Hoạt động đấu tranh của Gandhi và Đảng Quốc Đại

Một phần của tài liệu Đề tài phong trào độc lập dân tộc ở ấn độ trong những năm 1919 1945 (Trang 35 - 38)

IV. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1919-

a) Hoạt động đấu tranh của Gandhi và Đảng Quốc Đại

Lúc bấy giờ, trong nội bộ Đảng Quốc Đại đã xuất hiện nhóm "tự trị” với những chủ trương cấp tiến của G.Nêru. Phái tả trong Đảng do G.Nêru đứng đầu gồm những đảng viên trẻ tuổi chủ trương họat động chính trị trong và ngoài nước, liên hệ và tìm sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Mục tiêu của phái tả đề ra là "tự trị” hoàn toàn. Đại hội Laho năm 1929 đã bầu Nêru làm Chủ tịch Đảng Quốc Đại. Sự chuyển biến này của Đảng Quốc Đại đánh dấu một bước tiến mới của phong trào đấu tranh đòi độc lập ở Ấn Độ .

Thực tế, sự phục hồi của phong trào quần chúng đã diễn ra từ năm 1928, khi chính phủ Anh cử phái đoàn Simơn đến Ấn Độ để "Nghiên cứu một bản dự thảo Hiến pháp” cho Ấn Độ. Đảng Quốc Đại kêu gọi quần chúng tẩy chay phái đoàn Simơn với khẩu hiệu "Simơn cút đi”.

Với việc Đảng Quốc Đại nêu cao khẩu hiệu "Tự trị hoàn toàn”, phong trào đấu tranh của quần chúng càng phát triển mạnh mẽ. Vào lúc nửa đêm ngày cuối cùng của năm 1929, bước sang năm 1930, Nêru đã trịnh trọng kéo lá cờ 3 sắc (đỏ, trắng, xanh lá cây) được chọn

muôn năm. Ngay sau đó, nhiều cuộc biểu tình rầm rộ được tổ chức khắp đất nước vào ngày 26/1/1930. Trong các cuộc biểu tình này, người Ấn Độ đã đọc lời thế đấu tranh cho nền độc lập của đất nước. Gandhi đề nghị Đảng Quốc Đại chọn ngày 26/1/1930 làm ngày Kỷ niệm Độc lập. Đề nghị này đã được hầu hết các đảng phái và các nhóm quần chúng ủng hộ mạnh mẽ.

Sau ngày 26 /1/1930, Gandhi đã nêu yêu sách 11 điểm trên tờ “Ấn Độ trẻ” đòi thực dân Anh cải cách kinh tế, trả tù chính trị. Tiếp đó, Gandhi yêu cầu nhà cầm quyền Anh phải bỏ chính sách độc quyền về muối. Chính quyền Anh đã bác bỏ các yêu cầu này và Gandhi chính thức phát động một chiến dịch "phản kháng bất bạo lực” mới gọi là "chấp trì chân lí phản đối thuế muối” vào tháng 2/1930. Cuộc Hành trình muối (Salt March) từ Ahmedabad đến Dandi nổi tiếng kéo dài từ 21/3 đến 6/4/1930. Đây là cuộc hành trình nổi tiếng nhất trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ do Gandhi hướng dẫn. Ông đã đi bộ 400 cây số để tự lấy nước biển làm muối đem về dùng, chống lại lệnh cấm làm Muối của chính quyền Anh. Hàng ngàn người dân đã đi theo Gandhi đến bờ biển Dandi. Trên đoạn đường này đã có mấy chục ngàn người dân bị bắt, bị cưỡng chế trở về và bị quản chế tại nhà; nhưng hành động đàn áp này đã không làm nao núng, số người tham dự ngày một quá đông.

Tháng 4/1930, Gandhi tiếp tục phát động phong trào "Bất hợp tác” với mục tiêu: - Không tuân theo luật lệ về độc quyền muối.

- Tẩy chay hàng vải ngoại hoá.

- Tổ chức các đội kiểm soát việc mua bán vải vóc ở các cửa hàng. - Kiểm soát sự lui tới ở các quán rượu và tiệm hút.

- Bãi bỏ sự đối xử bất công với những người thuộc đẳng cấp "không thể đụng đến”. - Tổ chức biểu tình chống đế quốc Anh và các cuộc bãi công, bãi khoá của công nhân học sinh sinh viên và viên chức.

Phong trào này được mọi tầng lớp trong xã hội Ấn Độ hưởng ứng đông đảo. Điều này làm cho thực dân Anh hết sức lo sợ. Tháng 5/1930 chính quyền Anh ra lệnh bắt giam Gandhi và sau đó tuyên bố đặt mọi tổ chức, đảng phái chính trị (kể cả Đảng Quốc Đại) ra ngoài vòng pháp luật, chỉ trong năm 1930 có 60.000 người bị bắt.

Sự đàn áp của thực dân Anh càng làm cho phong trào quần chúng trở nên mạnh mẽ quyết liệt. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân vùng Sôlaqua, Petsava, các cuộc bãi công ở Bombay, Bengan, Pengiáp, Mađrát. Trong phong trào đấu tranh, các tầng lớp nhân dân đã hình thành một cách tự nhiên mặt trận nhân dân thống nhất chống thực dân Anh. Tuy nhiên các cuộc đấu tranh đều tự phát, thiếu sự lãnh đạo, tổ chức chu đáo nên đã thất bại trước sự đàn áp của chính quyền thực dân.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng, ngày 26/1/1931 thực dân Anh vội thả Gandhi và nhiều lãnh tụ khác của Đảng Quốc Đại. Ngày 5/3/1931, Gandhi ký với Phó vương Irwin một bản "hiệp định Gandhi-Irwin”, Qua hiệp ước này, chính phủ Anh đồng ý trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, đổi lại Gandhi phải ngưng toàn bộ cuộc đối đầu bất bạo động. Ngoài ra, chính quyền Anh còn mời Gandhi sang London tham dự một Hội nghị bàn tròn với tư cách là người đại diện Đảng Đại Hội Quốc Dân Ấn Độ.

Tại "hội nghị bàn tròn” Gandhi hy vọng đàm phán với chính phủ Anh trên cơ sở "dự án Môtilan Nêru”, còn chính phủ Anh đi đến hội nghị với ý đồ củng cố địa vị thống trị Ấn Độ bằng chính sách chia rẽ các cộng đồng tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ, do đó hội nghị không đạt được một kết quả nào. Nhưng Gandhi đã không hài lòng với Hội nghị bàn tròn vì chính quyền Anh không thực sự muốn trao trả quyền độc lập lại cho dân Ấn. Hơn thế nữa, sau khi Lord Irwin về hưu người thay thế là Lord Willingdon lại tung ra chính sách đàn áp mạnh mẽ những người lãnh đạo trong các lực lượng đấu tranh giành độc lập nên Gandhi đã tuyên bố tiếp tục thực hiện các cuộc đấu tranh cho đến khi nào chính quyền trao trả độc lập cho Ấn. Chính quyền Anh đã bắt giữ Gandhi và tìm cách cô lập mọi ảnh hưởng của ông đối với phong trào giành độc lập; nhưng mọi nỗ lực của chính quyền thực dân Anh đều thất bại vì tiếng nói của Gandhi đã được hầu hết dân Ấn tin tưởng dù ông ở bất cứ đâu.

Tháng 1/1932, Gandhi về nước và tuyên bố phát động lại phong trào bất hợp tác mới trong toàn quốc. Phong trào bất hợp tác mới kéo dài đến cuối năm 1932 mới kết thúc, tuy nhiên do sự đàn áp mạnh mẽ của chính quyền thực dân nên quy mô của nó không rộng lớn như năm 1930. Ngày 8/5/1933, Gandhi bắt đầu một cuộc tuyệt thực 21 ngày để phản

đối sự đàn áp của người Anh tại Ấn Độ. Mùa hè năm 1934, ông ba lần bị mưu hại không thành công.

Mùa hè năm 1933, khi Đảng Quốc Đại thảo luận về việc nên hay không nên tham gia tuyển cử vào quốc hội liên bang, Gandhi thấy là sự hiện hữu của ông ở trong Đảng có thể tạo khó khăn cho việc chọn lựa hướng đi mới của Đảng vào lúc đó; đồng thời tránh sự khai thác tuyên truyền của chính quyền Anh đối với việc Đảng Quốc Đại công nhận quyền lực chính trị của Anh, nên Gandhi đã rút lui khỏi Đảng.

Năm 1936, Gandhi phục hoạt trở lại, khi đồng minh của ông là Nehru lên làm chủ tịch Đảng Quốc Đại. Nhưng vào lúc này, Gandhi đối diện với rất nhiều vấn đề phức tạp ở trong Đảng. Đó là ông chỉ muốn chuyên tâm vào con đường đấu tranh giành độc lập và chưa nghĩ nhiều về viễn cảnh xây dưng chính quyền tương lai; nhưng khuynh hướng chung của các nhà lãnh đạo đảng vào lúc đó là muốn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là Subhas Chandra Bose, một đối thủ chính trị của Nehru cho rằng cách đấu tranh của Gandhi quá chậm và không hiệu quả.

Khi S.Bose lên làm chủ tịch Đảng Quốc Đại, sự tranh cãi về phương thức đấu tranh giữa Gandhi và Bose đã xảy ra một cách khá gay gắt từ năm 1938. Nhiều người đã tuyên bố rút lui khỏi đảng hay từ chức các trách vụ để phản đối Bose đã không thi hành các quan niệm bất bạo động của Gandhi.

Một phần của tài liệu Đề tài phong trào độc lập dân tộc ở ấn độ trong những năm 1919 1945 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w