Thiết kế hệ thống thuỷ lực cho máy ép 500tấn 1 Phân tích chọn sơ đồ thuỷ lực

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ khí máy ép thủy lực (Trang 71 - 77)

máy ép thuỷ lực dẫn động tăng áp và hiệu suất của hệ thống thuỷ lực máy ép

4.6. thiết kế hệ thống thuỷ lực cho máy ép 500tấn 1 Phân tích chọn sơ đồ thuỷ lực

4.6.1. Phân tích chọn sơ đồ thuỷ lực

Ngày nay, trong máy ép thuỷ lực ng−ời ta th−ờng sử dụng các dạng sơ đồ truyền dẫn thuỷ động thuỷ lực mạch hở. Trong hệ mạch hở, chất lỏng từ xi lanh công tác, sau khi làm việc xong, đ−ợc chuyển về thùng dầu không trở về ngay bơm. Ưu điểm của hệ mạch hở là, trong quá trình làm việc, chất lỏng luôn đ−ợc làm nguội ở thùng dầu tr−ớc khi vào bơm, it khả năng rò rỉ dầu trong hệ thống so

với hệ thống thuỷ động thuỷ lực kiểu kín. Việc bổ sung dầu vào thùng chứa cũng dễ dàng hơn.

Công của máy ép đ−ợc xác định bằng thời gian hành trình công tác tp, trong đó, xảy ra quá trình biến dạng tạo hình vật liệu. Việc xác định công suất thiết lập của bơm phụ thuộc vào sự thay đổi của tải trọng công tác trong hệ thống máy ép sao cho trong hệ thống dẫn động hạn chế sự tổn thất năng l−ợng. Trong dẫn động bơm không tích áp tại bất kỳ một thời điểm nào của hành trình công tác, ta có:

NH = NHH trong đó:

NH - công suất danh nghĩa của máy NHH - công suất danh nghĩa của bơm.

Từ đó suy ra giản đồ công tác của bơm và máy ép là nh− nhau khi biến dạng phôi. Muốn sử dụng hoàn toàn công suất danh nghĩa của máy trong thời gian hành trình công tác tp thì bơm cần phải làm việc với công suất NHH trong khoảng hành trình Sp. Ta có công thức:

NHH = k.Q.p trong đó:

k - hệ số thứ nguyên của Q,p, NHH, Q - l−u l−ợng bơm.

Nh− vậy, với máy ép thuỷ lực một xi lanh công tác với l−u l−ợng bơm không đổi thì công của máy ép tiêu hao cho biến dạng phôi bằng công của bơm (công suất thiết lập); p’ là phần áp suất mà bơm không sử dụng hết ở thời điểm bất kỳ. Ph−ơng pháp sử dụng bơm không trữ áp làm tăng hiệu quả sử dụng công tác thiết lập của bơm trong thời gian làm việc do giữ đ−ợc áp suất ở một mức độ nhất định, dễ chọn và hiệu quả làm việc của động cơ điện cao, công suất yêu cầu của động cơ có thể giảm.

Tuy nhiên, sử dụng bơm có l−u l−ợng không đổi với một bậc hiệu suất có một số nh−ợc điểm sau:

- Phần lớn công suất bơm không đ−ợc sử dụng hết.

- Công suất bơm chỉ sử dụng chủ yếu trong hành trình có tải Sp, tính kinh tế thấp.

Vì vậy, việc sử dụng tốt nhất công suất thiết lập của bơm trong thời gian công tác tp có thể thực hiện đ−ợc khi ta sử dụng một số bơm đ−ợc đóng mở tuần tự và cho một áp suất chất lỏng công tác ổn định.

Sơ đồ nguyên lý của dẫn động này khác với sơ đồ dẫn động bơm không tích áp bình th−ờng ở chỗ sử dụng hai hay nhiều bơm có l−u l−ợng và áp suất khác nhau đ−ợc dẫn động từ cùng một động cơ.

Lúc đầu cả hai bơm cùng làm việc, sau một khoảng thời gian bơm (1) đạt đến trị số áp suất tối đa của nó thì nhờ có cơ cấu giảm áp sẽ ngắt tải và bơm chạy không tải, lúc này chỉ còn bơm (2) hoạt động thực hiện làm biến dạng vật dập nh−ng với tốc độ chậm hơn và đ−ợc xác định bằng năng suất của bơm này.

Trên biểu đồ ta thấy:

- Trên đoạn S1 cả hai bơm cùng làm việc, l−u l−ợng của hệ thống sẽ là Q1+Q2 và cho áp suất PH1.

- Bắt đầu từ điểm d, bơm (1) bị tách ra khỏi hệ thống, khi đó chỉ còn bơm (2) làm việc cho l−u l−ợng Q2 và áp suất của hệ thống do bơm (2) quyết định. Tốc độ dịch chuyển của pittông công tác trong hai giai đoạn sẽ là:

22 2 2 1 2 1 1 S Q v và S Q Q

v = + = . Kết quả tính toán và thực nghiệm cho thấy v1>v2. - Hiệu suất của hệ thống trong sử dụng bơm có hai bậc hiệu suất cao hơn so với sử dụng một bơm có l−u l−ợng không đổi. Nếu tăng số l−ợng bơm (dẫn động nhiều bậc hiệu suất) thì hiệu suất của hệ thống sẽ tăng lên. Tuy nhiên việc tăng số l−ợng bơm còn phụ thuộc vào tính kinh tế và giá thành chế tạo của máy ép thuỷ lực.

Hệ thống truyền động thuỷ lực thuỷ tĩnh trên máy ép thuỷ lực có kết cấu theo mức độ phức tạp khác nhau tuỳ theo yêu cầu, đặc điểm và tính năng sử dụng theo từng loại máy.

Máy ép thuỷ lực dập nóng th−ờng dùng gia công các chi tiết có kích th−ớc lớn, nên máy ép thuỷ lực không cần cơ cấu ép biên. Để cụm đầu tr−ợt (xà động và khuôn trên) chuyển động lên xuống đ−ợc nhanh mà không phải sử dụng các bơm l−u l−ợng lớn, trên máy ép sử dụng hai xi lanh đẩy về, dùng để nâng cụm đầu

d s PH p’ P a b o

tr−ợt và bảo đảm tốc độ đi lên của xà động theo yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời, để dễ dàng tháo sản phẩm khỏi khuôn d−ới, sử dụng thêm một cụm xi lanh - pittông đẩy phôi lắp phía d−ới bàn máy.

Hình 4.6. Biểu đồ l−u l−ợng, áp lực và tốc độ của hai bơm trong dẫn động hai bậc hiệu suất

Máy ép thuỷ lực theo thiết kế sẽ có 2 chế độ làm việc chính, hoạt động nh−

sau:

Chế độ làm việc không tải

a. Hành trình không tải đi xuống

Động cơ khởi động, bơm cấp dầu cho hệ thống thuỷ lực, dầu qua hệ thống thuỷ lực đi vào buồng trên của 2 xi lanh phụ. Pittông của 2 xi lanh phụ đi xuống mang theo cụm đầu tr−ợt với tốc độ 50 mm/s, hành trình lớn nhất của cụm đầu tr−ợt là 600 mm. Khi đầu tr−ợt đi xuống điểm giới hạn d−ới cùng, cảm biến vị trí hoạt động truyền tín hiệu điều khiển về van đảo chiều, điều khiển cụm van phân phối đảo chiều chuyển động của dầu, dầu sẽ đi vào buồng d−ới của 2 xi lanh phụ.

b. Hành trình không tải đi lên

Dầu qua hệ thống thuỷ lực đi vào buồng d−ới của 2 xi lanh phụ, đẩy pittông đi lên mang theo cụm đầu tr−ợt với tốc độ 40 mm/s. Nếu pittông đi lên hết hành trình, cảm biến vị trí hoạt động sẽ truyền tín hiệu cho van điều khiển, điều khiển

Q2 P S, t b PH2=PH PH1 d a V2 S, t S2, t2 Q1 + Q2 V1 S1, t1

hệ thống thuỷ lực làm đảo chuyển động của dầu vào 2 xi lanh phụ, khi đó cụm đầu tr−ợt lại chuyển động đi xuống.

Chế độ làm việc có tải

a. Quá trình ép phôi

Cụm xà ngang - đầu tr−ợt chuyển động đi xuống, khi chạm vật dập, áp lực trong xi lanh chính tăng dần lên do bơm cao áp tăng áp, đầu tr−ợt tiếp tục chuyển động đi xuống với tốc độ chậm 1 mm/s. Nếu trở lực biến dạng của vật rèn lớn v−ợt quá áp lực làm việc cho phép, hệ thống van an toàn sẽ tự động ngắt tải của các bơm bảo đảm an toàn cho hệ thống. Lực ép lớn nhất của máy là 500 T.

b. Quá trình tháo sản phẩm

Khi cụm xà ngang - đầu tr−ợt chuyển động đi lên đến độ cao cho phép, hệ thống điều khiển nối dầu cho cụm pittông - xi lanh tháo phôi. Pittông đi lên đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn, hết hành trình của pittông đẩy phôi (320 mm), cảm biến vị trí hoạt động truyền tín hiệu điều khiển, hệ thống thuỷ lực đảo chiều chuyển động của dầu vào buồng trên của xi lanh tháo phôi đẩy pittông đi xuống. Lực tháo phôi là 60 T.

Nh− vậy, để máy ép thuỷ lực hoạt động theo yêu cầu làm việc nh− đã thiết lập ở trên, hệ thống thuỷ lực của máy phải có một số các phần tử thuỷ lực sau:

- Cụm pittông - xi lanh chính. - Hai cụm pittông - xi lanh phụ. - Cụm pittông - xi lanh tháo phôi. - Cụm bơm thuỷ lực.

- Động cơ dẫn của bơm thuỷ lực. - Cụm van an toàn.

- Cụm van điều khiển. - Cụm van phân phối. - Cụm van chia dòng. - Thùng dầu.

- Bộ lọc dầu.

- Hệ thống ống dẫn dầu.

Ngoài ra còn có một số các thiết bị khác nh− các van một chiều, van chặn, đồng hồ đo áp suất, đồng hồ báo dầu, nhiệt kế, các van xả khí...

Căn cứ vào chế độ làm việc của máy, sơ đồ nguyên lý truyền động thuỷ lực của máy đ−ợc thiết kế nh− hình 4-7.

Hình 4-7 . Sơ đồ nguyên lý hệ thốn g thuỷ l c máy ép 500 T

Trên hình 4-7 gồm 41 chi tiết và cụm chi tiết: 1,6 - động cơ điện 3 pha; 2,7- các bơm bánh răng; 3,5,8,10- các bộ lọc dầu; 4- bơm pittông cao áp; 9- van điều áp; 11- thùng dầu chính; 12,13,14- các van an toàn; 15,16,28,32- các van một chiều; 17,18,20,36- các van điều khiển; 19,35- van phân phối; 21- van đảo chiều; 22,23- cụm van chia dòng; 24,26,29,34 - bộ điều tốc; 25,30: cụm xi lanh, pittông phụ; 27-cụm xi lanh, pittông chính; 31- thùng dầu phụ; 33- cụm pittông, xi lanh của cơ cấu tháo phôi; 37- đồng hồ áp suất; 38,39,40- van xả khí và 41- van chặn.

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ khí máy ép thủy lực (Trang 71 - 77)