- Tiếp tục lệnh khi thấy lợi nhuận và ngừng ngay khi có dấu hiệu lỗ.
1. Tác động của kinh tế-chính trị thế giớ
1..1 Sức khỏe USD luôn tác động mạnh đến giá vàng
Hiện nay, USD được xem là đồng tiền mang tính thanh toán toàn cầu, do đó theo thông lệ, các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịch trên thế giới thường được định giá theo USD và vàng cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy, bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến giá trị đồng USD thì cũng tác động trực tiếp đến biến động giá cả của vàng.
Sự kiện đáng nhớ nhất đó là vụ khủng bố tòa tháp đôi của Mỹ vào 11-9-2001, việc kinh doanh và lòng tin của người tiêu dùng giảm mạnh và nền kinh tế Mỹ vốn đã rơi vào tình trạng suy thoái càng gặp nhiều khó khăn hơn. Để ổn định nền kinh tế, Cục dự trữ liên Bang Mỹ (FED) đã giảm tỷ lệ lãi suất xuống 1 nửa. Đến cuối năm 2001, Fed đã giảm tỷ lệ này thêm hai lần nữa và đến năm 2003, tỷ lệ lãi suất của Fed ở mức 1%, thấp nhất trong vòng 50 năm. Việc cắt giảm lãi suất đã làm cho đồng USD giảm giá. Cũng từ mốc này, giá vàng có xu hướng tăng do lòng tin vào nền kinh tế Mỹ giảm sút nặng trên thế giới, người ta có khuynh hướng tích trữ vàng để bảo toàn giá trị.
Năm 2004, giá vàng lại tiếp tục làm nên một mức tăng kỷ lục mới. Trong phiên giao dịch đêm 5/11 tại New York, giá vàng đã đạt mức 434,3 USD/ounce, giá vàng giao ngay đạt mức 432,9 USD/ounce; các hợp đồng giao tháng 12 ký tại sàn giao dịch New York đêm 5/11 đạt xấp xỉ 435 USD/ounce. Đây là những mức giá cao nhất trong hơn 16 năm qua tính từ tháng 7/1988. Có nhiều nguyên nhân làm cho giá vàng thế giới tăng. Nguyên nhân quan trọng là việc ông G.Bush tái đắc cử Tổng thống Mỹ cùng với chính sách kinh tế của G.Bush là “hy sinh mục tiêu chống lạm phát cho mục tiêu tăng trưởng”, khác hẳn với chính sách “hy sinh mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu chống lạm phát” của các đời tổng thống trước. Biểu hiện rõ nhất là lãi suất USD đã liên tục giảm xuống từ 6,7% xuống còn 1%, USD giảm giá so với các đồng tiền chủ yếu trên thế giới. 1 USD đã từng đổi được trên 1,2 EUR, thì nay chỉ đổi được dưới 0,78 EUR; đã từng đổi được 120 JPY nhưng nay cũng chỉ đổi được dưới 107 JPY...và giá vàng thế giới đạt mức giá cao nhất là 454.20 USD/ounce trong năm 2004.
Đầu năm 2005,giá đồng USD tăng lên đã đẩy giá vàng từ mức cao kỷ lục 454.20 USD/ounce tháng 11/2004, xuống còn khoảng 420 USD/ounce.
1..2 Tác động của FED
Dù quyết định tăng/giảm lãi suất của FED với mục đích kích thích hay kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế hay nhằm giải quyết các vấn đề khác thì trong ngắn hạn hay tức thời, quyết định tăng/giảm lãi suất của Mỹ cũng sẽ làm tăng/giảm giá trị của đồng USD do trong
ngắn hạn hay tức thời, giá trị của đồng USD được nâng lên/hạ xuống so với các ngoại tệ khác trong mối tương quan so sánh.
Thời gian GOLD (oz) INT (%)
USDX (%) (%) 1.2006 549.86 4.50 97.01 4.2006 610.65 4.75 97.77 5.2006 676.51 5.00 96.09 7.2006 633.77 5.25 97.31 9.2007 712.56 4.75 90.66 10.2007 754.60 4.75 88.47 11.2007 806.25 4.50 87.16 12.2007 803.20 4.25 87.70 1.2008 889.60 3.50 87.17 2.2008 922.30 3.00 85.91 3.2008 968.43 2.25 84.90 5.2008 968.43 2.00 84.70
Bảng 1: Mối quan hệ vàng – lãi suất USD – USDX
Đồng USD đã liên tục mất giá trong vòng phần lớn thập kỷ qua, và riêng từ đầu năm 2008 cho đến nay đã mất giá 12% so với đồng Yên và 6% so với đồng Euro. Kể từ ngày 19/08/2007, FED đã cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm tất cả 6 lần và lãi suất chiết khẩu 8 lần khi ảnh hưởng của thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn bắt đầu lan rộng ra trên toàn thế giới.
Ngay khi, FED cắt giảm lãi suất thì vàng thế giới từ $1011.25/oz (17-3-2008), mức cao kỷ lục kể từ năm 2000 xuống $1006.75/oz (18-3-2008). Vàng giảm giá hơn 10% trong tuần trước từ mức giá đỉnh cao thiết lập ngày 17/03, sau đó vàng hạ giá trước khả năng đồng USD mạnh hơn khiến nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường hàng hóa.
Tuy nhiên, cũng có thời điểm giá vàng vẫn cao bất chấp sự lên giá của đồng USD. Việc Fred nâng lãi suất đồng USD cũng không hề làm giảm giá vàng. Chẳng hạn như vào ngày 12/05/2006, giá USD trên thị trường tự do vẫn ở mức cao, bán ra 16.400 đồng/USD do FED đã tăng lãi suất USD từ 4,75% lên 5% nhằm kiểm soát lạm phát. Tuy vậy giá vàng vẫn tăng mạnh so với thời điểm trước đó. Nguyên nhân là các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư trên thế giới tăng cường mua vàng vào do lo ngại căng thẳng chính trị ở Trung Đông và do các loại nguyên liệu chính đều tăng giá.
Hiện nay, lãi suất đang ở mức 2% và sẽ còn thay đổi để kích thích tăng trưởng kinh tế cũng như đối phó với tình trạng lạm phát đang tăng cao tại Mỹ . Nhiều dấu hiệu biểu hiện kinh tế Mỹ được công bố vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 cho thấy Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay.
Chỉ tiêu Kỳ này Dự báo Kỳ trước
Chỉ số ISM 48.6 47.5 48.3
Trợ cấp thất nghiệp 407k 366k 366k
Bảng lương Phi nông nghiệp -80K -50 -63
Tỷ lệ thất nghiệp 5.1% 5.0% 4.8%
Cán cân thương mại -62.3B -57.7B -58.2B
Thu nhập bình quân 0.3% 0.3% 0.3%
Niềm tin tiêu dùng 64,5 73,5 75,0
Doanh số bán lẻ -0.60%
Chi tiêu xây dựng -0.3% -1.0% -1.7 %
Bảng 2 Các chỉ số kinh tế Mỹ tháng 3/2008
- Thị trường bất động sản tiếp tục suy thoái, với giá cả giảm sút, với doanh số giảm sút và không biết sẽ ra sao trong năm tới.
- Chỉ số niềm tin của giới tiêu thụ cũng giảm sút (64,5 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2003), và người tiêu thụ cẩn trọng hơn trong chi tiêu.
- Tiền lời của các công ty cũng giảm xuống, khiến cho các việc chi tiêu của công ty và tái đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh bị ngưng trệ,…
- Niềm tin của giới đầu tư nội địa giảm, hay ở mức lình bình, lượng tiền quốc tế đầu tư vào Hoa Kỳ trở thành một dấu hỏi bất định trong năm 2008…
- Lạm phát đang ở mức 4% và thất nghiệp ngày càng gia tăng…
Vào cuối năm nay, nhiệm kỳ của G.Bush chấm dứt và người dân đang trông chờ vị tổng thống mới với những chính sách để cải tạo tình hình ảm đạm của nền kinh tế Mỹ.
Các nước như Canada, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản dường như chịu tác động mạnh nhất từ cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính của Mỹ và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm 2008 là điều khó có thể tránh. Kinh tế khu vực EU có thể sẽ phát triển trong khoảng 1.5-2.5% trong năm 2008 này. Anh cũng đang chịu những tác động trực tiếp từ sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ. Ngành tài chính ngân hàng sẽ còn ảm đạm và khó khăn ở thị trường nhà cửa cũng không nhỏ. Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng của khu vực đồng euro đã tăng mạnh lên mức 3,5% trong tháng 3 này, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 6 năm 1992 đến nay. Giá thực phẩm và năng lượng tăng cao đang góp phần làm tăng lạm phát trong khu vực này, khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tạm hoãn việc cắt giảm lãi suất vì lạm phát leo thang.
Việc ECB duy trì lãi suất Euro ở mức 4% không ngờ lại khiến USD phục hồi, đẩy giá vàng thế giới ngày 10-4 đi xuống. Trong tuyên bố giữ nguyên lãi suất Euro ở mức hiện tại, ECB đã đưa ra những dấu hiệu cho thấy, tăng trưởng kinh tế tại 15 nước sử dụng đồng tiền này (Eurozone) đang chậm lại. Điều
này khiến thị trường tin rằng, sắp tới, ECB sẽ cắt giảm lãi suất Euro, bất chấp lạm phát ở Eurozone đang ở mức cao. Mức lãi suất Euro 4% hiện nay đã được ECB duy trì suốt từ tháng 6 năm ngoái.
Sự yếu kém của đồng USD đã đẩy đồng EUR lên mức cao (tăng 11% trong 6 tháng) đã có lúc 1 Euro đổi được 1,5834 USD, điều này khiến cho hàng hóa của khu vực đồng Euro giảm khả năng cạnh tranh cùng với sự tăng trưởng ì ạch của Mỹ làm cho cầu đối với xuất khẩu của các nước châu Âu giảm mạnh. Doanh số bán lẻ ở châu Âu đã giảm mạnh trong tháng 3 và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng đã giảm mạnh xuống mức kỷ lục.
Tại châu Á, mức độ lạm phát càng trầm trọng hơn.
Nhật Bản, đất nước xưa nay vốn chỉ biết tới giảm phát (giá cả đi xuống) thì tháng 2 vừa qua, lạm phát của Nhật là 1%, cao nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, có nhiều khả năng Nhật Bản sẽ tiếp tục hạ thay vì tăng lãi suất đồng Yên vì lo ngại nền kinh tế trong nước
KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG
KHỦNG HOẢNG LÒNG TIN
Ngày 26-3-2008, người khổng
lồ Bear Stearns đã trở thành nạn nhân mới nhất trong cuộc
khủng hoảng lòng tin tại Phố
Wall. Chỉ cách đấy hơn một
tuần, nhìn từ bền ngoài trụ sở
của Bear Stearns ở Manhattan