Giải pháp chung

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 67 - 69)

♦ Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một giải pháp chính đáp ứng yêu cầu cấp thiết hiện nay:

Thứ nhất, đối với việc tái cấu trúc các CTCK

Về mặt chất, để quản lí và có các biện pháp phù hợp với từng nhóm CTCK,

UBCK cần thường xuyên đánh giá, phân loại lại năng lực tài chính của các CTCK định kì (theo quý hoặc 6 tháng). Các công ty cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên qua các đợt tập huấn nghiệp vụ thường xuyên và cần có

những đợt sát hạch trình độ nghiệp vụ định kì. Cần đưa ra một hạ tầng công nghệ hiện đại chung cho các CTCK.

Về mặt lượng, cần phải giảm số lượng các công ty xuống mức phù hợp với quy

mô của TTCK VN. Việc cắt giảm số lượng các CTCK dùng biện pháp sáp nhập các công ty với nhau, lấy công ty mạnh hơn làm nền tảng để vực dậy các công ty yếu kém.

- UBCK nên có các biện pháp hỗ trợ phù hợp, khuyến khích cho các CTCK tự

nguyện sáp nhập tạo thành các thực thể tài chính mạnh hơn.

- Đối với các CTCK quá yếu kém UBCK nên yêu cầu giải thể công ty hoặc sáp

nhập bắt buộc.

- Giới hạn tỷ lệ giá trị giao dịch ký quỹ trên tổng vốn ngắn hạn ở 1 mức độ nhất

định để đảm bảo khả năng an toàn tài chính và phải báo cáo thường xuyên với UBCK.

- Vốn điều lệ của các CTCK tùy thuộc vào số nghiệp vụ nên được nâng lên để

đảm bảo khả năng an toàn tài chính và loại bỏ 1 số công ty yếu kém. UBCK nên yêu cầu cắt giảm các nghiệp vụ không có hiệu quả thích hợp ở mỗi công ty hoạt động yếu kém trong nhiều năm liền

- Các CTCK phải báo cáo hoạt động tự doanh và lưu chuyển dòng vốn của

mình. Các CTCK phải công bố rõ nguồn vốn của công ty,tiền gửi của khác hàng,chứng khoán lưu kí,đảm bảo minh bạch,tránh tình trạng mượn tiền gửi,chứng khoán của khách hàng để đầu tư cho hoạt động tự doanh.

Thứ hai, đối với việc minh bạch công bố thông tin trên TTCK

- Các doanh nghiệp muốn niêm yết thêm để huy động vốn cần phải có bản kế

hoạch sử dụng vốn công bố đại chúng để hạn chế sử dụng vốn tăng thêm sai mục đích. Xử phạt nặng đối với các công ty nộp BCTC muộn, che giấu lỗ lãi, nâng mức phạt lên cao hơn để tăng mức răn đe (thay vì mức thấp 40- 70 triệu đồng/lần vi phạm như hiện nay)

- Đề nghị cần có chế độ kiểm toán thường xuyên hơn, 2 lần 1 năm, tạo ra sự

minh bạch tài chính và cập nhật thông tin thường xuyên về các công ty niêm yết.

- Đồng bộ nền tảng công nghệ, phương thức thanh toán,giao dịch của 2 SGDCK. - Điều chỉnh kéo dài thời gian giao dịch cho phù hợp,đảm bảo tăng tính thanh khoản cho thị trường,hiệu quả hoạt động cho các CTCK,và không làm xáo trộn thị trường.

♦ Về dài hạn, chúng tôi xin đề xuất 1 số giải pháp sau:

Thứ nhất, đối với sản phẩm của TTCK,cần đưa ra những sản phẩm mới, các chứng khoán phái sinh nên cấp phép giao dịch trên thị trường. Cần hoàn thiện về các nền tảng cung - cầu, hạ tầng công nghệ của thị trường công nghệ để thị trường chứng khoán phái sinh có thể chính thức được lưu hành. Để có thể có được thị trường chứng khoán phái sinh vững mạnh trước hết cần có 1 thị trường hàng hóa cơ sở ổn định cùng với hệ thống công nghệ giao dịch, thanh toán - bù trừ hiện đại

Thứ hai, từng bước hoàn thiện hạ tầng công nghệ, phương thức thanh toán,giao dịch theo chuẩn quốc tế, xem xét để có thể sáp nhập 2 SGDCK làm một

Hiện đại hóa phương thức giao dịch,thanh toán, lưu ký,khung pháp lý để có thể thực hiện biện pháp kĩ thuật "giao dịch T + 2".

Tuy cần thực hiện ngay những biện pháp ngắn hạn có tính cấp thiết, nhưng UBCK và các cơ quan có thẩm quyền nên xem xét thực hiện đan xen các các biện pháp dài hạn để đảm bảo mục tiêu xây dựng TTCK phát triển ổn định,bền vững.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 67 - 69)