Ấn Độ trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Một phần của tài liệu Đề tài phong trào độc lập dân tộc ở ấn độ trong những năm 1919 1945 (Trang 40 - 56)

IV. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1919-

4. Ấn Độ trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Trong những năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các lực lượng dân chủ trong nước, trong đó có các lãnh tụ Đảng Quốc Đại, đứng đầu là Nêru, đã tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, tỏ tình đoàn kết và ủng hộ nhân dân Tây Ban Nha, nhân dân Abixini (Êtiôpia ngày nay), nhân dân Trung Quốc đang chiến đấu chống bọn phát xít xâm lược Đức, Italia, Nhật Bản. Đồng thời họ cũng ra sức chống lại âm mưu của thực dân Anh muốn lôi kéo Ấn Độ vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù điều này đã không thành công, nhưng những họat động tích cực của Nêru và Đảng Quốc Đại đã có ý nghĩa lớn trong công cuộc đấu tranh đòi độc lập Ấn Độ ở giai đoạn sau này.

Ngày 1/9/1939, quân đội Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau thì Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Thế là ba cường quốc ở châu Âu cùng với Ba Lan chính thức tham chiến. Chiến tranh thế giới bắt đầu.

Trong cuộc đại chiến lần thứ hai này chiến trường không chỉ ở phạm vi châu Âu mà còn kéo theo một hệ thống các nước thuộc địa rộng lớn trên toàn thế giới…và trong đó có cả Ấn Độ, một thuộc địa rộng lớn nhất trong hệ thống thuộc địa của thực dân Anh, là đối tượng đầu tiên mà thực dân Anh hướng đến.

Khi thế chiến thứ hai bùng nổ vào năm 1939, Gandhi đưa đề nghị rằng người Ấn sẽ hỗ trợ nước Anh tham chiến nhưng ngược lại chính quyền Anh phải tôn trọng quyền độc lập của người Ấn. Chính phủ Anh không những không chấp nhận đề nghị này của Gandhi mà còn âm mưu gây ra những hiềm khích giữa Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo để tạo sự phân hóa.

Tháng 9/1939, chính phủ Anh tự ý tuyên bố Ấn Độ là một nước tham chiến. Quyết định độc đoán này đã gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong nhân dân Ấn Độ. Phong trào đấu tranh bùng lên mạnh mẽ khắp trong nước, đòi thành lập một chính phủ quốc gia Ấn Độ.

Năm 1940 các lãnh tụ Liên đoàn Hồi giáo đòi chia cắt Ấn Độ ra thành 2 quốc gia, một theo người Hồi, một theo người Ấn Độ giáo. Được chính quyền thực dân Anh hậu thuẫn, Liên đoàn Hồi giáo ra sức lôi kéo đông đảo người Hồi về phía mình.

Chính quyền thực dân Anh còn đưa nửa triệu quân sang Ấn Độ, tình hình ở Ấn Độ trở nên căng thẳng, nhân dân căm phẫn vùng lên đấu tranh ở nhiều thành phố lớn như Mađơrát, Bombay, Nagơpua công nhân và học sinh biểu tình phản đối chính sách vơ vét sức người và của cải ở Ấn Độ cung cấp cho mặt trận và chính quyền thực dân (chỉ tinh riêng vùng Bengan đã có gần 4 triệu người chết đói). Phong trào đấu tranh càng lên cao, nhất là mỗi khi giá lương thực, thực phẩm và giá hàng công nghiệp tăng lên.

Gandhi đã vận động các lực lượng chống Anh ra một quyết nghị chung đòi chính quyền phải rút khỏi Ấn Độ. Đương nhiên, một số tổ chức và chính trị gia thân Anh đã bị chính quyền Anh xúi giục ra thông tư phản đối nghị quyết của Gandhi, cho rằng những đòi hỏi mạnh mẽ như kiểu này không phù hợp vào lúc này. Tuy nhiên, nghị quyết đòi người Anh rút về nước, đã tạo một tác động tâm lý rất lớn trong lòng dân Ấn, với nhiều cuộc biểu tình, mít tinh được tổ chức ở nhiều nơi và đã dấy lên phong trào giành độc lập mạnh mẽ hơn lúc nào hết.

Cũng như trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Ấn Độ lợi dụng tình thế này và phát triển nhanh chóng. Mặc dù vậy, những lực lượng dân chủ và tiến bộ trong nước ngày càng lớn mạnh. Trong những năm chiến tranh, giai cấp công nhân lớn mạnh hơn trước, số lượng công nhân trong toàn quốc tăng từ 5 triệu lên 6 triệu, các tổ chức nông dân cũng không ngừng phát triển.

Năm 1942 Đảng cộng sản Ấn Độ được hoạt động công khai và sử dụng hình thức hợp tác để mở rộng ảnh hưởng của mình trong quần chúng, số lượng đảng viên là 16.000 năm 1943 (năm 1946 là 53.000 người). Ảnh hưởng của Đảng cộng sản ngày càng sâu rộng trong quần chúng nhân dân, trong các tầng lớp công nhân, nông dân, học sinh, trí thức…

Chính quyền thực dân Anh một mặt theo đuổi chính sách “chia để trị” giữa người Ấn Độ giáo và Hồi giáo, mặt khác ra sức vơ vét lương thực của Ấn Độ làm cho phong trào đấu tranh trong nước càng sôi sục hơn. Bên cạnh đó nhiều tổ chức giới trí thức cũng xuất hiện và phát triển mạnh như: Hội Liên hiệp sinh viên và học sinh toàn quốc, hội nhà văn… Tháng 8/1942 Đảng Quốc đại một lần nữa đòi thành lập chính phủ quốc gia Ấn Độ. Để đối phó với yêu sách này, chính quyền Anh đã ra lệnh công an và sử dụng cả quân đội

trong ôn hòa, bất bạo động và kiên quyết lập trường đấu tranh vì tự do của Ần Độ, cho đến khi chính quyền Anh phải thừa nhận độc lập. Gandhi và nhiều lãnh tụ Đảng Quốc Đại bị bắt, trong đó có Gandhi, Nêru, Abun Kalam, Ađát…, đã bị bắt giữ vào ngày 9/8/1942 tại Mumbai.

Sau khi xảy ra vụ bắt bớ các lãnh tụ của Đảng Quốc Đại, một phong trào đấu tranh chính trị lại bùng lên ở Ấn Độ nhằm phản đối chính sách của thực dân Anh. Ở nhiều nơi đã diễn ra những cuộc bạo động tự phát của quần chúng chống chính quyền. Trước tình hình đó, thực dân Anh đã thẳng tay đàn áp phong trào, bắt giam hàng nghìn người. Phong trào đấu tranh của quần chúng tạm thời lắng xuống.

Sau khi bị bắt giam vào tháng 8/1942, Gandhi bị giam hai năm trong điện Aga Khan tại Pune. Do ảnh hưởng cái chết của vợ của ông là bà Kasturbai và người thư ký mà ông coi như con ruột là Mahadev Desai, trong thời kỳ này, khiến sức khoẻ của ông suy kiệt đột ngột, chính quyền Anh sợ ông chết trong tù nên đã phải trả tự do cho ông vào năm 1944.

Mặc dù chính quyền Anh đã đàn áp và khống chế được phong trào giành độc lập nhưng thái độ của họ đã thay đổi khá nhiều vào lúc này. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, chính quyền Anh đã tự động trả tự do cho hơn 100 ngàn tù chính trị và nhất là đưa ra những tín hiệu sẵn sàng thương lượng với các nhà lãnh đạo Ần trong quốc hội để trao trả độc lập.

Có thể dễ nhận thấy rằng phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) được tiến hành với mục tiêu chủ yếu là đòi thành lập một chính phủ quốc gia ở Ấn Độ. Dù rằng những kết quả cụ thể còn bị hạn chế bởi các chính sách của thực dân Anh cũng như sự rạn nứt trong quan hệ giữa Đảng Quốc đại và Liên đoàn Hội giáo. Tuy nhiên sau Chiến tranh thới giới thứ hai kết thúc, cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chuyển sang một giai đoạn mới mạnh mẽ, quyết liệt hơn và đã buộc thực dân Anh phải thừa nhận độc lập ở Ấn Độ.

KẾT LUẬN

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Gandhi "đã đặt viên đá đầu tiên để xây dựng lên thuyết bất hợp tác và bất bạo động". "Bất hợp tác" và "bất bạo động" đều là những tư tưởng phương pháp đấu tranh trong con đường cứu nước Ấn Độ đó là sự sáng tạo tuyệt vời của Gandhi. Học thuyết "bất bạo động" của M.Gandhi có cội rễ từ lịch sử tôn giáo ở Ấn Độ mà trực tiếp là Ấn Độ giáo.

Gia đình M.Gandhi và bản thân M.Gandhi đều theo Ấn Độ giáo, thuộc phái Jain. Giáo lý của giáo phái này được xây dựng chủ yếu trên hai nguyên tắc: thứ nhất là "Ahimsa" tức là không làm điều ác, không được sát sinh; thứ hai là "Satyagraha" nghĩa là kiên trì chân lý, giữ vững lòng tin. Có thực hiện được hai điều này, con người mới được siêu thoát và lên cõi Niết bàn. Ở mộtt xứ sở có nhiều tôn giáo như Ấn Độ, M.Gandhi đã tìm đến cái chung giữa các tôn giáo để đoàn kết lực lượng, đó là Đức tin và cái Thiện. Con đường đấu tranh hoà bình "bất bạo động" đã phù hợp với tình hình Ấn Độ nó được quần chúng nhân dân Ấn Độ chấp nhận và nó đã chỉ đường cho nhân dân Ấn Độ đi đến thắng lợi cuối cùng.

Bằng "lòng nhân ái" của mình, Gandhi đã "thức tỉnh" đoàn kết nhân dân Ấn Độ vì một mục tiêu nhất quán. Đó là giải phóng dân tộc Ấn Độ ra khỏi ách áp bức của chế độ thực dân. Sự tài tình của ông là đã giải quyết rất thành công vấn đề ở một xứ sở "đa dạng và phức tạp" về tôn giáo.

Tư tưởng "bất bạo động" đã được nhân dân Ấn Độ theo đuổi một cách thắng lợi. Con đường cứu nước mà Gandhi đưa ra, phần nào đấy đã quy định con đường đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, con đường chuyển hoá tuần tự: tự trị - độc lập hoàn toàn.

Đường lối cách mạng của Gandhi đã được thực tiễn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Ấn Độ kiểm nghiệm và chứng minh. Công lao lớn nhất của Gandi là đoàn kết đông đảo quần chúng, kêu gọi củng cố tình hữu nghị giữa các dân tộc, khẳng định những mối quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia và giải quyết mọi xung đột quốc tế bằng đàm phán hoà bình.

tuyệt thực 17 lần và lần dài nhất 21 ngày. Cho dù như thế, ông chưa bao giờ buông bỏ mục tiêu thực hiện sự tự trị và độc lập của Ấn Độ. Chính vậy mà ông được nhân dân Ấn Độ xem là bậc "thánh".

Có thể nói mỗi một dân tộc đều có những con người kiệt xuất. Với dân tộc Ấn Độ, Gandhi là con người kiệt xuất, có đực hi sinh cao cả đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cứu nước vì dân. Ông không những đã đề ra đường lối mà còn lãnh đạo trực tiếp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ. Gandhi là người mở cửa cho Ấn Độ bước vào thời kỳ mới. Thời kỳ xây dựng và phát triển, thời kỳ làm chủ thực sự của dân tộc Ấn Độ.

Hiện nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, vấn đề xây dựng một cộng đồng bền vững gắn kết các dân tộc, tôn giáo đẳng cấp Ấn Độ luôn là vấn đề có tính thời sự nóng bỏng, đặc biệt là vấn đề xung đột Ấn-Hồi, có ảnh hưởng quyết định tới quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tư tưởng và hành động của Gandhi luôn là kinh nghiệm lịch sử quý báu với nhân dân và những nhà lãnh đạo Ấn Độ.

Cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ được tiến hành dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Quốc Đại- đại diện cho tư sản Ấn Độ. Đảng ra đời năm 1885 theo ý muốn của chính quyền thực dân, nhưng ngay sau 10 năm sau đó nó đã bắt đầu có tiếng nói riêng của mình và đến những năm 1917-1920 nó đã có một đường lối chính trị vững chắc đó là chủ nghĩa Găngđi. Có thể nói chủ nghĩa Gandhi là sự kết hợp những truyền thống văn hóa Ấn Độ với quyền lợi của tư sản và dân tộc Ấn. Chính từ tư tưởng của Gandhi mà tư sản Ấn Độ đã thành công trong cuộc đấu tranh đòi độc lập.

Cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ diễn ra theo con đường của Gandhi- con đường hòa bình. Tư tưởng đấu tranh hòa bình phản ánh một cách đi riêng, một cách biểu diễn riêng của người Ấn về con đường đi tới tự do và tất nhiên cách đi riêng ấy được quy định bởi những truyền thống văn hóa lịch sử Ấn Độ. Về văn hóa Ấn Độ là xứ sở của tôn giáo và đó là cơ sở để Gandhi đề ra tư tưởng bất bạo lực (giáo lí Ahimsa), Ấn Độ có nền văn minh phát triển từ sớm, được kết tinh trong các trường phái triết học, mà chủ yếu là tìm hiểu bản ngã của nó đó là cơ sở lý thuyết của bất hợp tác. Về lịch sử Ấn Độ là “đế quốc hướng nội”, đã chịu nhiều cuộc xâm lăng từ bên ngoài nhưng người Ấn Độ luôn

chiến thắng bởi đặc điểm thu hút vào vòng ôm của họ những khác biệt để tạo nên sự thống nhất trong đa dạng.

Tư tưởng đấu tranh bất bạo lực, sự lãnh đạo của tư sản Ấn cũng như từ đối sánh lực lượng đã quy định con đường đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đó là: Tự trị-độc lập hoàn toàn. Tất nhiên giữa “tự trị” và “độc lập” là những bước chuyển hóa tuần tự. Chính con đường đi tịnh tiến từ tự trị đến độc lập là một điều kiện để đảm bảo cho nhân dân Ấn Độ tiến hành đấu tranh một cách hòa bình và ngược lại con đường đấu tranh bất bạo động cùng với sự lãnh đạo của tư sản Ấn Độ cũng như so sánh lực lượng xã hội đã quy định con đường tịnh tiến từ tự trị đến độc lập

Cuộc đấu tranh đòi độc lập của Ấn Độ do tư sản Ấn Độ lãnh đạo với một con đường hòa bình. Tuy nhiên đường lối bất bạo động của Gandhi khi thâm nhập vào quần chúng đã được họ sử dụng một cách linh hoạt, ra khỏi sự kiểm soát của chính Gandhi. Điều đó có nghĩa là các lực lượng khác trong xã hội Ấn Độ đã sử dụng các hình thức đấu tranh khác phong phú có cả bạo lực. Công nhân và nông dân là hai lực lượng cơ bản tạo thành động lực cuộc đấu tranh. Đảng Quốc Đại đã đoàn kết các lực lượng trong xã hội vào cuộc đấu tranh chung- đó là nhân tố đảm bảo để tư sản Ấn Độ có thể đảm nhiệm sứ mệnh giải phóng dân tộc. Nhưng trong điều kiện cụ thể của xã hội Ấn Độ, đường lối đoàn kết của Đảng Quốc Đại là đường lối đoàn kết các cộng đồng tôn giáo và các đẳng cấp trong xã hội, vấn đề giai cấp vì thế mà không được chú trọng. Mặc dù còn hạn chế nhưng Đảng Quốc Đại đã thành công trong cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị cho Ấn Độ và đòi độc lập.

Con đường giải phóng dân tộc ở Ấn Độ khác rất nhiều so với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á khác như: Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia. Điều kiện đặc biệt của lịch sử Ấn Độ đã quy định con đường đấu tranh rất đặc sắc của Ấn Độ: Đấu tranh bằng phương pháp hoà bình dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại-thực tế cuộc đấu tranh đòi độc lập ở Ấn Độ cho thấy Đảng Quốc đại đã đấu tranh hết sức kiên quyết cho mục tiêu của dân tộc Ấn Độ, đồng thời cũng hết sức nhất quán với tư tưởng đấu tranh "bất bạo lực" của mình. Sự kiên quyết nhất quán trong mục tiêu và đường lối cũng như sự linh hoạt, sáng tạo của con đường đi đến độc lập mà Đảng Quốc Đại vạch ra đã đảm bảo cho thắng lợi.

Như vậy, việc nhận định tư sản Ấn Độ là "hai mặt", "hèn nhát" đều tỏ ra quá chật hẹp và thiếu khách quan.

Phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ với con đường rất riêng đã cho thấy: Mỗi dân tộc tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mình mà tìm đến một con đường thích hợp cho dân tộc mình để tiến tới nền độc lập.

PHỤ LỤC

Gandhi năm 1930 Gandhi với công nhân dệt may tại Darwen, Lancashire, Anh, 26/9/1931

Cuộc biểu tình phản đối chống thuế muối của thực dân Anh (Salt Satyagraha-1930)

Cuộc biểu tình của nhân dân Chauri-Chaura năm 1922

Gandhi và Nehru năm 1942 Gandhi và Jinnah ở Bombay, tháng 9-1944

Motilal Nehru Rajagopalachari tại một cuộc mít tinh ở

Ootacamund, 1939

Một phần của tài liệu Đề tài phong trào độc lập dân tộc ở ấn độ trong những năm 1919 1945 (Trang 40 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w