Ayres D.C (1997), Chemical Principles of
20. FAO/WHO (1991), CUCKEL, CUCKEL CARBONYL, AND SOME
CUCKEL COMPOUNDS HEALTH AND SAFETY GUIDE - IPCS INTERNATIONAL PROGRAMME ON CHEMICAL SAFETY Health and Safety Guide (No. 62, 1991),
21. FAO/WHO (2/1993), Codex Alimentarius vol. http://www.inchem.org/documents/hsg/hsg/hsg062.htm
22. Mon Roe T. Morgan (1991), Environmental health, East Tenessee State UCuversity.
23. Sylvia S. Mader (2004), Biology, The MC Gran – Hill compaCues, American.
24. Vincent E. Rubatzky Mas Yamagucbi (1997), World vegetable, International Thomson Publishing
PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Khuyến cáo của FAO/WHO - CUCKEL, CUCKEL
CARBONYL, AND SOME CUCKEL COMPOUNDS HEALTH AND SAFETY GUIDE - IPCS INTERNATIONAL PROGRAMME ON
CHEMICAL SAFETY Health and Safety Guide (No. 62, 1991)
Bảng 1: Tiếng Anh
EXPOSURE LIMIT VALUES
Medium Specification Country/ orgaCuzation Exposure limit description Value Effective date FOOD USSR Maximum permissible concentration (MPC) Cuckel and its compounds (as Cu)
1981
Fish products 0.5 mg/kg Meat products 0.5 mg/kg Milk products (as Cu) 0.1 mg/kg Cereals 0.5 mg/kg Vegetables, fruits 5 mg/kg Beverages 0.3 mg/kg SOIL Agricultural European Economic CommuCuty Maximum limit (MXL) dry matter in soil sample with pH=6 Cuckel and its compounds (as Cu)
50 mg/kg 1989
Giá Trị Tiếp Xúc Với Giới Hạn (EXPOSURE LIMIT VALUES) Chỉ tiêu Đặc điểm kỹ thuật Quốc gia/
Tổ chức Tiếp xúc với giới hạn mô tả Giá trị
Ngày, tháng, năm
Thực
phẩm Liên Xô
Nồng độ tối đa cho phép (MPC) Đồng và hợp chất của nó (như là Đồng) 1981 Sản phẩm cá 0.5 mg/kg Các sản phẩm thịt 0.5 mg/kg Các sản phẩm từ sữa 0.1 mg/kg Ngũ cốc 0.5 mg/kg
Rau, quả tươi 5 mg/kg Nước giải khát 0.3 mg/kg Đất Nông nghiệp Cộng đồng kinh tế Châu Âu
Hạn chế tối đa chất khô trong đất mẫu có pH=6
Đồng và hợp chất của nó (như là Đồng)
Phụ Luc 2: Tiêu chuẩn Việt Nam (QCVN 08 : 2008/BTNMT) Giá trị
giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9
2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD5 (20oC) mg/l 4 6 15 25 6 Cutrit (NO- 2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 7 Cutrat (NO- 3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 8 Phosphat (PO43-)(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 9 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 10 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 11 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 12 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 13 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 14 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 15 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 16 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002
Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát
chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:
A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.
A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.
B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
MỤC LỤC
Phần 1...1
MỞ ĐẦU...1
1.1. Đặt vấn đề...1
1.2. Mục đích nghiên cứu...2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu...3
1.4. Ý nghĩa của đề tài...3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học...3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn...4
Phần 2...5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài...5
2.2. Sơ lược về rau an toàn...7
2.2.1.Tình hình sản xuất rau và rau an toàn trên thế giới...7
2.2.2. Tình hình sản xuất rau và rau an toàn ở Việt Nam...8
2.2.3. Tiêu chuẩn chung để sản xuất rau an toàn...9
2.3. Sơ lược về các biện pháp xử lý môi trường bằng thực vật...13
2.3.1. Khái quát về công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm...13
2.3.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ kim loại nặng của thực vật...14
2.3.3. Các cơ chế của công nghệ thực vật xử lý kim loại nặng trong đất...16
2.3.4. Một số vấn đề môi trường cần quan tam đối với công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm...18
2.4. Sơ lược về rau cải xoong và những nghiên cứu về cải xoong...19
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về rau cải xoong...19
2.5. Đồng và một số vấn đề liên quan...23
2.5.1. Giới thiệu về nguyên tố Đồng...23
2.5.2. Ảnh hưởng của Đồng đến sinh vật và con người...24
Phần 3...26
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...26
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...26
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...26
3.3. Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu...26
3.3.1. Nội dung nghiên cứu...26
3.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp phân tích...27
3.4. Phương pháp nghiên cứu...27
3.4.1. Phương pháp kế thừa...27
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và xử lí mẫu...28
3.4.3. Phương pháp phân tích...29
3.4.4. Phương pháp xử lí số liệu...29
Phần 4...30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...30
4.1. Tình hình cơ bản của tỉnh Thái Nguyên...30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên...30
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội...33
4.2. Đặc điểm và thành phần cơ bản của đất và nước các vùng trồng rau cải xoong tại Thái Nguyên...36
4.2.1. Đặc điểm và thành phần cơ bản của đất các vùng trồng rau cải xoong tại Thái Nguyên...36
4.2.2. Đặc điểm và thành phần cơ bản của nước tại các vùng trồng rau cải
xoong tại Thái Nguyên...37
4.3. Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên...38
4.3.1. Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong theo từng dịa điểm nghiên cứu.39 4.3.2. Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong theo thời vụ thu hoạch khác nhau ...44
4.3.2.3 So sánh hàm lượng đồng trong cải xoong tại các vụ thu hoạch khác nhau...47
4. 4. Quan hệ giữa hàm lượng Đồng trong đất, nước và rau cải xoong...50
4.5. Một số khuyến cáo về hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại Thái Nguyên...51
Phần 5...53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...53
5.1. Kết luận...53
5.2. Đề nghị...54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...55
I. Tiếng Việt...55
II. Tiếng Anh...56
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Ngưỡng cho phép một số KLN và độc tố trong rau quả tươi...10
Bảng 2: Tính chất cơ bản của đất tại các vùng trồng rau cải xoong trong tỉnh Thái Nguyên...37
Bảng 3: Tính chất cơ bản của nước tưới tại các vùng trồng rau cải xoong trong tỉnh Thái Nguyên...38
Bảng 4: Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại huyện Định Hoá...40
Bảng 5: Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại huyện Đồng Hỷ...41
Bảng 6: Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại huyện Võ Nhai...42
Bảng 7: Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại huyện Phú Bình...43
Bảng 8: hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại đầu vụ thu hoạch...45
Bảng 9: Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại cuối vụ thu hoạch...47
Bảng 10: bảng so sánh hàm lượng đồng trong cải xoong tại các vụ thu hoạch khác nhau...47
Bảng 11: Hàm lượng Đồng ở các bộ phận rễ, thân, lá của rau cải xoong...48
Bảng 12: Hàm lượng Đồng trong đất, nước và rau cải xoong tại tinh Thái Nguyên...50
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại đầu vụ thu hoạch...46 Hình 4.2: Hàm lượng đồng trong cải xoong tại các...48 vụ thu hoạch khác nhau...48 Hình 4.3: Diễn biến hàm lượng Đồng trong các bộ phận khác nhau của rau cải xoong...49
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn của các trường chuyên nghiệp ở nước ta nói chung và trường Đại học Nông Lâm nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu của sinh viên cuối khóa. Đây là quá trình nhằm giúp cho sinh viên có dịp cọ xát với thực tế nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng thực hành. Từ đó giúp sinh viên rèn luyện khả năng tổng hợp lại những kiến thức đã học vào thực tế để giải quyết vấn đề cụ thể.
Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo kỹ sư Môi trường có đủ năng lực, sáng tạo và có khả năng công tác. Được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường cùng với nguyện vọng của bản thân, tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu hàm lượng đồng trong rau cải xoong tại tỉnh Thái Nguyên”. Trong thời gian triển khai làm đề tài,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường và đặc biệt là sự chỉ đạo của thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Khắc Thái Sơn.
Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của tôi không tránh khỏi có thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong có được sự đống góp ý kiến của thầy, cô giáo và các bạn để bản khóa luận của tôi được hoàng thiện tốt hơn.