I Vị trí xây dựng 1 Trên sông Đà
3.3.1 Trong bài toán tĩnh
Hình 3.54: Trường hợp 2 - Nền được mô phỏng
Hình 3.56: Kết quả chuyển vị tại đỉnh Uy theo 2 phương án
Hình 3.57: Kết quả chuyển vị tại đỉnh Uz theo 2 phương án
Nhìn vào các kết quả ở trên, ta có thể thấy rõ sự khác nhau về chuyển vị theo 2 phương án. Phân bố chuyển vị tại các vị trí cũng khác nhau trừ chuyển vị theo phương Z (ngang vuông góc với dòng chảy).
Đối với chuyển vị theo phương X, theo phương án 1 do ngàm giữ đáy cửa lấy nước và nền nên chuyển vị vị tại đáy bê tông cửa nhận nước bằng 0 và lớn dần lên trên đỉnh. Theo phương án 2, do cửa lấy nước không được ngàm chặt mà liên kết với nền nên chuyển vị tại đáy cửa nhận nước có giá trị khác 0, kéo theo sự sai khác trong chuyển vị toàn bộ của phần cửa nhận nước so với phương án 1
Đối với chuyển vị theo phương Y, phương án 1 cho thấy xu hướng chuyển vị thay đổi theo hướng từ dưới lên trên, nhưng phương án 2 thì xu hướng chuyển vị thay đổi
theo hướng từ thượng lưu về hạ lưu. Điều này là do khi nền được mô phỏng vào trong mô hình, nền được coi như một loại vật liệu. Khi có lực tác dụng sẽ sinh ra chuyển vị, và truyền chuyển vị này cho phần bê tông. Như vậy chuyển vị cửa nhận nước là tổng hợp của chuyển vị nền và chuyển vị cửa nhận nước
Như vậy, ta có thể thấy sự khác nhau giữa 2 mô hình có nền và không có nền trong tính toán. Trong luận văn này, nền được coi như liên kết chặt với bê tông cửa nhận nước thông qua các nút, tức là chuyển vị tại đáy cửa nhận nước sẽ hoàn toàn bằng chuyển vị nền. Điều này là không đúng trong thực tế vì nền và cửa nhận nước có chuyển vị khác nhau. Hơn nữa, việc liên kết chặt giữa cửa nhận nước và nền đã bỏ qua sự tác dụng của áp lực đẩy nổi lên cửa nhận nước, không phù hợp với điều kiện làm việc thực tế của cửa nhận nước. Tác giả sẽ nghiên cứu thêm nếu có điều kiện.