Các kết quả hồi quy của 3 biến số đối với lĩnh vực tài chính

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn của với khả năng sinh lời và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (Trang 58 - 68)

Bảng 4.16. Kết quả hồi quy ROA theo Nợ Dài Hạn/Vốn Dài Hạn đối với ngành tài chính

Nguồn: Kết quả chạy bộ số liệu 44 doanh nghiệp tài chính trên Eviews

Với biến phụ thuộc ROA ở bảng trên thì ta chưa thể kết luận được mối liên hệ do kết quả không đủ mức ý nghĩa (P-value của Fqs=0.696>0.05). Điều này là khác so với các kết quả hồi quy được đối với toàn bộ thị trường nói chung và lĩnh vực công nghiệp nói riêng.

Bảng 4.17. Kết quả hồi quy ROE theo Nợ Dài Hạn/Vốn Dài Hạn đối với ngành tài chính

Nguồn: Kết quả chạy bộ số liệu 44 doanh nghiệp tài chính trên Eviews

Nhưng với bảng dưới, ta lại thấy 1 xu hướng khác so với xu hướng chung của toàn thị trường. Ở đây, cơ cấu vốn đã có tác động cùng chiều với ROE. Khi tăng 1% tỷ lệ nợ dài hạn thi sẽ làm cho ROE tăng 0.13%.

b. Kết quả hồi quy của biến giá trị vốn hóa theo biến cơ cấu vốn

Bảng 4.18. Kết quả hồi quy giá trị vốn hóa thị trường theo Nợ Dài Hạn/Vốn Dài Hạn đối với ngành tài chính

Nguồn: Kết quả chạy bộ số liệu 44 doanh nghiệp tài chính trên Eviews

Ở đây ta thấy được tuy cùng có xu hướng tác động cùng chiều nhưng mức độ tác động của cơ cấu vốn tới giá trị vốn hóa thị trường của các công ty trong lĩnh vực tài chính lại mạnh hơn so với các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp hay là toàn bộ công ty trên sàn chứng khoán Hà Nội. Khi tăng 1 % tỷ lệ Nợ dài hạn thì giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp này tăng 49 tỷ đồng.

c. Kết quả hồi quy của giá trị vốn hóa theo khả năng sinh lời

Bảng 4.19. Kết quả hồi quy giá trị vốn hóa thị trường theo ROA đối với ngành tài chính

Nguồn: Kết quả chạy bộ số liệu 44 doanh nghiệp tài chính trên Eviews

Với P-value của tqs của hệ số góc và của Fqs đều lớn hơn 0.05 nên mô hình này chưa đủ mức ý nghĩa để kết luận về mối quan hệ giữa hai yếu tố này.

Bảng 4.20. Kết quả hồi quy giá trị vốn hóa thị trường theo ROE đối với ngành tài chính

Nguồn: Kết quả chạy bộ số liệu 44 doanh nghiệp tài chính trên Eviews

Với, P-value của Fqs = 0.392 > 0.05 thì ta vẫn có cùng chung kết quả như mô hình ở trên là chưa thể đưa ra được kết luận về mối liên hệ giữa hai biến này do mô hình chưa đạt được đủ mức ý nghĩa.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN

Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào năm 2008. Tăng trưởng kinh tế đã đạt 6,78% trong khi chỉ số lạm phát là 11,75%. Tuy nhiên trong nội tại nền kinh tế vẫn còn tồn tại rất nhiều những sự biến động bất lợi, ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, huy động vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Một bài toán khó đối với tất cả các doanh nghiệp kéo dài từ suốt năm 2008 cho đến nay đó là vấn đề lãi suất.

Với mức lãi suất cho vay khá cao của các NHTM năm 2010 đã khiến cho các doanh nghiệp rụt rè trước việc huy động vốn từ ngân hàng. Vì thế việc ra quyết định của các lãnh đạo doanh nghiệp trong việc sử dụng nợ là rất khó khăn khi chi phí vốn quá cao.

Đối với kênh huy động vốn dài hạn của các doanh nghiệp, đó là thị trường chứng khoán Việt Nam, năm 2010 cũng là năm khá ảm đạm. Để huy động nợ dài hạn bằng cách phát hành trái phiếu thì chưa phát triển ở Việt Nam, vì thế các doanh nghiệp nhỏ khó có thể tiếp cận giải pháp này, hơn nữa càng khó khăn khi đứng trước nền kinh tế vĩ mô với chỉ số lạm phát vẫn nằm ở mức 2 con số. Thậm chí với lãi suất ngân hàng cao như vậy, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp phát hành cũng không tránh khỏi việc tăng cao hơn. Điều đó sẽ thực sự khó khăn đối với các doanh nghiệp. Do đó, bài toán huy động vốn luôn luôn là một vấn đề đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà quản trị doanh nghiệp.

Đứng trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam như vậy, các doanh nghiệp đã có sự lựa chọn về cơ cấu vốn cho doanh nghiệp mình. Theo kết quả kinh doanh

thu nhận được từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, qua sự phân tích của nhóm, nhóm đã rút ra được một số kết luận sau.

Một là, cơ cấu vốn tác động ngược chiều tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội vay nợ càng nhiều thì sẽ làm cho các tỷ suất sinh lời sẽ giảm đi.Kết luận này phù hợp với bối cảnh kinh tế của Việt Nam năm 2010. Với lãi suất vay cao, việc huy động nợ dài hạn sẽ làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên, cộng với tình hình sản xuất kinh doanh trong năm 2010 vẫn còn nhiều khó khăn, điều đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Hai là, cơ cấu vốn có tác động cùng chiều tới giá trị doanh nghiệp, cụ thể là giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp. Theo lý thuyết về cơ cấu vốn, trpng giai đoạn đầu, khi tỷ lệ nợ của doanh nghiệp tăng lên thì làm cho giá trị doanh nghiệp tăng lên theo. Nhưng khi tỷ lệ nợ đạt đến 1 điểm nhất định nào đó thì làm tăng tiếp tỷ lệ nợ sẽ làm cho giá trị doanh nghiệp giảm xuống. Với trường hợp của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, thì cơ cấu vốn đang có tác động thuận chiều lên giá trị doanh nghiệp.

Ba là, chưa tìm được mối tương quan giữa khả năng sinh lời và giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp. Điều này cho thấy có sự mâu thuẫn so với các lý thuyết đã được đưa ra ở trên. Theo nhóm, nguyên nhân của hiện tượng này là do đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam tuy đã trải qua gần 10 năm phát triển nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như : thị trường còn mang nặng tính đầu cơ, nhiều cố phiếu bị làm giá quá cao so với giá trị thực. Thứ hai, do phần lớn nhà đầu tư trên thị trường hiện nay đầu tư theo đám đông, không dựa vào việc phân tích để đưa ra quyết định đầu tư, đầu tư chỉ mang tính chất lướt sóng ngắn hạn hoặc các nhà đầu tư chỉ dựa vào phân tích kĩ thuật chứ chưa dựa vào phân tích các chỉ số cơ bản để

đưa ra các quyết định đầu tư. Điều này cũng ảnh hưởng tới giá trị thực của công ty.

Công trình nghiên cứu này là sự tổng hợp, xử lý kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên Sàn chứng khoán Hà Nội HNX năm 2010 với mục đích giúp ích phần nào cho các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các nhà kinh tế. Nhóm hy vọng chỉ rõ cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được với cơ cấu vốn mà mình đã chọn tác động như thế nào đến khả năng sinh lời và nếu thay đổi cơ cấu vốn thì khả năng sinh lời có thể biến động theo chiều hướng như thế nào đứng trước bối cảnh nền kinh tế vĩ mô hiện tại.

Đối với những kết quả đã phân tích, trong bối cảnh năm 2010 nhóm thấy rằng nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ dài hạn, nghĩa là tỷ lệ nợ tăng lên, khi đó khả năng sinh lời (ROE, ROA) sẽ giảm. Bởi vì lãi suất vay vốn được duy trì ở mức cao, điều này làm gia tăng chi phí vốn của doanh nghiệp, dẫn tới các lợi nhuận các doanh nghiệp giảm đi. Vì vậy, theo quan điểm của nhóm, với tình hình chi phí vốn cao như hiện nay các doanh nghiệp nên tận dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa tài liệu này sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có thể so sánh sự tác động các yếu tố này của riêng doanh nghiệp với của ngành và của toàn thị trường. Từ đó tìm ra một giải pháp cơ cấu vốn hợp lý nhất cho bản thân doanh nghiệp.

Còn đối với các nhà đầu tư, những kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn, khả năng sinh lời và giá trị doanh nghiệp trên Sàn chứng khoán Hà Nội sẽ cho họ thấy phần nào sự tác động thực tế giữa các nhân tố này. Từ đó đứng trước một cơ cấu vốn mà các doanh nghiệp đã chọn, các nhà đầu tư sẽ có cơ sở để dự đoán khả năng sinh lời, giá trị doanh nghiệp trong năm 2011 để có thể đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp với bối cảnh hiện nay bởi năm 2011 những vấn đề bất lợi của nền kinh tế trong năm 2010 vẫn chưa được giải quyết,

bằng chứng là lạm phát những tháng đầu năm vẫn tiếp tục lên cao (chỉ số CPI tháng 4 tăng 9,23% so với cùng kỳ năm 2010), lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn không hạ (trên 20%), tỷ giá đã được NHNN công bố tăng 9,3% trong tháng 2 vừa qua.

Còn đối với các nhà kinh tế, nhóm hy vọng tài liệu này sẽ giúp họ có một cái nhìn tổng quan nhất về mỗi quan hệ của 3 nhân tố này đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội.

Tuy nhiên đề tài nghiên cứu này cùng với mô hình mà nhóm đưa ra vẫn còn tồn tại những hạn chế và thiếu sót :

- Bài nghiên cứu mới chỉ đưa ra các mô hình hồi quy đơn để đánh giá tác động của 1 yếu tố lên 1 yếu tố khác, trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi. Điều này trên thực tế là không chuẩn xác do có rất nhiều các yếu tố tác động như chi phí vốn, thuế, các yếu tố về ngành,… Do đó dẫn đến mức độ ý nghĩa của các mô hình còn thấp (R2< 20%)

- Bộ số liệu chỉ lấy trong năm 2010 nên kết quả thu được chỉ phù hợp cho một trường hợp đặc biệt là trong năm 2010, do đó không thể hiện được xu hướng tác động của các biến số qua các năm để từ đó có thể đưa ra các dự báo cho các năm tiếp theo.

- Chưa xây dựng được mô hình cơ cấu vốn tối ưu cho từng lĩnh vực cụ thể trong nền kinh tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS.Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, năm 2005, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. TS. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình tài chính doanh nghiệp căn bản, năm 2008, NXB Thống kê.

3. TS. Trần Thị Thanh Tú, luận văn tiến sĩ ‘Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay’, năm 2008.

4. Tạp chí Kinh tế Phát triển số 218 tháng 12 năm 2008.

5. Mục 2, mục 3 chương 3 của Nghị định số 109/2007/NĐ-CP 6. www.vndirect.com.vn

7. http://www.idr.edu.vn 8. http://www.saga.vn

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn của với khả năng sinh lời và giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w