Bình tích áp khí thuỷ lực kiểu không có pittông

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ khí máy ép thủy lực (Trang 40 - 42)

Máy ép thuỷ lực dẫn động kiểu bơm có bình tích áp

3.2.3. Bình tích áp khí thuỷ lực kiểu không có pittông

Bình tích áp gồm có bình thuỷ lực, trong đó không khí trực tiếp ép lên bề mặt của chất lỏng và các bình khí nén đ−ợc nối với nhau. Hệ số k trong công thức (3.4) với bình tích áp không có pittông có giá trị bằng 1 và thể tích VB đ−ợc tính bằng:

VB = 9.VP (3.5)

Hình 3-3. Sơ đồ thuỷ lực điều khiển bình tích áp khí thuỷ lực kiểu không có pittông. 1. bình thuỷ lực; 2. bình khí; 3. bộ phân phối điều khiển van mức tối thiểu; 4. van mức tối thiểu; 5. van giảm tải; 6. bộ phân phối điều khiển van giảm

tải; 7. tủ thiết bị điện; 8. bộ điều chỉnh thuỷ ngân

Trên hình 3.3 trình bày sơ đồ bộ điều khiển bình tích áp khí thuỷ lực kiểu không có pittông. Bên trong bộ điều khiển 8, chứa một l−ợng thuỷ ngân. Khi mức

chất lỏng trong bình 1 tăng lên, thuỷ ngân sẽ lần l−ợt đóng các tiếp điểm platin ở nửa bên trái của bộ điều khiển 8. Các nam châm điện E1 và E 2 dùng để đóng các tiếp điểm. Khi chất lỏng trong bình thuỷ lực 1 đạt mức trên thì nam châm điện E 2 đóng và bộ phân phối 6 sẽ chuyển các bơm sang làm việc ở chế độ không tải. T−ơng tự nh− vậy, khi chất lỏng đạt mức thấp thì đóng nam châm điện E1 và bộ phân phối 3 sẽ thực hiện việc đóng van mức thấp 4.

Hoạt động của bộ điều khiển mức chất lỏng kiểu thuỷ ngân dựa trên cơ sở định luật bình thông nhau. Ph−ơng trình cân bằng chất lỏng đối với cả hai khoang của bộ điều chỉnh có dạng:

(H + ∆h)γ = 2 ∆ hγp + (H - ∆h) γB (3.6) trong đó:

H- chiều cao mức chất lỏng công tác ở bình thuỷ lực; ∆h - l−ợng dịch chuyển của thuỷ ngân trong bộ điều khiển; γ - trọng l−ợng riêng của chất lỏng công tác;

γp - trọng l−ợng riêng của thuỷ ngân;

γB - trọng l−ợng riêng của khí quyển ở áp suất p.

Ngoài bộ điều khiển kiểu thuỷ ngân ng−ời ta còn sử dụng các bộ điều khiển có cảm biến kiểu cảm ứng từ kiểu điện tiếp xúc.

Nh−ợc điểm của bình tích áp kiểu không có pittông là n−ớc bão hoà không khí, điều này làm ảnh h−ởng đến độ bền của các van, bộ phân phối và các thiết bị khác, vì vậy áp suất sử dụng ở bình tích áp kiểu này rất ít khi quá 30 MPa.

Các −u điểm của các bình tích áp kiểu không có pittông là thể tích công tác lớn của chất lỏng rất lớn và giảm nguy cơ xuất hiện va đập thủy lực - do không có các chi tiết trung gian giữa không khí và chất lỏng, tổn thất không khí t−ơng đối nhỏ, có khả năng dễ dàng tăng thể tích công tác của máy.

Các bình tích áp kiểu không có pittông đ−ợc sử dụng ở các máy cần có thể tích công tác của n−ớc lớn và áp suất ≤ 32 MPa.

Khi sử dụng dầu khoáng làm chất lỏng công tác, dầu th−ờng bị oxy hoá do oxy của không khí và sẽ bị mất các tính chất của dầu và có thể tạo nên các hỗn hợp. Ng−ời ta th−ờng sử dụng các bình tích áp dầu - khí có các màng cao su để phân chia dầu và khí, phổ biến dùng khí nitơ. Trong tr−ờng hợp này có thể sử dụng bình tích áp có pittông.

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ khí máy ép thủy lực (Trang 40 - 42)