Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội không tố giác tội phạm

Một phần của tài liệu tội không tố giác tội phạm lý luận và thực tiễn (Trang 39)

2.2.1. Trách nhiệm hình sự đối với người không tố giác theo khoản 1 Điều 314 Bộ luật hình sự:

Theo khoản 1 Điều 314 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định: "Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại Điều 313 của Bộ luật

này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm".

Dựa trên quy định tại Điều 8 của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 và tính nguy hiểm của hành vi không tố giác thì pháp luật hình sự đã xác định tội không tố giác tội phạm thuộc khoản 1 Điều 314 là tội ít nghiêm trọng. Khoản 1 quy định chế tài lựa chọn, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt từ từ ba tháng đến ba năm. Xem xét đặc điểm của các hình phạt có thể thấy cảnh cáo, cải tạo không giam giữ tuy là hình phạt chính nhưng tính chất của hình phạt này chủ yếu thể hiện tính răn đe về mặt tư tưởng của Nhà nước, bởi lẽ những hình phạt này không có khả năng gây ra thiệt hại về tài sản hoặc hạn chế nhất định về thể chất cho người phạm tội, việc áp dụng hình phạt chỉ gây ra những thiệt hại về mặt tinh thần. Ngoài 2 loại hình phạt trên người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn là bị phạt tù từ 3 tháng đến ba năm, đây là mức cao nhất của khung hình phạt và cũng là mức cao nhất của tội này.

Việc quy định chế tài lựa chọn ở khoản 1 Điều 314 cho phép Tòa án áp dụng được loại hình phạt phù hợp với đặc điểm của từng vụ án cụ thể. Khi quyết định hình

phạt cho người phạm tội không tố giác tội phạm Tòa án phải cân nhắc đến tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi không tố giác: tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm được tố giác, thời điểm tố giác sớm hay muộn, nội dung tố giác có khả năng giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, xử lý tội hay không….

2.2.2. Trách nhiệm hình sự đối với người không tố giác theo khoản 2 Điều 314 Bộ luật hình sự:

Thông thường các điều luật được cấu tạo theo cấu trúc: khoản 1 là cấu thành tội cơ bản, các khoản còn lại là cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Nhưng khoản 2 Điều 314 không phải là cấu thành tăng nặng hay giảm nhẹ mà là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với một số trường hợp người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Theo quy đinh tại khoản 2 thì: “Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này”. Hiện tại chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể thi hành về các tình tiết trong điều luật này, nhưng căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình 2000 sửa đổi, bổ sung 2010 có thể hiểu như sau: Ông, bà của người phạm tội bao gồm ông nội, nà nội, ông ngoại, bà ngoại. Cha mẹ của người phạm tội gồm cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (nếu là cha mẹ nuôi thì phải phù hợp với những quy định của pháp luật về nhận con nuôi). Anh chị em ruột bao gồm anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Còn vợ hoặc chồng của người phạm tội là vợ chồng hợp pháp được pháp luật công nhận và bảo vệ. Điều luật không quy định ông bà, cha mẹ, con cháu phải sống chung với nhau cùng một nhà, hoặc phải thường xuyên có quan hệ qua lại với người phạm tội mà chỉ cần có quan hệ huyết thống với người phạm tội. Điều luật chỉ đặt ra trách nhiệm hình sự đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm khi không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng, còn trường hợp các đối tượng trên không tố giác các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiệm trọng và các tội không thuộc tội xâm phạm an ninh quốc gia thì trách nhiệm hình sự không đặt ra đối với họ. Còn trách nhiệm hình sự đối với những đối tượng không phải là ông bà, cha mẹ… của người phạm tội thì vẫn xác định bình thường, không cần phải biết tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện là tội gì, là tội phạm thường hay tội đặc biệt nghiêm trọng vì đây là yếu tố thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng.

2.2.3. Trách nhiệm hình sự đối với người không tố giác theo khoản 3 Điều 314 Bộ luật hình sự:

Khoản 3 của điều luật là cấu thành giảm nhẹ với tình tiết "Người không tố giác tội phạm nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt".

Trong trường hợp này, người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi cấu thành tội phạm và lẽ ra họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nhưng do họ có một trong các điều kiện quy định tại khoản 3 nên họ được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Có thể thấy rằng, căn cứ miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt không phụ thuộc vào tình tiết quy định tại Điều 25 – miễn trách nhiệm hình sự và Điều 54 – miễn hình phạt của Bộ luật hình sự. Do vậy, khi xem xét để miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho người phạm tội không tố giác chỉ cần căn cứ vào quy định trực tiếp tại khoản 3 Điều 314 mà thôi.

Những dấu hiệu mà khoản 3 yêu cầu để người phạm tội không tố giác tội phạm được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt:

- Thứ nhất, người không tố giác tội phạm phải có hành động can ngăn người phạm tội. Can ngăn có nghĩa là hành vi của một người khi biết người khác có ý định làm một việc gì đó trái với pháp luật thì ngăn cản không cho người đó thực hiện hành vi bằng mọi cách. Người không tố giác biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện nhưng không tố giác với cơ quan chức năng nhưng đã tự mình ngăn cản, khuyên răn thậm chí đe dọa người phạm tội, giúp họ hiểu ra tính sai trái của hành vi, hậu quả nếu tiếp tục thực hiện hành vi … Hành động can ngăn có thể bằng lời nói hoặc việc làm. Tuy nhiên điều luật chỉ quy định có hành động can ngăn mà thôi còn kết quả của việc can ngăn đó có đạt được hay không thì không phải là dấu hiệu bắt buộc để làm căn cứ miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với người không tố giác. Thực tiễn cho ta thấy không phải lúc nào hành động can ngăn cũng đạt được kết quả tích cực như khiến người chuẩn bị thực hiện tội phạm bỏ ý định.

- Thứ hai, người không tố giác đã hạn chế tác hại của tội phạm. Đây là trường hợp tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện, hậu quả có thể đã hiện hữu trên thực tế, người biết rõ về tội phạm tuy không tố giác những đã kịp thời sử dụng những biện pháp mà họ cho rằng là cần thiết để hạn chế tác hại của tội phạm. Nói cách khác, người này đã tự mình làm cho thiệt hại thực tế mà tội phạm đã gây ra ở mức thấp nhất. Những biện pháp ấy có thể là: thông báo cho người bị hại những gì sắp xảy ra đối với họ, cất giấu phương tiện, công cụ mà người phạm tội sẽ dùng để thực hiện tội phạm…

Như vậy một người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện tuy không tố giác với cơ quan có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn tội phạm nhưng tự họ đã chủ động có những hành động hạn chế tác hại của tội phạm hoặc những hành động khác mà họ cho là cần thiết để ngăn ngừa tội phạm. Họ đã có ý thức

trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nên họ được xem xét miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

2.3. So sánh tội không tố giác tội phạm với tội che giấu tội phạm

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu người viết thấy rằng tội không tố giác tội phạm có một vài điểm giống với tội che giấu tội phạm, việc có một vài điểm tương đồng này làm cho việc áp dụng trên thực tế của các cơ quan tư pháp gặp khó khăn vì khó phân biệt giữa hai cấu thành tội phạm này. Mặc dù có những điểm tương đồng nhưng giữa hai tội phạm này cũng có nhiều điểm đặc trưng khác biệt.

Theo Điều 21 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “Người nào không hứa hẹn

trước, nhưng sau khi tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý

người phạm tội , thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp Bộ luật hình sự quy định”.

Theo quy định này có thể hiểu rằng: tội che giấu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật hình sự do người người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, tuy không hứa hẹn trước, nhưng sau khi

tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội của

cơ quan tư pháp.

 Về mặt giống nhau:

- Tội không tố giác tội phạm và tội che giấu tội phạm đều là tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, cả hai tội phạm đều gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra cũng như xử lý người phạm tội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tư pháp, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân.

- Cả hai tội này đều chỉ được khởi tố sau khi khởi tố đối tượng đã thực hiện tội phạm, nếu hành vi của người được che giấu thuộc vào khoản 1 Điều 313 Bộ luật hình sự thì người che giấu và người không tố giác mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Chủ thể của hai tội đều không phải là chủ thể đặc biệt, tất cả ai từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội này.

- Mặt chủ quan của hai tội đều là cố ý trực tiếp, người phạm tội trong hai trường hợp đều nhận thức rõ được hành vi của mình gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng.

 Về mặt khác nhau: Theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự về tội che giấu tội phạm thì “người nào không hứa hẹn trước nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, che giấu các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác nhằm cản trở sự phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm”. Cụ thể, theo Điều 313 của Bộ luật này, cơ quan tố tụng sẽ xử lý hình sự tội che giấu tội phạm đối với người che giấu

một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội giết người, tội cướp tài sản, tội hiếp dâm trẻ em…

Từ quy định này cho ta thấy rằng có ba loại hành vi che giấu trong tội này. Thứ

nhất, che giấu người phạm tội được hiểu là chứa chấp, nuôi giấu trong nhà, tìm địa điểm cho người phạm tội lẫn trốn hoặc giúp người phạm tội bỏ trốn… Thứ hai, che giấu các dấu vết của tội phạm có nghĩa là tẩy xóa, làm thay đổi, làm mất đi các dấu vết có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh tội phạm. Thứ ba, che giấu tang vật của tội phạm như là che giấu các công cụ, phương tiện dùng vào việc thực hiện tội phạm, tiền hoặc tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt được.

Trong khi đó đối với tội không tố giác tội phạm mà theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật hình sự thì quy định rằng “người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này”. Cụ thể tại Điều 314 quy định rằng người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Khác với hành vi che giấu tội phạm, hành vi không tố giác tội phạm về lý luận gọi là “ không hành động”, có nghĩa là người phạm tội không thực hiện bất cứ một hành vi nào, họ chỉ không báo với các cơ quan có thẩm quyền về việc tội phạm đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà mình biết rõ.

Bên cạnh đó phân tích luật rõ hơn ta thấy rằng ở hai tội phạm có hai thời điểm phạm tội khác nhau, đối với tội che giấu tội phạm thì người phạm tội che giấu tội phạm thực hiện hành vi phạm tội che giấu của mình là khi hành vi phạm tội của một người nào đó đã được thực hiện, có nghĩa là thời điểm che giấu phải xảy ra sau khi tội phạm đã được thực hiện, dù không hứa hẹn trước nhưng đã tiến hành che giấu tội phạm. Trong khi đó đối với tội không tố giác tội phạm, người thực hiện hành vi không tố giác khi hành vi phạm tội của một người nào đó đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện, nói cách khác thời điểm diễn ra hành vi không tố giác có thể trùng với một trong ba giai đoạn thực hiện tội phạm hoặc trùng với cả ba giai đoạn thực hiện tội phạm.

Ngoài ra, không giống với tội che giấu tội phạm, đối với tội không tố giác tội phạm pháp luật có sự loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người thân thích của người phạm tội. Cụ thể, nếu người không tố giác tội phạm có quan hệ huyết thống với người phạm tội (là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội) thì người đó chỉ bị xử lý hình sự nếu tội phạm đó thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc trong trường hợp phạm tội đặt biệt nghiêm trọng. Như vậy

đối với những tội còn lại, những người thân thích như trên không bị xử lý về tội không tố giác tội phạm. Trong khi đó với tội che giấu tội phạm thì luật không loại trừ trách nhiệm hình sự của bất kỳ ai, dù là người thân thích của người phạm tội. Việc luật quy định không loại trừ trách nhiệm cho những người thân thích của người phạm tội là đúng bởi vì hành vi che giấu tội phạm về mặt khách quan là nguy hiểm hơn nhiều so với hành vi không tố giác tội phạm, nếu hành vi không tố giác chỉ là không báo cho cơ quan có thẩm quyền về một tội phạm nào đó đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện, thì đối với hành vi che giấu tội phạm là che giấu người phạm

Một phần của tài liệu tội không tố giác tội phạm lý luận và thực tiễn (Trang 39)