điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hàm lượng Cu trong rau cải xoong trên dịa bàn tỉnh Thái Nguyên. Dựa vào tình hình sản xuất, diện tích canh tác và mức độ tiêu thụ rau đề tài đã trọn bốn dịa diểm đại diện để nghiên cứu đó là: Huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Bình và huyện Định Hoá. Đây là các vùng có diện tích trồng nhiều rau cải xoong và là vùng cung cấp chủ yếu rau cải xoong thương phẩm của tỉnh Thái Nguyên. Mỗi địa điểm nghiên cứu có điều kiện đất trồng nước tưới và điều kiện chăm sóc khắc nhau sẽ dẫn đến hàm lượng Cu trong rau cũng sẽ khác nhau. Vì vậy viêc phân tích để đưa ra hàm lượng Cu trong rau tại các vùng là điều cần thiết để đưa ra mốt kết luận chung nhất cho toàn tỉnh Thái Nguyên về hàm lượng Cu có trong rau cải xoong.
4.3.1.1. Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại huyện Định Hoá
Định Hoá là huyện có rất ít địa điểm trồng cải xoong, chủ yếu cải xoong ở định hoá là rau tự mọc ở các bãi đất lầy lội nhiều nước. Đất trồng chủ yếu là đất bùn và nứoc tưới chủ yếu là nươc mmưa và nước tồn đọng tại nơi cây mọc. Một số ít là nước sinh hoạt hoặc nước thải sinh hoạt do người dân tưới thêm hoặc thải ra
Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại Định Hoá được thể hiện qua bảng 4
Bảng 4: Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại huyện Định Hoá Đơn vị: mg/kg tươi STT Chỉ tiêu Cu TCVN SS với TCVN 1 Trong đất 32,08(mg/kg khô) 50* Bằng 64,16% 2 Trong nước 0,25(mg/l) 0,5** Bằng 50,00% 3 Trong cây 0,67(mg/kg tươi) 5*** Bằng 13,4%
Nguồn: Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống – DHTN 2012 * : QCVN Theo Quyết định số 16/2008/QD-BTNMT
** : TCVN Theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT [6]
*** : TCVN Theo Quyết định số 04/2007 - Bộ Nông nghiệp, 2007
Qua bảng 4 ta thấy hàm lượng đồng trong đất huyện Định Hóa là 32,08 thấp hơn so với TCVN (50mg/kg đất khô),hàm lượng đồng trong nước là 0,25 thấp hơn so với TCVN (0,5mg/l),hàm lượng đồng trong cây cải xoong là 0,67 cũng thấp hơn TCVN(5mg/kg tươi).Như vậy điều kiện đất, nước tại huyện Định Hóa thích hợp cho việc trồng cây cải xoong thành rau an toàn,an toàn cho người sử dụng không sợ bị nhiễm độc đồng.
4.3.1.2. Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại Huyện Đồng Hỷ
Huyện Đồng Hỷ là huyện có diện tích rau thương phẩm cung cấp cho toàn tỉnh Thái Nguyên khá lớn, là vùng cung cấp rau chủ yếu cho địa bàn Định Hoá. Rau cải xoong được trồng trên địa bàn huyện chủ yếu ở xã Khe Mo, các ruộng cải xoong tập chung ở đầu nguồn và ven các con suối nhỏ. Hàm lượng Cu trong nước tại vùng này 0,46 mg/l, hàm lượng Cu trong đất chỉ có 25,82 mg/kg khô nhỏ hơn rất nhiều so với TCCP của FAO/WHO ( 50 mg/kg khô). Diện tích rau cải xoong tại khu vực này chủ yếu sản xuất phuc vụ mục đích thương mại, rau được chăm sóc và thu hoạch rất cẩn thận đúng kỹ thuật.
Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại huyện Đồng Hỷ được thể hiện qua bảng 5
Bảng 5: Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại huyện Đồng Hỷ
Đơn vị: mg/kg tươi
STT Chỉ tiêu Cu TC VN SS với TC VN
1 Trong đất 25,82(mg/kg đất khô) 50* Bằng 26,8% TC
2 Trong nước 0,46(mg/l) 0,5** Bằng 16,2% TC
3 Trong cây 0,94(mg/kg tươi) 5*** Bằng 13,4% TC
Nguồn: Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống – DHTN 2012 *QCVN Theo Quyết định số 16/2008/QD-BTNMT
** TCVN Theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT [6]
*** TCVN Theo Quyết định số 04/2007 - Bộ Nông nghiệp, 2007 Qua bảng 5 cho thấy hàm lượng đổng trong đất tại huyên Đồng Hỷ (25,82mg/kg đất khô) thấp hơn so với TCVN (50mg/kg đất khô).Trong nước(0,46mg/l) cũng thấp hơn so với TCVN (0,5mg/l). Như vậy hàm lượng đồng trong đất, nước huyện Đồng Hỷ không ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cải xoong hàm lương đồng trong cây chỉ có 0,94mg/kg tươi.Thấp hơn nhiều so với TCVN (5mg/kg tuơi) có
thể kết luận rau cải xoong tại huyện Đồng Hỷ nhìn chung không bị ô nhiễm Cu. Như vậy việc sử dụng rau cải xoong tại khu vực này sẽ an toànvới sức khỏe của người dân.
4.3.1.3. Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại huyện Võ Nhai
Võ Nhai là huyện có điều kiện tự nhiên và khí hậu rất thuận lợi cho rau cải xoong sinh trưởng và phát triển, là đầu nguồn của các con suối nhỏ có rất nhiều núi đá, nước chảy ra trực tiếp từ các hang đá rất trong và mát đó là điều kiện lý tưởng cho rau cải xoong sinh sống. Nhưng diện tích rau cải xoong tại Võ Nhai chủ yếu là mọc tự nhiên không có sự can thiệp của con người. Với đặc thù nhiều núi đá vôi và nhiều mỏ khoáng sản nên hàm lượng Cu trong đất tại huyện Võ Nhai cao hơn hẳn so vói các vùng nghiên cứu khác (42,64 mg/kg khô) nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng cho phép so với TCCP ( 50 mg/kg khô). Hàm lượng Cu trong nước tưới tại vùng này (0,42mg/l)thấp hơn so với TCVN(0,5mg/l)
Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại huyện Võ Nhai được thể hiện qua bảng 6
Bảng 6: Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại huyện Võ Nhai
STT Chỉ tiêu Cu TC FAO/WHO*** SS với TC FAO/WHO 1 Trong đất 42,64(mg/kg
đất khô) 50* Bằng 85,28%
2 Trong nước 0,42(mg/l) 0,5** Bằng 84,00%
3 Trong cây 0,86(mg/kg
tươi) 5*** Bằng 17,2%
Nguồn: Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống – DHTN 2012 * : QCVN Theo Quyết định số 16/2008/QD-BTNMT
*** : TCVN Theo Quyết định số 04/2007 - Bộ Nông nghiệp, 2007
Tại huyên Võ Nhai kết quả phân tích ở bảng 6 cho thấy hàm lượng Đồng trong đất (42,64mg/kg đất khô) thấp hơn so với TCCP(50mg/kg đất khô).Trong nước (0,42mg/l) thấp hơn ngưỡng cho phép (0,5mg/l).Như vậy rau cải xoong tại Huyện Võ Nhai không bị ô nhiễm Cu, việc sử dụng rau cải xoong tại Võ Nhai sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.Điều kiện tự nhiên ở huyện Võ Nhai thuận lợi cho việc trồng cải xoong có thể trở thành vùng sản xuất rau an toàn của tỉnh.
4.3.1.4. Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại huyện Phú Bình
Phú Bình là huyện nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên, diện tích rau cải xoong mới được mở rộng tại vùng này. Với đất nông nghiệp chủ yếu là đất phù xa Sông Cầu và nước tưới cũng lấy từ hệ thống Sông Cầu. Hàm lượng Cu trong đất (39,01 mg/kg khô), hàm lượng Cu trong nước (0,17mg/l)
Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại huyện Phú Bình được thể hiện qua bảng 7
Bảng 7: Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại huyện Phú Bình
STT Chỉ tiêu Cu TC VN SS với TC VN
1 Trong đất 39,01(mg/kg đất khô) 50* Bằng78,02%
2 Trong nước 0,17(mg/l) 0,5** Bằng 34,00%
3 Trong cây 0,75(mg/kg tươi) 5*** Bằng 15,00%
Nguồn: Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống – DHTN 2012 * : QCVN Theo Quyết định số 16/2008/QD-BTNMT
** : TCVN Theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT [6]
*** : TCVN Theo Quyết định số 04/2007 - Bộ Nông nghiệp, 2007
Bảng 7 cho thấy hàm lượng Đồng trong đất của huyên Phú Bình cũng như các 3 huyện còn lại đều thấp hơn so với TCVN(50mg/kg đất khô) hàm
luợng đồng trong đất huyện Phú Bình (39,01mg/kg đất khô) hàm lượng đồng trong nước là(0,17mg/l) không vượt TCCP(0,5mg/l) . Như vậy việc sử rau cải xoong tai khu vực này sẽ không bị ảnh hưởng bởi độc tố Cu.
Tóm lại: xét theo các vùng nghiên cứu thì hàm lượng Cu trong rau cải xoong nhìm chung đều rất lớn phần lớn là vượt TCCP, rau cải xoong tại ba trên bốn khu vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm Cu đó là khu vực Thành Phố, huyện Võ Nhai và huyện Đồng Hỷ. Do đó việc sử dụng rau cải xoong được trồng tại các khu vực này là rất nguy hiểm nó ảnh rất lớn đến sức khỏe của người sử dụng. Chỉ có rau cải xoong được trồng tại huyện Phú Bình không bị ô nhiễm Cu nhưng hàm lượng Cu cũng cao xấp xỉ TCCP. Mặc dù hàm lượng Cu trong nước ở các vùng này đều không phát hiện và hàm lượng Cu trong đất cũng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sự phát triển của rau cải xoong nhưng hàm lượng Cu trong cải xoong lại rất cao. Hàm lượng Cu trong rau tỷ lệ với hàm lượng Cu trong đất, những vùng có hàm lượng Cu trong đất cao hơn thì hàm lượng Cu trong rau cũng cao hơn. Vậy có thể kết luận rau cải xoong có khả năng hấp thụ và tích lũy rất tốt kim loại Cu, chúng ta có thể ứng dụng rau cải xoong để xử lý và cải tại môi trường bị nhiễm Cu dặc biệt là môi trường đất và nước bị nhiễm Cu.
4.3.2. Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong theo thời vụ thu hoạch khác nhau
Thời vụ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng rau, thời vụ thể hiện thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nó ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ và tồn dư của các chất có trong thành phần của rau khi mà chúng ta thu hoạch rau. Chính vi vậy đề tai đã chia ra làm ba thời điểm nghiên cứu để phân tích hàm lượng Cu trong rau cai xoong đó là đầu vụ (từ tháng 01 đến tháng 02/2012) và cuối vụ (từ tháng 03 đến tháng 04/2012). nhằm tìm ra được sự chênh lệch về hàm lượng Đồng giữa các thời điểm khác nhau trong rau cải xoong.
4.3.2.1. Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại đầu vụ thu hoạch
Đầu vụ là thời điểm rau mới bắt đầu đươc thu hoạch để sử dụng làm thực phẩm lứa thứ nhất hoăc lứa thứ hai. Chúng tôi lấy mẫu rau thời điểm đầu vụ vào tháng 02/2012. tại thời điểm này rau cải xoong vừa mới trồng hoặc tự phát triển lại khi điều kiện khí hậu thích hợp (vì rau cải xoong chỉ phát triển mạnh với khí hậu lạnh của mùa đông) rau mới được thu hoạch một đến hai lứa. Thời điểm đầu vụ rau cải xoong chỉ mới sinh trưởng và phát triển trong một thời gian rất ngăn vì vậy khả năng tích lũy Cu cũng như các chất khác trong rau con hạn chế, chưa hấp thụ và chua đủ thời gian để tích lũy hết khả năng của rau.
Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong thời điểm đầu vụ được thể hiện qua bảng 8:
Bảng 8: hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại đầu vụ thu hoạch
Đơn vị: mg/kg tươi
Chỉ tiêu Cu (mg/kg tươi) TCVN*** So sánh với TCVN
Định hóa 0,67 5 Bằng 13,4% Đồng Hỷ 0,94 Bằng 18,8% Võ Nhai 0,86 Bằng 17,2% Phú Bình 0,75 Bằng 15,0%
Nguồn: Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống – DHTN 2012
*** TCVN Theo Quyết định số 04/2007 - Bộ Nông nghiệp, 2007
Hàm lượng Cu 0,67 0,94 0,86 0,75 0 1 2 3 4 5 6 Định Hóa Đồng Hỷ Võ Nhai Phú Bình TCVN
Địa điểm nghiên cứu mg/k
g tươi
Hình 4.1: Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại đầu vụ thu hoạch
Tại thời điểm đầu vụ hàm lượng Đồng trong rau cải xoong biến động từ 0,67 – 0,94 mg/kg tươi tùy theo tường vùng, trung bình của các vùng thì hàm lượng Đồng tại thời diểm đầu vụ là 0,80 mg/kg tươi (Bảng .8). So sánh với khuyến cáo của TCVN tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rau hàm lượng Cu trong rau ngưỡng tối đa cho phép là (5 mg/kg rau tươi), thì hàm lượng Cu trong rau cải xoong tại thời điểm này về trung bình (0,80mg/kg tươi) là nhỏ hơn ngưỡng cho phép.
4.3.2.2. Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại cuối vụ thu hoạch
Thời điểm cuối vụ là thời điểm bắt đầu kết thúc vụ rau, khi rau cải xoong chỉ còn thu họach được một đến hai lứa cuối cùng. Rau cải xoong chỉ phát triển thuận lợi khi thời tiết lạnh và mát mẻ, thời vụ cải xoong chủ yếu từ đầu mùa đông đến cuối mùa xuân. Vào thời điểm cuối vụ rau phát triển kém dần vì thời tiết không thuận lợi, nên thời gian thu hoạch một lứa thường kéo dài hơn, năng xuất rau giảm. Việc lấy mẫu rau cải xoong phân tích chúng tôi tiến hành vào đầu tháng 04/2012 là thời điểm bắt đầu kết thúc vụ rau cải xoong.
Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong thời điểm cuối vụ được thể hiện qua bảng 9:
Bảng 9: Hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại cuối vụ thu hoạch
Đơn vị: mg/kg tươi
Cu (mg/kg tươi) TCVN*** So Sánh với TCVN
0,85 5 Bằng 17,0%
Nguồn: Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống – DHTN 2012
*** TCVN Theo Quyết định số 04/2007 - Bộ Nông nghiệp, 2007
Qua kết quả ở Bảng 9 ta thấy tại thời điểm cuối vụ hàm lượng Đồng trong rau cải xoong là 0,85(mg/kg tươi). So sánh với TCVN tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rau hàm lượng Đồng trong rau ngưỡng tối đa cho phép là (5 mg/kg rau tươi), thì hàm lượng Đồng trong rau cải xoong tại thời điểm này không vượt ngưỡng cho phép.