Biểu đồ số 3:
Đơn vị: tỷ đồng
Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động từ nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn. Do tỷ giá ổn định, lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn của nội tệ cao gấp hai lần tiền gửi ngoại tệ nên ngời gửi tiền thích gửi bằng nội tệ hơn.
Năm 2006, nguồn vốn huy động từ nội tệ là 3084 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 364 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 13.4%. Đến năm 2007, nguồn vốn huy động từ nội tệ là 6311 tỷ đồng, tăng so với năm 2006 là 3227 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 105%. Nguồn vốn huy động từ ngoại tệ: Năm 2006 là 701 tỷ đồng, tăng so với năm 2005 là 88 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 14.4% ; năm 2007 là 1057 tỷ đồng, tăng so với năm 2006 là 356 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 51%.
Trong năm 2006, vốn huy động từ ngoại tệ tăng cao so với năm 2005, chủ yếu từ nguồn tiền gửi dân c. Nguyên nhân chủ yếu do lãi suất ngoại tệ tăng cao, bình quân tăng 0.1%/năm, trong năm 2006 lãi suất đạt tới 5%/năm từ cuối quý III. Đặc biệt năm 2007 do nền kinh tế phát triển mạnh, Ngân hàng tăng lãi suất huy động USD nhằm đáp ứng nhu cầu vay USD của các doanh nghiệp đang ngày càng tăng mạnh. Động thái này đã làm cho lãi suất huy động trung bình tăng khoảng 0.08% /năm( ở kỳ hạn ngắn) và 0.1%/năm (ở kỳ hạn dài). Việc tăng huy động USD từ các khách hàng dân c và tổ chức kinh tế là một chiến lợc nhằm đảm bảo nguồn vốn ngoại tệ hiện tại cũng nh trong tơng lai của Ngân hàng. Bên cạnh đó,
với chính sách thông thoáng và phù hợp, số đông ngời nhận kiều hối đã bán lại ngoại tệ cho Ngân hàng hay gửi tiền tiết kiệm ngoại tệ tại Ngân hàng.Do đó, nguồn vốn huy động từ ngoại tệ năm 2007 tăng khá cao.