- Xử lý số liệu trên phần mềm Microsoft Excel. Tính toán số liệu sử dụng các hàm AVERAGE.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình cơ bản của tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên- Vị trí địa lí: - Vị trí địa lí:
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Định Hoá; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ,
Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Cunh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn.
- Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản:
Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Định Hoá, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.
Các yếu tố tự nhiên (đất đai, địa hình, khí hậu thuỷ văn…) có ảnh hưởng rất nhiều tới cây trồng nói chung và cây rau nói riêng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất phẩm chất rau.
+ Nhiệt độ: Trung bình hàng năm thấp 22,00C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình là 27,90C, thấp nhất là tháng 12 đến tháng 1 nhiệt độ trung bình là 16,40C.
+ Lượng mưa: Tương đối phong phú, lượng mưa trung bình hàng năm
cao với 2007 mm, trong đó lượng mưa lớn nhất đạt 3.008 mm, lượng mưa thấp nhất đạt 997 mm. Bình quân có 198 ngày mưa/1 năm, tuy nhiên sự phân bố lượng mưa trong năm không đồng đều. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa hàng năm, do vậy vẫn xảy ra tình trạng ngập úng tại một số khu vực trũng. Trong khi đó vào mùa khô lượng mưa ít đã làm ảnh hưởng tới một số khu vực đất nông nghiệp cần tưới tiêu trên địa bàn phường.
+ Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm 1690 giờ. Tháng có số giờ
nắng cao nhất 187,4 giờ là tháng 8, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 có 54,6 giờ.
+ Chế độ gió: Trên địa bàn phường xuất hiện hai hướng gió thịnh hành
là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, tốc độ gió bình quân 1- 3 m/s, tháng 4 vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi với vận tốc trung bình từ 2- 3 m/s, thời kỳ chuyển từ mùa Hạ sang mùa Đông tốc độ gió yếu nhất trong năm. Do nằm xa biển lên trên địa bàn phường ít chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lụt cũng là điều kiện thuận lợi để ổn định phát triển kinh tế - xã hội.
+ Độ ẩm không khí: Khá cao 84,0%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10
từ 84 - 86% thấp nhất là 79% vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn phường không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.
+ Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 854 mm, thấp
nhất 65,4 mm vào tháng 2 và cao nhất 77 mm vào tháng 4.
Có thể nói, điều kiện khí hậu thời tiết ở đây rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng, có thể tiến hành sản xuất nhiều vụ rau trong năm.
Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, Đồng, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Dân số, nguồn nhân lực, truyền thông văn hoá và ngành nghề của dân cư:
Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và
Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 Trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động;
Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viên Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện; Là một nơi có những địa danh du lịch lịnh sử, sinh thái – danh thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư khai thác xứng tầm như: Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa – Thác Mưa bay và Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và Khu đô thị hai bờ Sông Cầu...
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội- Thực trạng phát triển kinh tế: - Thực trạng phát triển kinh tế:
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... tuy nhiên tinh Thái Nguyên cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực...
Năm 2009 kinh tế cả nước phải chịu những tác động từ những bất ổn và suy thoái của kinh tế thế giới, đặc biệt khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy giảm của nhiều nền kinh tế; tuy nhiên kinh tế Thái Nguyên với đặc điểm là phụ thuộc không nhiều vào xuất khẩu và tỷ trọng sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thấp hơn nhiều so với bình quân chung cả nước nên kinh tế của tỉnh bị ảnh hưởng nhẹ hơn so với cả nước. Bên cạnh đó, bằng những chính sách mạnh mẽ, kịp thời, phù hợp; cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh, nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 trên địa bàn đã dần phục hồi trong quý II và phát triển ổn định trở lại trong quý III và quý IV/2009, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2009 là 9,1% (kế hoạch điều chỉnh là tăng 9%); GDP bình quân đầu người năm 2009 ước đạt 14,6 triệu đồng, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng 2,5 triệu đồng/người so với năm 2008; Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) trên địa bàn là 9.972 tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch đầu năm và tăng 14% so với năm 2008; Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 65,38 triệu USD, bằng 93,4% kế hoạch điều chỉnh. Trong đó, xuất khẩu địa phương là 52,17 triệu USD, bằng 65,8% so với cùng kỳ; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.631,87 tỷ đồng, trong đó tổng thu ngân sách trong cân đối là 1.422,37 tỷ đồng, bằng 124,22% dự toán đầu năm; bằng 108% dự toán điều chỉnh và tăng 28,48% so với năm 2008. Riêng thu nội địa 1.308,17 tỷ đồng; bằng 120,57% dự toán đầu năm; bằng 108,38% dự toán điều chỉnh và tăng 24,21% so với năm 2008; Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo giá so sánh 1994) ước đạt 2.316 tỷ đồng, tăng 4,02% so với năm 2008, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt ước đạt 47
triệu đồng, bằng mục tiêu kế hoạch điều chỉnh; Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2009 là 625 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng 12,7% so với năm 2008 và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra đầu năm là tăng 8% trong năm 2009; Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 408,3 nghìn tấn, bằng 102,1% kế hoạch, giảm 0,43% (- 1.777 tấn) so với năm 2008; Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh (từ tất cả các nguồn: dân tự trồng; doanh nghiệp và trồng theo dự án của nhà nước) đạt 6.565 ha, tăng 11,4% so với trồng mới năm 2008. Trong đó, riêng địa phương trồng theo dự án 661 đạt 5.045 ha, bằng 112,1% kế hoạch; Diện tích chè trồng mới và trồng lại được 709 ha, đạt 118,2% kế hoạch; Tỷ lệ che phủ rừng tính đến hết năm 2009 là 48,6%, thấp hơn 0,4% so với mục tiêu kế hoạch đề ra là 49%; Tỷ lệ sử dụng nước sạch ở nông thôn là 84%, đạt mục tiêu kế hoạch.
Nhóm chỉ tiêu xã hội:
+ Tỷ suất sinh thô trên địa bàn năm 2009 đạt 14,62%, giảm 0,2% so với năm 2008, hoàn thành mục tiêu kế hoạch.
+ Tạo việc làm mới cho 16.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động được 1.500 người, đạt 100% kế hoạch điều chỉnh.
+ Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2009 là 13,99%, giảm 3,75% so với năm 2008, vượt mục tiêu kế hoạch (kế hoạch là giảm 2,5%).
+ Giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống còn 19,3%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Đánh giá chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, đặc biệt là 3 năm gần đây (2007, 2008, 2009) mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song kinh tế - xã hội của tỉh vẫn tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đều hoàn thành so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực xã hội cũng có sự cải thiện đáng kể.
Hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông (kể cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi. Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên như Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, các di tích lịch sử như: An toàn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khuôn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn. Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc gia hướng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nước ngoài. (Trung tâm xúc tiến và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, 14/03/2010) [17].
4.2. Đặc điểm và thành phần cơ bản của đất và nước các vùng trồng raucải xoong tại Thái Nguyên cải xoong tại Thái Nguyên
4.2.1. Đặc điểm và thành phần cơ bản của đất các vùngtrồng rau cải xoong tại Thái Nguyên trồng rau cải xoong tại Thái Nguyên
Đối với sản xuất nông nghiệp, đất là một tư liệu sản xuất vô cùng quý giá, cơ bản và không có gì thay thế được. Đất là môi trường cho cây mọc, cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho cây sinh trưởng, phát triển. Các tính chất hóa lý cơ bản của đất ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và chất lượng của mỗi loại rau khác nhau, đặc biệt là rau cải xoong. Vì vậy, nghiên cứu các tính chất của đất trồng rau cải xoong là hết sức cần thiết.
Bảng 2: Tính chất cơ bản của đất tại các vùng trồng rau cải xoong trong tỉnh Thái Nguyên
STT Địa điểm Chỉ tiêu Định Hoá Đồng Hỷ Võ Nhai Phú Bình TB TCVN 1 OM (%) 3,26 1,91 5,82 4,01 3,54 4 – 6** 2 pH 6,66 5,46 7,21 5,15 6,25 6 – 8** 3 NTS(%) 0,24 0,04 0,26 0,17 0,15 - 4 PTS(%) 0,13 0,25 0,39 0,26 0,32 - 5 KTS(%) 1,18 0,79 2,24 2,20 1,61 - 6 Cu (mg/kg khô) 32,08 25,82 42,64 39,01 34,88 50 mg/kg *
Nguồn: Kết quả phân tích tại Viện Khoa học sự sống – DHTN 2012
* : QCVN Theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT
**: TCVN Theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT [6]
Kết quả phân tích đất tại bảng 4.1 cho thấy hàm lượng Đồng dao động từ 25,82 – 42,64 mg/kg đất khô, hàm lượng Đồng xác định lớn nhất tại huyện Võ Nhai (42,64 mg/kg khô) và thấp nhất là huyện Đồng Hỷ (25,82 mg/kg khô). So sánh với tiêu chuẩn (50 mg/kg khô) thì cả bốn vùng nghiên cứu hàm lượng Đồng đều thấp hơn ngưỡng cho phép không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất rau. Các chỉ tiêu cơ bản như pH, OM đều phù hợp với tiêu chuẩn đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, không vượt ngưỡng cho phép. Với những nền đất trên là điều kiện phù hợp cho rau cải xoong phát triển thuận lợi không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của rau.
4.2.2. Đặc điểm và thành phần cơ bản của nước tại các vùng trồng rau cải xoong tại Thái Nguyên
Nước tưới trong nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng của rau. Nước tưới cung cấp các chất dinh dưỡng, các nguyên tố đa lượng, vi lượng thiết yếu cho cây trồng. việc nghiên cứu các tính